Chữ Việt Nam song song 4.0: Thấy gì từ một đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ?
“ Chữ Việt Nam song song 4.0″, từ đọc đến hiểu còn một khoảng cách khá lớn. Tất cả đều vì cách ghép chữ cái hơi kỳ quặc theo logic của các tác giả.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc bộ chữ tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0″ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền.
Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh thử viết theo lối “Chữ Việt Nam song song 4.0″.
Những xôn xao trên cộng đồng mạng về sáng kiến đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình hiện tập trung chủ yếu vào việc hình thức lắp ghép chữ cái để biểu hiện về ngữ nghĩa. Khi thử “mặc chiếc áo mới” “Chữ Việt Nam song song 4.0″ cho những văn bản quen thuộc và thường thức nhất trong chữ viết hiện hành của chúng ta thì thực sự khó mà nhận ra và đọc lưu loát văn bản ấy nói gì.
Từ đọc đến hiểu còn một khoảng cách khá lớn. Lúc này, thay vì dùng mắt để đọc, vốn là thao tác dễ dàng nhất, dùng đầu để hiểu, dùng cảm xúc để thấm nhuần thì loại “chữ Việt nhanh” này còn mất thời gian “vận nội công” để luận. Tất cả đều vì cách ghép chữ cái hơi kỳ quặc theo logic của các tác giả.
Ý kiến chuyên gia
Đành rằng bất cứ một ký tự, chữ viết nào cũng cần thời gian để thâm nhập vào ý thức, thói quen tiếp nhận của cộng đồng. Nhưng nói gì thì nói, cải tiến ra sao cũng nên dựa trên nền tảng và cũng nên “thăm dò” ý tứ của một giá trị đã thử thách qua thời gian, đã trở thành niềm tự hào của một dân tộc.
Từ việc chỉ ra điểm khác biệt căn bản giữa đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″ và chữ quốc ngữ chính thống, Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Cao Cương cho rằng: “Bộ Chữ Việt Nam song song 4.0″ khác với chữ quốc ngữ ở chỗ không phản ảnh đầy đủ đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt.
Chủ yếu là làm sao để gõ nhanh, bỏ các dấu. Bộ chữ toàn dân đang dùng thì khác. Bộ chữ viết nhanh càng tinh gọn càng tốt, chỉ đáp ứng mục đích tốc ký, viết nhanh. Không có ý nghĩa ký âm đặc điểm ngôn ngữ”.
Chức năng chính (nếu đưa vào thực hành) trong nội dung đề xuất của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã rõ. Vấn đề chỉ là cách nhìn nhận của hai tác giả khi sáng tạo cải tiến bộ chữ viết này mà thôi.
Trước hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, không hiếm những đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ. Cho nên thái độ điềm tĩnh, rành rọt của PGS – TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, người từng có nhiều kinh nghiệm lâu năm tiếp xúc và đánh giá các công trình ngôn ngữ cũng là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Hai tác giả đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″ Kiều Trường Lâm – Trần Tư Bình cùng giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Sẽ có những người chung ý kiến với PGS -TS Phạm Văn Tình rằng: “Mục đích của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình là muốn đưa ra một bộ chữ xử lý trong việc liên quan đến công nghệ và tốc ký quốc ngữ. Dụng ý của tác giả cũng là muốn thiện ý làm tốt những vấn đề liên quan tới ngôn ngữ và chữ quốc ngữ. Đó là điều đáng ghi nhận. Vấn đề là đi đến đâu. Những người quan tâm tới tiếng Việt chúng ta đều trân trọng cố gắng của họ”.
“Trân trọng” nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi tiếp nhận và tung hô vô căn cứ một đề xuất chưa đủ sức mạnh để “thu phục” lòng người. Với những người làm chuyên môn, bên cạnh việc tiếp nhận, góp ý các đề xuất, sáng tạo thì tiếng nói phản biện là cần thiết, chẳng hạn như GS -TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) không ngần ngại chỉ ra điểm thiếu logic và cũng là ngọn nguồn của việc cư dân mạng “ném đá” đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″ những ngày qua.
“Nếu chỉ dừng lại bộ gõ thì không sao thì đáng hoan nghênh vì có vẻ gõ nhanh hơn nhưng cũng có ý kiến phức tạp. Nhưng các tác giả cho rằng đây không phải là bộ gõ mà là bộ chữ Việt dùng song song chữ quốc ngữ với demo song song 2 kiểu chữ. Đây là đi quá xa và là sự nhầm lẫn. Nếu dừng lại bộ gõ thì không vấn đề gì cả. Còn nếu song song với chữ quốc ngữ và sử dụng trên các ấn phẩm thì tôi cho rằng đây là ảo tưởng, vô lý”, GS -TS Nguyễn Văn Hiệp thẳng thắn nói.
Tiếng nói văn nghệ sĩ
Nội dung đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″ đã rõ. Hai tác giả của đề xuất này chỉ giải quyết được khâu giản lược và tiết kiệm về mặt thời gian viết, đánh máy, tượng hình ký tự. Còn về mặt có chuyển tải được một cách lưu loát, rõ ràng về ngữ nghĩa để không gì có gì đáng phải phàn nàn thì chưa chắc. Chính vì thế, nói như PGS – TS Nguyễn Hữu Sơn: “Rõ ràng sự khả thi của đề xuất này rất thấp. Chưa thấy đâu hướng mở, tính khoa học của nó. Chưa thấy nguồn sáng nào ở phía trước” cũng có phần hợp lý.
