Chú ý những dấu hiệu gỉ mắt bất thường
Gỉ mắt có thể là bình thường khi mỗi sáng thức dậy. Nhưng nếu gỉ mắt nhiều tới mức bám vào lông mi, cùng các triệu chứng khác, thì có thể là cảnh báo những dấu hiệu bất thường ở mắt cần chú ý.
Hầu hết hiện tượng gỉ mắt là một dấu hiệu cho thấy mắt khỏe mạnh và nó đang được loại bỏ bụi bẩn, dị vật
Gỉ mắt là chất nhầy do mắt tạo ra để làm sạch các chất bẩn và kết lại khi ngủ. Nếu không có nó, mắt có thể bị khô và một chút gỉ mắt vào buổi sáng ngủ dậy chứng tỏ mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến mắt sản xuất chất nhầy nhiều hơn bình thường.
Các loại bệnh gây tình trạng gỉ mắt bất thường cần chú ý
Viêm kết mạc: Có thể có chất gỉ mắt màu xanh, trắng hoặc vàng. Mắt đỏ và cảm giác cộm khó chịu. Điều này có thể do vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng.
Lẹo hoặc chắp: Lẹo hoặc chắp cũng gây ra gỉ mắt bất thường. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt.
Chấn thương mắt: Một thương tích ở mắt, chẳng hạn như một giác mạc bị xước, có thể làm mắt bị sưng và ngứa. Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn có thể khiến mắt tiết nhiều chất nhầy.
Tắc tuyến lệ: Triệu chứng cơ bản của tắc tuyến lệ là tình trạng nước mắt chảy quá nhiều. Ngoài ra, có thể kèm theo một số dấu hiệu sau: Tái phát viêm mắt liên tục; tái phát nhiễm trùng mắt; sưng đau góc bên trong của mắt; gỉ mắt nhiều…
Video đang HOT
Dị vật trong mắt: Dị vật trong mắt gây kích ứng mắt. Nước mắt tiết ra nhiều và có thể nhạy cảm với ánh sáng và sản xuất chất nhầy nhiều hơn.
Gỉ mắt ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có nhiều chất nhầy mắt có thể đang bị nhiễm trùng mắt. Tuy nhiên, nhiều trường hợp là bình thường, có tới 20% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ nhưng tự khỏi trong năm đầu tiên.
Một số biện pháp đề phòng gỉ mắt
Hầu hết hiện tượng gỉ mắt là một dấu hiệu cho thấy mắt khỏe mạnh và nó đang được loại bỏ bụi bẩn, dị vật. Để gỉ mắt không dư thừa quá mức và trở thành nỗi khó chịu hay vấn đề sức khỏe, hãy làm theo các cách sau đây:
Vệ sinh mắt tốt, tẩy trang vào cuối ngày và giữ cho đôi mắt sạch sẽ, lau đôi mắt nhắm kín bằng một chiếc khăn sạch, ấm.
Ở những người bị khô mắt, thuốc nhỏ mắt cũng có thể giúp ích. Thuốc nhỏ mắt với các nhãn hiệu khác nhau có sẵn trên thị trường nhưng để an toàn, tốt nhất hãy tư vấn bác sĩ trước khi mua và sử dụng.
Những người đeo kính áp tròng nên bỏ kính áp tròng khỏi mắt vào ban đêm, khi đi ngủ. Dùng và mua kính áp tròng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa và chú ý sử dụng các giải pháp thích hợp để làm sạch kính.
Nếu sau khi ngủ dậy có gỉ mắt trên lông mi có thể làm sạch bằng nước ấm với khăn sạch trong khoảng 3-5 phút. Nhiều chất nhầy dính trên lông mi vào buổi sáng có thể là do nhiễm trùng và cần đi khám nhãn khoa.
Một số dấu hiệu cho thấy phải đến bác sĩ, đó là: Có sự thay đổi đột ngột trong việc tiết chất nhầy mắt; Mắt bị đau; Mắt đỏ; Chất nhầy tiết nhiều sau khi bị chấn thương ở mắt; Mắt nhạy cảm với ánh sáng; Thay đổi tầm nhìn. Hãy giữ cho đôi mắt của mình khỏe mạnh bằng cách theo dõi thay đổi bất thường của gỉ mắt. Biết được điều gì là bình thường, điều gì bất thường có thể giúp mọi người quyết định khi nào cần gặp bác sĩ mắt.
Theo anninhthudo
Tác dụng phụ nguy hiểm của kính áp tròng
Bên cạnh ưu điểm giúp hạn chế việc đeo kính hay điều chỉnh thị lực, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể đem lại những tác hại nguy hiểm.
Khô mắt
Hầu hết những người đeo kính áp tròng đều gặp phải vấn đề khô mắt. Đeo kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt và giảm lượng oxy đến giác mạc. Điều này khiến bạn bị ngứa hoặc đau nhói, kích thích trên mí mắt hoặc giác mạc và các mô xung quanh.
Trầy xước giác mạc
Sự mài mòn giác mạc xảy ra khi kính áp tròng làm trầy xước giác mạc, nếu chúng không được sử dụng đúng cách hoặc khi để mắt quá khô. Ngoài ra, việc ngủ với kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc. Các áp tròng tồn đọng rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn qua một ngày dài và khi nó cọ xát vào giác mạc, bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt .
Cản trở oxy đến giác mạc
Không có đủ oxy, quá trình trao đổi chất của giác mạc bị căng thẳng và axit lactic tích tụ tạo ra tải thẩm thấu, hút nước vào giác mạc nhanh hơn mức có thể được loại bỏ, dẫn đến sưng giác mạc hoặc bị phù. Lượng oxy có sẵn dưới áp tròng thay đổi tùy theo chất liệu và độ dày của kính áp tròng.
Loét giác mạc
Một tác dụng phụ khác của kính áp tròng là loét giác mạc, xảy ra khi ô nhiễm vi khuẩn phát triển ở bề mặt lắng đọng trên kính áp tròng mềm và có thể nhân lên nhanh chóng ở đó. Điều này tạo ra một màng sinh học vi khuẩn cung cấp các tác nhân truyền nhiễm cho giác mạc.
Mắt đỏ
Mắt đỏ xảy ra khi bạn đeo kính áp tròng trong nhiều giờ, đặc biệt là suốt đêm. Việc này tạo môi trường ẩm ướt cho các vi sinh vật sinh sản. Các nguyên nhân khác của mắt đỏ bao gồm tròng kính bị biến dạng, cặn thấu kính dẫn đến kích ứng hoặc thấu kính kém.
Viêm giác mạc bề mặt
Viêm giác mạc bề mặt là sự kích thích của lớp ngoài cùng giác mạc, nguyên nhân do các giải pháp chăm sóc kính áp tròng, dị ứng, nhiễm trùng và kích ứng cơ học.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc nhú khổng lồ là biến chứng phát sinh ở những người đeo kính áp tròng mềm, đặc biệt là những người đeo chúng trong thời gian dài. Các triệu chứng là tăng sản xuất chất nhầy và gây mờ mắt nhẹ.
Theo Boldsky/VTC
4 dấu hiệu thầm lặng của nhiễm trùng mắt nguy hiểm Đau, đỏ và ngứa mắt là những dấu hiệu điển hình của các bệnh nhiễm trùng mắt. Nhưng không phải lúc nào những triệu chứng này cũng đáng lo. Nó có thể chỉ là kích ứng tạm thời nhưng cũng có thể là bệnh nghiêm trọng. Shutterstock Viêm kết mạc, hay đau mắt đỏ, là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ...