Chú ý: Có 5 bệnh sau KHÔNG ĐƯỢC uống sữa bò
Tôi rất thích uống sữa bò nhưng mỗi khi uống lại bị đau bụng và đi ngoài. Hiện tượng đó nguyên nhân do đâu? Xin quý báo tư vấn giúp. (Cao Thị Loan, tỉnh Bạc Liêu)
Sữa bò là loại đồ uống rất giàu dinh dưỡng, uống sữa bò là cách bồi bổ sức khỏe rất tiện lợi, đơn giản. Tuy nhiên, chất protein trong sữa bò làm một số người bị dị ứng và khó tiêu hóa . Như trường hợp của bạn, mỗi khi uống sữa bò lại bị đau bụng và đi ngoài, đó là do bị rối loạn tiêu hóa hoặc có thể do cơ thể thiếu chất xúc tác dung môi trong đường sữa nên khi uống sữa bò không tiêu hóa hấp thu được đường sữa, dẫn đến bị chướng bụng với mức độ khác nhau, hoặc bị đau bụng và đi ngoài. Ngoài ra những người dưới đây không nên uống sữa bò:
Người bị dị ứng sữa bò: Có những người sau khi uống sữa, xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài hoặc bị viêm mũi, suyễn.
Người đã cắt dạ dày: Do sữa bò không lưu lại trong dạ dày được lâu, mà rất nhanh chóng đi vào đường ruột nên rất khó tiêu hóa và hấp thu.
Người mắc bệnh viêm thực quản, viêm túi mật, viêm tuyến tụy: Trong sữa bò chứa nhiều chất mỡ, có thể giảm thấp chức năng co giãn đoạn dưới thực quản, dẫn đến hiện tượng ợ chua, cho nên bệnh nhân viêm thực quản không nên uống sữa bò. Người bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy uống sữa bó có bơ sẽ làm túi mật và tuyến tụy làm việc nhiều lên, khiến bệnh nặng thêm.
Người thiếu máu do thiếu chất sắt: Những người sau khi dùng thuốc có chất sắt không nên uống sữa, vì kali và chất phốt pho trong sữa cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể càng làm bệnh thiếu máu thêm nặng.
Người làm việc tiếp xúc với chất chì: Chất đường sữa trong sữa bò có thể xúc tiến sự hấp thu và tích trữ chì trong cơ thể.
Video đang HOT
Trí Thức Trẻ
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu chất sắt
Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật.
Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt
Phụ nữ mang thai thiếu máu có nguy cơ cao sinh non, sinh con nhẹ cân.
Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt thường gây váng đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ, thở hổn hển, khó thở khi gắng sức, da xanh xao, miễn dịch kém... Phụ nữ mang thai thiếu sắt dễ bị nhiễm độc thai nghén, thai nhi phát triển không tốt, có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và dễ bị chảy máu, thiếu máu sau sinh. Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, hay quấy khóc đêm, hệ miễn dịch suy yếu, hay ốm vặt, kém hoạt bát.
Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn.
Các biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt
Có nhiều cách để bổ sung sắt như: Lựa chọn những thực phẩm tươi có nhiều chất sắt cho bữa ăn hàng ngày như huyết bò, huyết heo, gan heo, hải sâm, nấm mèo, nấm hương khô, đậu nành, cần tây, rau dền đỏ; Bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt như viên sắt uống, dung dịch sắt uống...
Tuy nhiên, bổ sung sắt thông qua việc ăn uống thời gian hấp thụ lâu hơn nên với những đối tượng có nhu cầu sắt cao như trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh sau phẫu thuật... phải bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt mới đáp ứng nhanh nhu cầu sắt của cơ thể. Nhưng chế phẩm sắt nào tiện dụng, đáp ứng tốt nhu cầu của cơ thể và không gây ra các tác dụng phụ là điều mà chúng ta cần phải lưu tâm.
Trong bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế 1996), chất sắt cần thiết tùy theo lứa tuổi và giới tính như sau:
Trẻ nhỏ: 1 tuổi: 10 mg; Từ 1-3 tuổi là 7 mg; Từ 4-6 tuổi: 6 mg; Từ 7-9 tuổi: 12 mg.
Thiếu niên: Từ 10-12 tuổi: 12 mg; Từ 13-15 tuổi: 18 mg; Từ 16-18 tuổi: 11 mg.
Người trưởng thành: 11 mg cho nam giới; Nữ giới từ 18-60: 24 mg;>60 tuổi: 9 mg. Riêng phụ nữ có thai (trong 6 tháng cuối): 30 mg; Phụ nữ cho con bú: 24 mg.
Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm ống uống FOGYMA với thành phần Sắt hydroxyd polymaltose, không có vị tanh khó uống như các dạng sắt khác.
Sắt hydroxyde polymaltose có trong FOGYMA không gây táo bón, không kích ứng dạ dày, vị ngọt thơm, khả năng hấp thu nhanh, khắc phục được tác dụng phụ của các dạng sắt thông thường.
Dạng đóng gói của FOGYMA cũng rất ưu việt và thuận tiện khi sử dụng. Mỗi ống uống FOGYMA đã được phân liều sẵn gồm 10 ml dung dịch (tương đương với liều dùng ở trẻ em là 1 ống/ ngày và 2 ống / ngày cho người lớn). Fogyma dạng ống nhựa bẻ nắp rất an toàn, dùng trong một lần, sử dụng ngay không cần qua các bước trung gian, không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và vi khuẩn sau khi dùng.
FOGYMA là sản phẩm hữu hiệu giúp bổ sung sắt và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm VNP.
Tổng đài tư vấn: 1900545518. Hoặc bộ phận hỗ trợ trực tuyến: http://bacsytructuyen.com
Theo ĐSPL
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt Theo số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ, khoảng 9% phụ nữ bị thiếu sắt, và con số này thậm chí còn cao hơn ở các vận động viên nữ. Mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt - Ảnh: Shutterstock Theo các chuyên gia, khi thiếu sắt, cơ thể...