“Chưa ai bị phê phán trước Quốc hội như ông Vũ Huy Hoàng”
“Quốc hội vừa qua công khai phê phán ông Vũ Huy Hoàng trước diễn đàn Quốc hội, trước truyền hình trực tiếp. Đi đâu người ta cũng biết ông này vi phạm nghiêm trọng”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp sáng 18/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, từ vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng, tới đây phải có những chế tài với cán bộ sai phạm, dù đương chức hay nghỉ hưu.
“Giờ chưa có chế tài xử lý người nghỉ hưu thì tới đây phải sửa để áp dụng khi có những trường hợp tương tự. Đó là thông điệp của Quốc hội. Quốc hội cũng thông báo công khai trước quốc dân, đồng bào về việc phê phán sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng. Ngoài ra, các hình thức xử lý khác đang giao cho Chính phủ, cơ quan hành pháp nghiên cứu”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Vừa qua, Viện trưởng Viện Lập pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng có thể áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức về “thời hiệu xử lý kỷ luật” để giải quyết việc kỷ luật hành chính cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Tôi cũng có đọc đề xuất phương án của anh Quyền, nhưng Luật Công chức chỉ áp dụng công chức viên chức khi đang đương chức chứ luật này không áp dụng cho người nghỉ hưu nên áp dụng không đúng đối tượng.
Ngoài việc công khai phê phán, tới đây Quốc hội có thêm động thái nào đối với ông Vũ Huy Hoàng hay không?
Video đang HOT
Không! Quốc hội phải đảm bảo tính pháp lý, pháp luật. Với Quốc hội, hình thức phê phán như thế là rất cao. Từ trước đến nay chưa có ai bị phê phán trước Quốc hội như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng. Lâu nay, các đại biểu Quốc hội vi phạm chỉ bãi miễn.
Ông Vũ Huy Hoàng được Quốc hội phê chuẩn, giờ miễn nhiệm rồi. Ông ấy mắc khuyết điểm trong thời gian như thế, Quốc hội vừa qua công khai phê phán trước diễn đàn Quốc hội, trước truyền hình trực tiếp. Đồng bào cả nước theo dõi nên giờ đi đâu người ta cũng biết ông này vi phạm nghiêm trọng”.
Như vậy có phải đã thực hiện xong kết luận của Ban Bí thư về việc xử lý kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương, thưa ông?
Xong thì chưa. Hiện nay, chúng tôi đang giao Chính phủ giải quyết về mặt hành chính.
Vấn đề tương tự vụ việc ông Vũ Huy Hoàng đang xảy ra với nguyên Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trong vụ Formosa. Dù nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói ông sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật nhưng hướng xử lý cũng sẽ khó?
Bây giờ cơ quan chức năng đang kiểm tra, thanh tra chưa có kết luận về việc này nên chúng ta nói bây giờ hơi sớm.
Nhưng nếu không chuẩn bị cơ sở pháp lý thì sẽ khó xử lý thưa ông?
Đương nhiên, qua trường hợp ông Vũ Huy Hoàng, chúng ta thấy rằng cần có những chế tài để xử lý cán bộ vi phạm kể cả đương chức hay nghỉ hưu.
Ở một số nước có nguyên tắc hồi tố. Vậy Quốc hội có tính đến nguyên tắc này trong các luật tới đây để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn xử lý những trường hợp như ông Vũ Huy Hoàng?
Chúng ta không hồi tố. Nhưng nguyên tắc là anh đã vi phạm thì dù đương chức hay đã nghỉ vẫn bị xử lý. Còn nguyên tắc thế nào thì phải nghiên cứu cho đúng quy định pháp luật.
Cảm ơn ông.
Theo Luân Dũng (Tiền Phong)
Chủ tịch nước có thể cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền chiều 17-11 cho biết, ông đã ký văn bản tham mưu cho lãnh đạo Quốc hội về phương án xử lý kỷ luật hành chính với cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Theo đó, phương án khả thi nhất là Chủ tịch nước ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Luật Cán bộ công chức định nghĩa cán bộ là "công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ" trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Chiếu theo khái niệm này thì ông Vũ Huy Hoàng là cán bộ.
Cũng theo luật này, cán bộ vi phạm pháp luật ở mức phải kỷ luật thì sẽ có bốn hình thức từ thấp đến cao: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Trong đó cách chức dành cho chức vụ do bổ nhiệm; bãi nhiệm dành cho chức vụ do bầu hoặc phê chuẩn mà có.
Ông Vũ Huy Hoàng thời còn đương nhiệm. Ảnh: NLĐ
"Ông Hoàng là bộ trưởng - thành viên Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn. Chiếu theo hình thức kỷ luật đảng mà Ban Bí thư đã quyết định là cách chức nguyên bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2016 thì kỷ luật công vụ phải là bãi nhiệm mới tương xứng. Tuy nhiên, ông Hoàng giờ đã không còn chức vụ đó nên tôi cho là vận dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo có thể thực hiện thay" - ông Quyền bình luận.
Cũng theo ông Quyền, nhân sự là thành viên Chính phủ sau khi được Quốc hội phê chuẩn còn phải qua thủ tục Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm.
Vậy nên ngoài hình thức kỷ luật bãi nhiệm phải do Quốc hội họp toàn thể, quyết định thì ở hình thức kỷ luật cảnh cáo, chỉ cần Chủ tịch nước ra quyết định. Điều này là hoàn toàn khả thi.
Vấn đề cuối cùng là thời hiệu xử lý kỷ luật, các hành vi sai phạm mà UBKTTƯ đã chỉ ra dường như đều diễn ra trong khoảng thời gian hai năm trước, tức vẫn còn thời hiệu. Bây giờ Chủ tịch nước phối hợp với Thủ tướng Chính phủ làm các quy trình xử lý kỷ luật cán bộ theo luật định là thi hành kỷ luật được.
Liên quan đến vấn đề pháp lý khá rối rắm này, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 17-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố: "Quốc hội phê phán nghiêm khắc trước Quốc hội và cử tri cả nước đối với ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016".
Nếu không có hình thức kỷ luật hành chính nào được thống nhất thì việc đưa lời phê phán này vào nghị quyết chất vấn của Quốc hội cũng có thể được coi là một "chế tài chính trị" với ông Hoàng, người chỉ bị kết luận là có sai phạm sau khi "hạ cánh".
Theo Nghĩa Nhân (Pháp Luật TPHCM)
Truy trách nhiệm vụ lỗ ngàn tỉ của Xơ sợi Đình Vũ Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học và dự án nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ. Ông Vũ Đình Duy Ngày 14-11, Văn phòng chính phủ có thông báo ý kiến kết luận của...