Chu Vĩnh Khang bị giam ở đâu?
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra nội bộ, có thể bị giam giữ ở “nhà tù số 1 Trung Quốc”, tức nhà tù Tần Thành ở Bắc Kinh, theo hãng tin Bloomberg. Và ông thuộc diện “song quy”.
Lãnh đạo trại tạm giam số 1 chuẩn bị một ngày đón các nhà báo tham quan
“Song quy” (shuangui) là một hình thức tạm giam và lấy cung đối với cán bộ công chức bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền lực cùng các tội vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trước khi bắt đầu bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Nghi phạm bị tạm giam suốt nhiều tháng và không được hưởng những quyền lợi pháp lý dành cho công dân TQ.
Trên lý thuyết, điều tra viên của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI, thuộc đảng Cộng sản TQ) có thời hạn 6 tháng để hoàn tất cuộc lấy cung vốn có thể diễn ra ở khách sạn hoặc nhà trọ, theo một cuốn sách về hệ thống nhà tù TQ của chuyên viên pháp lý Flora Sapio.
Sách này in năm 2010, nêu nghi phạm bị canh gác kỹ ngay cả khi họ cần đi vệ sinh, và họ thường bị đánh đập, bị thiếu ngủ. Vì nghi can và cán bộ điều tra đều là đảng viên và cần giữ kỷ luật đảng, cuộc hỏi cung này thường tiến hành lặng lẽ, không công bố toàn bộ chi tiết.
Khi kết thúc điều tra, đôi khi điều tra viên giao nghi phạm cùng vài chứng cứ chọn lọc cho viện kiểm sát để lập thủ tục truy tố. Hàng năm, không hề có số liệu về số người bị điều tra bằng hình thức “song quy”.
Giới truyền thông nhà nước TQ trong nhiều tháng gần đây đã đề cập nhiều cán bộ bị chết khi bị tạm giam, gồm một số cán bộ được cho là đã nhảy ra khỏi cửa sổ để tự tìm đến cái chết. Trong vụ xét xử Bạc Hy Lai (cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh) phạm tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, Bạc đã nói trước tòa rằng lời khai của ông ta là “không phải tự nguyện”, mà là bị các điều tra viên ép cung.
Bạc không nói ông ta bị tra tấn trong biên bản tường thuật vụ án được đưa lên mạng internet, nhưng biên bản này đã được kiểm duyệt. Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị tội nhận hối lộ và lạm quyền cũng từng chịu hình thức tạm giam để điều tra này.
Song quy đã bị nhiều người chỉ trích là “ngoài vòng pháp luật” vì nhiều trường hợp người bị bắt giam đã bị tra tấn dã man và bị ép phải nhận tội.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người bảo vệ song quy nói cán bộ điều tra cần có quyền không hạn chế để phòng chống việc cán bộ bị nghi sai phạm sử dụng tầm ảnh hưởng để ngăn chặn cuộc điều tra. Người bảo vệ nói cần phải biệt giam các nghi phạm để họ không thể tiếp xúc với người có thể liên quan, hoặc với công an, chánh án mà các nghi phạm này có thể gây ảnh hưởng.
Nhà tù Tần Thành nằm dưới núi Yên Sơn (phía bắc thủ đô Bắc Kinh), có lối vào như một ngôi chùa, theo Bloomberg. Đây là nơi cải tạo của nhiều cán bộ đảng viên tham nhũng, biến chất. “Chiến hữu” Bạc của Chu cũng bị giam ở nhà tù này, nhưng không thể rõ họ có “tái ngộ” ?
Chu Vĩnh Khang từng đi thị sát nhà tù Tần Thành
Nhà tù Tần Thành xây năm 1958, ban đầu để giam các tù nhân Quốc dân đảng. Trại tạm giam số 1 này cũng là nơi từng giam bà Giang Thanh – vợ góa cố lãnh đạo Mao Trạch Đông – suốt 3 năm, đến năm 1981 mới đưa bà ra tòa xét xử, trong nhóm “bè lũ 4 tên” gây ra các tội ác trong cuộc Cách mạng văn hóa. Đây cũng là nơi giam giữ cựu chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ.
Nhà tù Tần Thành được tiếng đối xử tử tế với tù nhân hơn so với các nhà tù khác. Chuyện kể rằng tại nhà tù này, bà Giang Thanh được nhận khẩu phần ăn trị giá 1,5 Nhân dân tệ/ngày, gồm cá, thịt và sữa. Khẩu phần này có giá trị gấp 2, 3 lần so với mức sống của dân thường TQ.
Trong cuốn sách biên khảo về Giang Thanh của nhà sử gọc Úc Ross Terrill, thuật lời kể của bà Giang Thanh khi bị giam: “Tôi ăn được, ngủ được”.
Trong nhà tù này, mỗi phòng giam có diện tích 20 mét vuông, có bàn ghế, nhà vệ sinh riêng và có cả máy giặt.
