Chủ xe container gây tai nạn chết 5 người ở Tây Ninh bị phạt thêm nhiều lỗi
Sở GTVT quyết định xử phạt thêm nhiều lỗi với chủ xe container gây tai nạn khiến 5 người tử vong ở Tây Ninh.
Chiếc xe container mất lái gây tại nạn trước cổng chào Tây Ninh khiến 5 người tử vong
Ngày 31/7, Sở GTVT TP.HCM cho biết, vừa hoàn thành công tác thanh tra các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container đối với công ty vận tải Cường Hưng Thịnh. Đây là doanh nghiệp có xe container gây tai nạn tại cổng chào Tây Ninh vào rạng sáng 14/6 khiến 5 người tử vong tại chỗ.
Kết quả thanh tra cho thấy doanh nghiệp này còn nhiều tồn tại. Cụ thể, sử dụng người được giao trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải không đáp ứng các điều kiện được quy định (chưa được tập huấn điều hành vận tải). Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe.
Không duy trì hoạt động nghiệp vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định. Không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị. Sử dụng lái xe để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải nhưng không có hợp đồng lao động. Với mỗi lỗi vi phạm, doanh nghiệp phải chịu mức phạt từ 2 đến 6 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải từ 1 đến 3 tháng.
Video đang HOT
Trước đó vào khoảng 6h sáng 14/6, chiếc xe đầu kéo mang biển số 51C-947.80 kéo theo sơmi rơmoóc biển số 51R-323.49 lưu thông trên QL22 từ TP.HCM lên Tây Ninh, khi đến đoạn gần cổng chào Tây Ninh, chiếc xe mất lái lao sang chiều ngược lại đâm vào xe ô tô 5 chỗ biển số 51F-370.00. Hậu quả, vụ tai nạn khiến 5 người trên xe ô tô con tử vong tại chỗ.
Phan Tư
Theo Baogiaothong
TP.HCM sẽ phát triển phà biển để giảm kẹt xe đường bộ
Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu.
Trước thực trạng nhiều tuyến đường kết nối TP.HCM - Vũng Tàu thường xuyên rơi vào tình trạng kẹt xe, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ đi Vũng Tàu nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ và phát triển giao thông đường thủy.
Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện Sở cùng UBND huyện Cần Giờ và Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mới chỉ tiến hành khảo sát. Sau khi được UBND TP.HCM cho phép, Sở sẽ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có năng lực và đưa vào khai thác trong năm 2019.
Theo Sở GTVT, doanh nghiệp có thể khai thác tuyến phà biển cần phải đáp ứng một số tiêu chí: Hoạt động ổn định, tuyệt đối an toàn cho hành khách, hàng hóa; có năng lực về tài chính; phương tiện vận tải phải đáp ứng được nhu cầu chở người, xe máy, ô tô...
Ông Trần Song Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP, một đơn vị có kinh nghiệm khai thác tàu cao tốc, cho biết việc phát triển giao thông đường thủy là một xu thế tất yếu bởi các tuyến đường kết nối về khu vực Nam bộ và ĐBSCL đã kẹt cứng. Nếu có thể, Nhà nước nên khai thác tiềm năng vốn có của các tuyến đường thủy như Cần Thơ, Long An, Tiền Giang kết nối với Vũng Tàu thì sẽ giảm kẹt xe và giảm phương tiện đi qua các tuyến quốc lộ.
Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách bằng phà biển tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo ông Hải, việc phát triển phà biển từ Long An đi Vũng Tàu sẽ rất thuận lợi, không chỉ rút ngắn thời gian mà còn tận hưởng được không khí trong lành trên sông, biển.
Khi PV đề cập đến phương án xây dựng phà biển từ trung tâm TP.HCM đi Vũng Tàu, ông Hải cho rằng không nên xây dựng tuyến này, vì hiện nay đã có tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu nên việc khai thác sẽ không mang lại hiệu quả.
"Chủ đầu tư nên cân nhắc khi đầu tư tuyến phà biển từ trung tâm TP.HCM - Vũng Tàu hay Cần Giờ - Vũng Tàu bởi thời gian di chuyển của phà khá chậm, trong khi chi phí đầu tư lớn, hơn 40 tỉ đồng" - ông Hải lưu ý.
Tương tự, ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 TP.HCM), cho rằng: Việc phát triển phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu sẽ tạo nên hướng mở về giao thông, sẽ không còn kẹt xe và kích thích phát triển đô thị ở Cần Giờ. Khi tuyến phà biển đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông, phát triển du lịch Vũng Tàu mà còn "thức dậy" du lịch Cần Giờ vốn đang "ngủ quên".
Theo ông Toản, trước mắt, nếu cầu kết nối đường bộ giữa Cần Giờ và Vũng Tàu chưa triển khai được thì phà biển được coi là bài toán tốt nhất để đảm bảo nhu cầu kết nối giữa hai địa phương này.
Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy, Sở GTVT TP.HCM, cho hay: Nếu đi phà biển từ bến phà Cần Giuộc (Long An) tới Vũng Tàu chỉ mất khoảng hai tiếng. Cạnh đó, đi bằng phà biển sẽ không còn kẹt xe, mà khi tuyến đường thủy đi qua rừng sác, hành khách còn được ngắm cảnh quan trên sông và tận hưởng không khí trong lành.
Theo ông Sơn, trước mắt có thể sử dụng bến Tắc Xuất ở huyện Cần Giờ có sẵn để khai thác ngay. Sau khi thí điểm, nếu hiệu quả sẽ xem xét quy hoạch thêm vị trí phù hợp. Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly vận chuyển khoảng 15 km, di chuyển khoảng 30 phút, có thể vận chuyển hành khách, xe máy, ô tô, xe tải và hàng hóa. Dự kiến phà biển sẽ có tải trọng hơn 103 tấn, chứa khoảng 350 hành khách, 150 xe máy, 20 xe bốn chỗ/bảy chỗ...
ĐÀO TRANG
Theo PLO
34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM: Nhiều lo ngại PGS.TS Nguyễn Lê Ninh cho rằng, đề xuất này chỉ là bình mới rượu cũ, mục đích sau cùng là thu phí nộp ngân sách. Không tán thành đề xuất xây 34 cổng thu phí ô tô vào khu vực trung tâm TP.HCM của Sở GTVT TP, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học-Kỹ thuật-Môi trường (Ủy ban...