Chu Vĩnh Khang ‘vui vẻ’ với trên 400 phụ nữ do thuộc cấp dâng tặng
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, đang bị điều tra tham nhũng, được cho là có đến 6 căn nhà riêng để “vui vẻ” với trên 400 phụ nữ vốn là quà tặng hối lộ của các quan chức khác.
Tân Hoa xã vào cuối ngày 29.7 công bố thông tin ông Chu Vĩnh Khang đã bị chính phủ điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng”, một thuật ngữ truyền thông Trung Quốc dùng để chỉ tham nhũng.
Ngay sau đó, các tin đồn xuất hiện cho rằng ông Chu còn có ý định ám sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tờ China Times, báo mẹ của trang tin Want China Times (Đài Loan), ngày 31.7 dẫn lời các điều tra viên cho rằng ông Chu có ít nhất 6 căn nhà riêng để “vui vẻ với phụ nữ” ở thủ đô Bắc Kinh.
Ông Chu (71 tuổi) còn được cho là đã quan hệ tình dục với xướng ngôn viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) Ye Yingchun trong xe hơi vào ngày 29.11.2013, theo China Times.
Tờ báo này cho rằng ông Chu bắt đầu có “bồ nhí” kể từ năm 1999, khi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên.
Các quan chức, thuộc cấp hoặc cấp dưới thường xuyên dâng tặng phụ nữ cho ông Chu như quà hối lộ, nhờ ông dùng quyền lực để nâng đỡ họ.
Bà Jia Xiaoye, cựu xướng ngôn viên CCTV (vợ thứ hai của ông Chu), cũng được cho là “một món quà” mà phó chủ tịch CCTV tặng cho ông Chu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Jia (43 tuổi) bác bỏ thông tin này, cho rằng bà quen biết ông Chu thông qua các cuộc phỏng vấn.
Trong giai đoạn 2007-2012, ông Chu, từng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp trung ương, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều phụ nữ khác nhau. Cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân bị đồn là các tay “ma cô dẫn gái” cho ông Chu.
Ông Chu còn bị nghi là tham gia vào các hoạt động “đổi vợ” với các đồng nghiệp hoặc cấp dưới và quan hệ tình ái với bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai.
Bà Cốc Khai Lai bị kết án tử hình vào năm 2012 về tội ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, Thế nhưng, bản án được hoãn thi hành trong 2 năm nên được gọi là tử hình treo và có thể được giảm án. Ông Bạc vào năm 2012 cũng lãnh án chung thân vì tội tham nhũng.
Theo Thanh Niên
"Tập Cận Bình muốn trở thành vĩ nhân Trung Quốc bằng chống tham nhũng"
Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 31/7 đưa tin, một trong những mong muốn mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là có thể để lại di sản tương đương với Đặng Tiểu Bình thông qua chiến dịch truy quét tham nhũng.
Ông Bình sẽ sử dụng các cuộc thập tự chính chống tham nhũng để quét sạch sự chống đối với chương trình cải cách đầy tham vọng của mình. Các nhóm lợi ích cố hữu ở Trung Quốc đã trở nên quá mạnh mẽ và không muốn thay đổi.
Giới phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam, Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự, có thể khiến Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới của cải cách và tăng trưởng.
Tập Cận Bình xem điều này như một nhiệm vụ và sứ mệnh để làm hồi sinh vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đang bị ảnh hưởng vì tham nhũng lan tràn và tệ quan liêu.
"Tập Cận Bình được truyền cảm hứng để khẳng định vị trí của mình trong lịch sử như một vĩ nhân Trung Quốc. Để đạt điều này, ông phải củng cố quyền lực và làm suy yếu các lực lượng chống đối cải cách. Ông ấy có thể thực hiện điều này dễ dàng ngồi trong tháp ngà toàn thời gian mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào lớn, giống như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào", một nhân vật "con ông cháu cha" giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam.
"Nhưng ông đã lựa chọn một con đường khó khăn hơn vì ý thức mạnh mẽ đến trách nhiệm của mình như con trai của 1 gia đình giàu truyền thống cách mạng", nguồn tin nói. Cha ông, Tập Trọng Huân qua đời năm 2002 và từng là 1 trong 8 nhà lãnh đạo tiên phong trong chiến dịch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình.
