Chu Vĩnh Khang bị điều tra, cháu trai Hoa kiều bị vạ lây
Vì ông bác Chu Vĩnh Khang bị điều tra tội tham nhũng và lạm quyền ở Trung Quốc (TQ), người cháu trai John Jia là Hoa kiều đã không thể trở về Canada từ 11 tháng nay.
John Jia, cháu của Chu Vĩnh Khang
Hồi đầu năm 2014, Jia từ Canada về Thượng Hải để dự đám cưới của một người bạn. 11 tháng sau, Jia, 21 tuổi vẫn chưa thể trở về Canada, trong lúc ông bác Chu Vĩnh Khang bị điều tra.
Jia kể với bạn bè trên Facebook, rằng anh không thể rời TQ vì bị xếp vào danh sách “không được bay/xuất cảnh” do cuộc điều tra ông bác, “một chính khách cấp cao và quyền thế”.
Mẹ con Jia chưa bị cáo buộc tội danh nào
Chu Vĩnh Khang là một đảng viên cấp cao của Đảng Cộng sản TQ. Cựu tướng công an này từng điều hành Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ (CNPC) đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Đầu năm nay, báo The Wall Street Journal nêu gia đình Chu Vĩnh Khang và bạn bè có quan hệ ở CNPC đã nắm phần kiểm soát tập đoàn này, và còn nắm các lĩnh vực truyền thông và đầu tư vốn trị giá hàng chục triệu USD.
Giới truyền thông TQ cũng nói các công ty con của CNPC bị điều tra “vì rút ruột công quỹ” và bị thanh tra do có chứng cứ “lập quỹ đen”.
Video đang HOT
Hàng chục cán bộ đảng viên cũng bị điều tra vì dính líu với Chu Vĩnh Khang, thậm chí các công ty, tập đoàn nhà nước TQ ở nước ngoài cũng lọt vào tầm điều tra của CCDI.
Bạn bè Jia nói anh là một công dân Canada, dù thông tin này chưa được xác nhận. Jia là con của Margaret Jia, người vừa rời khỏi chức giám đốc một chi nhánh của CNPC ở Canada trong một cuộc tái cơ cấu hoạt động của tập đoàn này.
Theo một người biết chuyện, bà Jia là chị dâu của Chu. Và bà đã có 10 năm là một cốt cán của CNPC ở Calgary (Canada). Sau khi bà thôi việc, không người bạn nào còn gặp lại bà.
Jia và mẹ anh chưa hề bị TQ cáo buộc tội danh nào.
Khi Wall Street Journal liên hệ với Jia, anh không trả lời các câu hỏi, và từ đó anh hủy những tài khoản trên các trang mạng xã hội.
Trên bản sao tin nhắn trên Facebook mà tờ The Wall Street Journal nói đã xem được, Jia đề nghị bạn bè đừng co ai biết về hoàn cảnh của anh, vì làm thế có thể làm hỏng cơ hội trở về Canada của anh.
Jia viết: “Tôi không biết chuyện gì xảy ra, nhưng vì mối quan hệ của tôi với bác tôi, tôi không thể rời khỏi TQ cho đến khi vụ này giải quyết xong”.
Jia cũng khẳng định anh chẳng gây sai phạm nào: “Nếu không thì nay tôi đã bị bắt”.
“Công tử” siêu giàu ở Calgary
Vụ Jia bị cấm xuất cảnh cho một cái nhìn về tác động của cuộc điều tra, và hoàn cảnh của anh ta mở ra một cửa sổ về cuộc sống riêng tư của “con ông cháu cha” TQ ở nước ngoài.
Jia và mẹ anh đến Canada hồi 10 năm trước, theo người quen của gia đình anh. Mối quan hệ của bà Jia ở CNPC giúp bà là một nhân vật quyền thế ở Calgary, có thể đột xuất yêu cầu các cuộc họp với những nghị sĩ Canada.
Jia có lối sống chẳng khác giới trẻ thượng lưu Canada: đi xem ca nhạc, xem thi đấu khúc côn cầu, nghỉ hè chơi golf ở Costa Rica, theo ảnh Jia tải lên mạng Instagram.
