Chu Vĩnh Khang bị tố gây ra nạn tham nhũng ở Tứ Xuyên
Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị cho là tạo nên “môi trường xấu”, gây nên hàng loạt vụ tham nhũng ở Tứ Xuyên.
Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc gây nên môi trường xấu cho tham nhũng ở Tứ Xuyên. Ảnh: Reuters
South China Morning Post dẫn lời ông Wang Dongming, Bí thư của tỉnh Tứ Xuyên, hôm qua cho rằng sự dính líu lâu dài của ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, người đang chờ ngày xét xử do cáo buộc nhận hối lộ, đã gây nên nạn tham nhũng ở tỉnh này.
“Sự can thiệp của ông Chu có tác động tồi tệ đến môi trường chính trị của Tứ Xuyên”, ông Wang nói. Điều này khiến Tứ Xuyên trở thành một “trường hợp đặc biệt” trong chiến dịch chống tham nhũng trên khắp Trung Quốc.
Tứ Xuyên, Giang Tây và Sơn Tây là các tỉnh bị ảnh hưởng mạnh nhất trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cuối năm 2012.
Theo ông Wang, trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, các quan chức Tứ Xuyên cố gắng tiếp cận các quan chức cấp cao nhằm tìm kiếm các “cơ hội mới”. Ông Wang cho rằng chiến dịch chống tham nhũng ở Tứ Xuyên là cuộc chiến khó khăn, lâu dài nhưng đã có những cải thiện rõ rệt.
Video đang HOT
Từ năm 2012, Trung Quốc trừng phạt gần 28.000 quan chức, gồm các cán bộ của 60 thành phố và cấp cục, vụ, hơn 24.000 trường hợp vi phạm nguyên tắc của đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra.
“Những con số này cho thấy quyết tâm của chúng ta, chúng cũng cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng trong các đảng viên”, ông Wang nói.
Ông Chu Vĩnh Khang là bí thư của Tứ Xuyên từ năm 1999 đến 2002, trước khi được thăng chức lên ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Ông ta được cho là phát huy ảnh hưởng của mình trong suốt thập kỷ sau đó. Con trai ông Chu là Chu Bân, tham gia một số dự án kinh doanh ở Tứ Xuyên và có sự cộng tác với các quan chức địa phương.
Việc điều tra ông Chu khiến một số cán bộ cấp cao của Tứ Xuyên và các tỉnh khác liên đới. Đó là Lý Sùng Hy, cựu chủ tịch Ủy ban Chính hiệp Tứ Xuyên, Quách Vĩnh Tường, cựu Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, cựu bí thư Thành Đô Lý Xuân Thành và cựu phó chủ tịch Hải Nam Đàm Lực.
Ông Chu chính thức bị điều tra tháng 7 năm ngoái. Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm 7/1 công bố chuyển vụ án Chu Vĩnh Khang và 29 quan chức cấp cao khác sang cơ quan công tố, chuẩn bị xét xử.
Khánh Lynh
Theo VNE
Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai "kết bè kéo cánh"
Truyền thông Trung Quốc lần đầu công khai nói rằng cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang đã "kết bè kéo cánh" với nhau. Hai "hổ lớn đã sa lưới" từng muốn "điều chỉnh" chính sách mở cửa kinh tế của lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai (phải) từ lâu đã là đồng minh của nhau. (Ảnh: Getty Image)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng số ra ngày 15/1 trích dẫn một bài báo trên tuần báo Phoenix cho hay 2 nhân vật này đã "kết bè kéo cánh" và quyết tâm sẽ "chơi một canh bạc lớn". Đây là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc công khai cáo buộc hai quan chức "vang bóng một thời" đã liên kết với nhau, dù từ lâu họ đã được xem là các đồng minh thân thiết.
Theo tuần báo Phoenix, họ Chu và họ Bạc từng bí mật họp mặt và cùng thống nhất sẽ "điều chỉnh" chính sách cải cách và mở cửa kinh tế do phó cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đề xướng trong những năm 1970.
Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua. Năm 2013, Bộ Chính trị nước này từng khẳng định rằng đường lối của ông Đặng "cần phải được tiếp tục và không bao giờ dừng lại".
Theo Phoenix, Chu Vĩnh Khang hồi năm 2012 đã báo động cho Bạc Hy Lai về việc giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, "cánh tay phải" của Bạc, đang tị nạn ở lãnh sứ quán Mỹ tại Thành Đô. Tuy nhiên, sau đó, những "bê bối động trời" của ông Bạc vẫn bị vỡ lở.
Chu Vĩnh Khang hiện là thành viên cấp cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra, kể từ sau khi "Bè lũ bốn tên", trong đó có vợ của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, bị xét xử năm 1980. Bộ Chính trị Trung Quốc tháng 12 năm ngoái đã quyết định khai trừ đảng đối với cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Ông Chu bị cáo buộc nhiều tội, từ nhận hối lộ tới rò rỉ bí mật quốc gia.
Ông Chu từng là người đứng đầu tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong thập niên 1990 và giữ chức Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên năm 1999-2002. Sau đó, ông đảm nhận vị trí Bộ trưởng Công an trước khi được bầu vào Bộ Chính trị. Ông đã về hưu trong một cuộc chuyển giao quyền lực năm 2012.
Trong khi đó, cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai từng được mệnh danh là "người hùng" của thành phố Đại Liên, một "ngôi sao sáng" trên bầu trời chính trị Trung Quốc. Cha Bạc Hy Lai là một trong "bát đại nguyên lão" của giai đoạn cải cách kinh tế Trung Quốc và từng nắm giữ chức vụ Phó thủ tướng dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Tuy nhiên, tháng 9/2013, chính trị gia họ Bạc đã chính thức trở thành một "thế tử ngã ngựa" vì các tội danh nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền, đồng thời ông còn dính líu đến vụ án giết người của vợ. Ông Bạc đã tạo ra một trong những bê bối chính trị "động trời" nhất ở Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua.
Đầu tháng này, trong một bài viết được đăng tải trên một trang tin trực thuộc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã nêu tên một số quan chức cấp cao đã "ngã ngựa" là có dính líu tới cái gọi là "Nhóm Sơn Tây", "Nhóm Bí thư" và "Nhóm dầu khí"- nhóm do Chu Vĩnh Khang đứng đầu.
Bộ chính trị Trung Quốc đã khẳng định sẽ không dung thứ cho các quan chức lập ra các nhóm chính trị vì mục đích kinh doanh cá nhân. Hiện chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với mục tiêu bài trừ tham quan, từ "hạng ruồi" cho tới "những con hổ" quyền lực vẫn được thực hiện rất tích cực.
Thoa Phạm
Theo SCMP
Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào Chu Vĩnh Khang đã xây dựng đế chế thông qua việc cài cắm thân tín vào lĩnh vực mình từng phụ trách, và liên minh với cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Năm 1985, Chu Vĩnh Khang được điều động từ Cục Khảo sát dầu khí Liêu Hà lên Bắc Kinh, đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng Dầu khí, phụ...