Với lịch sử giam giữ các tù nhân chính trị, nhà tù này do Bộ Công an TQ quản lý, thay vì Bộ Tư pháp. Trước Chu và Bạc, các “quan tham” bị nhốt ở đây là Trần Hy Đồng (cựu chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh) lãnh án 16 năm tù dưới thời chủ tịch Giang Trạch Dân, và Trần Lương Vũ (cựu bí thư Thượng Hải) bị kết án 18 năm tù thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Một phòng hỏi cung
Theo Một Thế Giới
Báo Đài Loan: Chu Vĩnh Khang từng cố ám sát Tập Cận Bình
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quôc Chu Vĩnh Khang bị cho là đã cố ám sát Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất 2 lần, tờ China Times (Đài Loan) cho biết trong bài tổng hợp các tin đồn xoay quanh nhân vật đình đám này hôm 30.7.
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quôc Chu Vĩnh Khang (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình, lúc còn là phó chủ tịch, tại kỳ họp Đại biểu Hội đồng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 3.2012 - Ảnh: Tân Hoa xã
Theo thông tin chính thức từ Tân Hoa xã vào cuối ngày 29.7, ông Chu, 71 tuổi, đã bị chính phủ điều tra vì "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng".
Theo các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người từng là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang và hiện đang thụ án tù chung thân vì tội tham nhũng, ông Chu đã biết mình sắp "gặp hạn" khi Bạc Hy Lai bị khai trừ khỏi đảng vào ngày 15.3.2012, theo China Times.
Vào hôm 19.3.2013, có nhiều trang mạng Trung Quôc đưa tin cho biết đã có nổ súng ở trung tâm Bắc Kinh và điều này được cho là có liên quan đến Chu Vĩnh Khang, các nguồn tin của China Times cho hay.
Sự việc được cho là đã xảy ra sau khi tỉ phú Từ Minh, chủ tịch tập đoàn cung cấp vật liệu xây dựng Thực Đức Đại Liên và là doanh nhân hỗ trợ tài chính cho ông Bạc, bị cơ quan điều tra tham nhũng bắt giữ.
Chu Vĩnh Khang khi đó lo sợ rằng Từ sẽ khai ra những việc làm sai trái của Bạc Hy Lai (được cho là đã ngầm ra lệnh cho cảnh sát vũ trang dùng vũ lực giải thoát cho tỉ phú Từ, dẫn đến đụng độ với binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quôc (PLA) trên đường phố Bắc Kinh), theo nguồn tin từ China Times.
Do thấy không thể bịt miệng Từ, Chu Vĩnh Khang cùng đường nên chuyển qua lập mưu ám sát ông Tập Cận Bình, người khi đó đang chuẩn bị lên nhậm chức chủ tịch Trung Quôc, tại hội nghị thường niên Bắc Đới Hà vào tháng 8.2012 bằng cách đặt bom hẹn giờ tại một phòng họp, nguồn tin của China Times cho hay.
Kể từ thời Mao Trạch Đông, lãnh đạo Trung Quốc có truyền thống gặp nhau ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, một quận thuộc tỉnh Hà Bắc, trong mùa hè để bàn chuyện chính trị, theo BBC.
Tuy nhiên, do kế hoạch này không thành, ông Chu chuẩn qua âm mưu tiêm thuốc độc Tập Cận Bình nhân dịp ông này đi khám sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện quân đội ở Bắc Kinh.
Ông Chu được cho là đã giao phó trách nhiệm tiến hành cả hai kế hoạch ám sát này cho Tân Hồng, trợ lý và là bảo vệ của mình. Các kế hoạch sau đó đều thất bại và Tân Hồng cũng đã bị cảnh sát bắt giữ, theo China Times.
Sau đó, Chu Vĩnh Khang không còn có mặt tại các cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quôc vào những ngày 24.9.2012 và 28.9.2012. Đây là những cuộc họp đưa ra quyết định khai trừ Bạc Hy Lai ra khỏi đảng.
Các nguồn tin còn xác nhận thông tin cho rằng ông Chu và ông Bạc từng cùng âm mưu tiến hành đảo chính để phá quyết định bổ nhiệm ông Tập vào vị trí tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quôc, cũng như ngăn không cho ông Lý Khắc Cường lên làm thu tương.
Trước khi nghỉ hưu vào tháng 11.2012, Chu Vĩnh Khang từng là người đứng đầu Ủy ban Chính pháp, cơ quan quyền lực điều hành lực lượng cảnh sát, tòa án và viện kiểm sát.
Trước đó, ông từng kinh qua các chức vụ như bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quôc (CNPC) và bộ trưởng đất đai và tài nguyên.
Theo Thanh Niên
"Con hổ" thứ 19 chết đứng dưới tay Tập Cận Bình Phó chủ tịch chính hiệp tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Trần Thiết Tân - "con hổ" thứ 19 đang bị điều tra về những cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Tân Hoa Xã trích dẫn thông tin của cơ quan giám sát điều tra thuộc Ủy ban kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho biết, chiến dịch chống tham nhũng với...