Trong khi cả 2 người tiền nhiệm của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều đã phát động chiến dịch chống tham nhũng trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, nhưng hành động mạnh mẽ như Tập Cận Bình là chưa từng có.
20 tháng đầu tiên lên cầm quyền, chiến dịch chống tham nhũng của ông Bình đã hạ bệ ít nhất 36 quan chức cấp Thứ trưởng trở lên, so với 7 quan chức ngã ngựa trong 3 năm đầu tiên của Hồ Cẩm Đào.
"Đây là một cuộc thanh trừng trong đảng nhằm vào những bè phái được xem như đang làm suy yếu tính hợp pháp của đảng cũng như làm tổn hại đến hình ảnh và sự ổn định của nó", Kerry Brown, một giáo sư về chính trị Trung Quốc từ đại học Sydney bình luận.
Thông tin Trung Quốc điều tra "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" với ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đã tràn ngập các báo mấy ngày qua.
"Không phải quá nhiều của cải vật chất, mà áp đặt nhiều hơn một hình ảnh đạo đức mới và tính hợp pháp cho mọi nhà lãnh đạo trong đảng. Điều này cơ bản hơn nhiều", Brown bình luận. Nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định sử dụng chiến dịch truy quét tham nhũng để phá vỡ các trung tâm phản kháng với đề án cải cách toàn diện của Tập Cận Bình.
Rõ ràng Tập Cận Bình đã nhìn thấy tham nhũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng thấy chống tham nhũng là cách tốt nhất để gây dựng danh tiếng cho mình. Dali Yang, một giáo sư khoa học chính trị đại học Chicago bình luận. Điều này chắc chắn có thể giúp Tập Cận BÌnh cài thêm nhiều người vào bộ máy lãnh đạo theo ý muốn của mình.
Bưu điện Hoa Nam cho hay, Tập Cận Bình đã âm thầm cài nhiều "con ông cháu cha" là đồng minh thân cận của mình vào các vị trí lãnh đạo quan trọng kể từ khi nhậm chức, trong đó có thể kể tới Trần Chi Nhai, con trai trướng Trần Canh đã được bổ nhiệm vị trí Phó chỉ huy trưởng lực lượng tình báo quân sự Trung Quốc hồi năm ngoái.
"Tập Cận Bình tin tưởng vào các hạt giống đỏ (tức con cháu các vị lãnh đạo cao cấp thời kỳ đầu) vì ông tin rằng chúng tôi sẽ chia sẻ những ý tưởng cơ bản, tương tự, đó là biết trân quý đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập bởi cha ông chúng tôi, và các quan chức không thích những người vô kỷ luật", một nguồn tin trong giới vương hầu Trung Quốc cho biết.
Để đối phó với những lời chỉ trích, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm tra kỷ luật ở Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa bàn ông từng nắm quyền trước đây nhằm chứng minh rằng Tập Cận Bình sẵn sàng giải quyết bất cứ ai tham nhũng, vi phạm kỷ luật, dù họ có là bạn bè của ông hay không.
Steve Tsang, Phó Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại đại học Nottingham từ Anh cho biết, rõ ràng Tập Cận Bình muốn cả 2, đó là sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để cài người của mình vào bộ máy lãnh đạo cùng với tăng cường kiểm soát nội bộ, hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên kết quả của chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc vẫn chưa có gì chắc chắn. Jonathan Holsag, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels cho biết. "Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, ông sẽ là người thu hút sự giận giữ nhất từ công chúng, nó đồng thời cũng tạo ra sức phản kháng từ trong hệ thống, đặc biệt kể từ khi ông hạ bệ người bảo trợ của các quan chức cấp cao khác."
Theo Giáo Dục
Ông Tập Cận Bình săn hết 'hổ' để bắt 'rồng' dưới 'sông'? Sau khi lên làm Chủ tịch Trung Quốc và thâu tóm quyền lực, ông Tập Cận Bình liên tục phát động chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi". Những con hổ mà ông đánh gần đây là Từ Tài Hậu rồi Chu Vĩnh Khang đều được biết đến như những người thân cận của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Cựu...