Nhưng ngay cả giới thượng lưu ở Calgary giàu dầu mỏ, Jia nổi bật là một công tử nhà giàu, theo các bạn học cũ của anh.
Theo các bạn bè, lúc chưa qua 20 tuổi, Jia đã có nhà riêng, có xe con do mẹ tặng quà tốt nghiệp trung học. Jia cũng khoái mặc quần áo hàng hiệu, chụp ảnh tự sướng đang mặc những bộ trang phục đắt tiền, và khoe ví da Louis Vuitton có tạc chữ O.M.G (Oh My God).
Jia theo mẹ vào làm trong ngành dầu khí trong khi ráng lấy bằng tiến sĩ. Bạn bè kể Jia là người dễ gần, hào phóng, bỏ tiền tổ chức tiệc sinh nhật cho bạn bè.
Nhưng đến đầu năm nay, lối sống xa hoa ấy tạm ngưng. Bạn bè nói Jiang kể anh ta về TQ vài tuần. Từ khi đến Thượng Hải ngày 17.1.2014, anh ít gởi tin nhắn….
Chính quyền TQ từ chối bình luận về trường hợp Jia. Bộ Ngoại giao Canada nói họ chưa nhận được yêu cầu hỗ trợ từ lãnh sự quán Canada ở Thượng Hải.
Việc Jia không thể rời TQ xảy ra vào lúc đang có quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa TQ với Canada: hồi tháng 8, một cặp vợ chồng Canada bị bắt ở TQ, bị buộc tội làm gián điệp.
Theo Trần Trí/ The Wall Street Journal
Một Thế giới
Chính quyền Hong Kong bắt đầu giải tỏa các khu vực biểu tình
Theo AP và đài FRI, ngày 18/11, các nhân viên ở Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt đầu giải tỏa một phần trại biểu tình của sinh viên.
Người biểu tình ở khu Mong Kok rạng sáng 18/11
Động thái này diễn ra sau khi một tòa án Hong Kong tuần trước ra phán quyết hạn chế đối với người biểu tình, yêu cầu họ giải tán khỏi khu mặt tiền của tòa nhà Citic cao 33 tầng ở trung tâm thành phố và một phán quyết khác nhằm vào khu vực biểu tình thứ hai Mong Kok theo yêu cầu của những tài xế taxi và xe buýt.
Trong một diễn biến liên quan, 1 hãng tin dẫn kết quả một cuộc thăm dò dư luận, được công bố vào ngày 17/11, cho biết hơn 2/3 người dân Hong Kong muốn người biểu tình chấm dứt việc chiếm đóng đường phố tại các khu phố trung tâm ở đặc khu hành chính này kéo dài từ gần hai tháng nay.
Theo cuộc thăm dò dư luận do Đại học Trung Quốc tại Hong Kong tiến hành, số người muốn tình trạng chiếm lĩnh đường phố chấm dứt lên đến 67,4%. Cùng chiều với xu hướng đó, tỷ lệ người ủng hộ phong trào đòi dân chủ đã giảm mạnh, chỉ còn được 33,9% người tán đồng, trong lúc tỷ lệ người phản đối lên đến 43,5%, so với 35,5% trong tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, cuộc thăm dò cũng cho thấy là chính quyền Hong Kong cũng không mấy được tín nhiệm khi 40% người được hỏi đánh giá là chính quyền đã hành xử không đúng đắn trong việc giải quyết khủng hoảng, gần một nửa (48,5%) cho là lẽ ra chính quyền phải có nhượng bộ./.
Theo (Vietnam )
Thổ Nhĩ Kỳ: Nhiều lãnh sự quán phương Tây nhận bưu phẩm khả nghi Một loạt lãnh sự quán của các nước phương Tây ở Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tiếp nhận được phong bì có chứa bột vàng khả nghi trong những ngày qua, khiến nhiều nhân viên ngoại giao phải sơ tán và tới bệnh viện kiểm tra y tế. Lãnh sự quán Hungary được bảo vệ nghiêm ngặt sau khi nhận được "món quà...