Giấy chứng nhận bản quyền tác giả của công trình “Chữ Việt Nam song song 4.0″.
Để sáng tác được các tác phẩm văn chương và thi ca, ắt phải hiểu tường tận, “điều khiển” được sức mạnh của ngôn từ. “Theo tôi về mặt lý thuyết không có gì đáng kể. Thứ nhất họ bỏ dấu đi. Thay mỗi dấu bằng một chữ cái nào đó. Thứ hai họ chỉnh một vài chỗ chưa hợp lý Cái đấy không khó, chẳng có gì là phát minh”. Ý kiến của nhà thơ Vương Trọng về nội dung đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″ xem ra khó “lọt tai” những người đang hăm hở muốn trình bày những sáng tạo ấp ủ lâu năm mà họ tự “ám thị” là ưu việt.
Mà ưu việt hay không liệu có liên quan, phụ thuộc gì tới việc Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền cho đề xuất “Chữ Việt Nam song song 4.0″? “Các tác giả phải hiểu rằng xác nhận bản quyền chứ không phải xác nhận giá trị khoa học”, nhấn mạnh của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm có lẽ khiến nhiều người phải “gật gù”.
Như vậy phải chăng tờ giấy chứng nhận của Cục Bản quyền chỉ dừng lại ở việc công nhận một sản phẩm thuộc về một cá nhân, một đơn vị chứ không đồng nghĩa với việc tôn vinh ý nghĩa trí tuệ và ứng dụng của một sáng tạo ngôn ngữ?
“Nói phải củ cải cũng nghe”
Tôn trọng những ý tưởng mới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đó là phép lịch sự tối thiểu trước khi bàn sâu hơn về chiều sâu, giá trị của các sáng tạo, đề xuất. Tất nhiên, liều lượng của phép văn minh, lịch sự cũng sẽ được công chúng, vốn theo khuynh hướng bản năng, tự nhiên chủ nghĩa gia giảm tùy mức độ nhận thức, hiểu biết và tầm vóc của các đề xuất ấy.
Nếu cô Dương Hằng, một giáo viên dạy Tiếng Việt ở Hà Nội ghi nhận: “Hai tác giả đã xây dựng công trình với mục đích tốt. Đó là tiết kiệm được thời gian viết chữ cũng như là gõ chữ, điều đó xứng đáng được tôn trọng” thì chúng ta cũng nào đâu thể ngăn các phụ huynh, chẳng hạn như chị Phạm Thị Nhung (Hà Nội), một bà mẹ hai con đang tuổi đến trường phải thành thật: “Cái công trình cải tiến chữ quốc ngữ đó cũng chỉ là sáng tạo của riêng tác giả ấy thôi chứ mình cũng không nghĩ là nó sẽ được áp dụng”.
Công trình, sáng tạo nào có ý nghĩa lý thuyết nền tảng hoặc thực tiễn đời sống thì đều phải dựa trên những cứ liệu, xác tín khoa học. Huống hồ “Chữ Việt Nam song song 4.0″ có lẽ về mặt tầm vóc chỉ nên được gọi là đề xuất. Mà kể cả những đề xuất, phát minh đã được công nhận, khi đưa vào ứng dụng, nếu mang lại rất ít giá trị cho trí tuệ tương lai hoặc đi ngược lại thành quả quá khứ thì sau thời gian thử nghiệm kém hiệu quả vẫn sẽ phải gác lại, nhường chỗ cho những “bản gốc” bền vững hoặc “bản nâng cấp” tiên tiến hơn.
Điều ấy cũng là lẽ thường tình, tình thế phải chấp nhận dù tác giả của đề xuất, phát minh ấy có dày công, tâm huyết đến thế nào. Huống hồ ngay cái tên “Chữ Việt Nam song song 4.0″ không thể chối cãi, đã nói lên mục đích của đề xuất này là song hành cùng với tiếng Việt hiện hành.
Chưa nói đến nội dung cụ thể các hình thức đổi mới của các tác giả, việc đặt vị thế đề xuất ấy ngang hàng với một ngôn ngữ đã được công nhận, trở thành chữ viết chính thức của một dân tộc, sự phản ứng của dư luận cũng là điều dễ hiểu./.
PGS.TS Bùi Hiền nói gì về "Chữ Việt Nam song song 4.0" đang bị ném đá dữ dội?
"Chung ta nên binh tinh, ai thich thi quan tâm, chưa phai đên luc mang khoa hoc lên mang ban. Bơi vi trên mang co nhiêu tâng lơp, nhiêu y kiên, nhiêu quan điêm.
Nhưng điêu đo không phai la khoa hoc ma la cai chơ"- PGS Bui Hiên nói về Công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0".
Liên quan đến việc công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" kết hợp từ "Chữ Việt Nhanh" và "Ký Hiệu Dấu" của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đang nhân đươc không ít những ý kiến tiêu cực từ dư luận.
Tác phẩm"Qua Đèo Ngang" khi được viết lại bằng kiểu chữ Việt Nam song song 4.0
PGS.TS Bui Hiên - người từng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ cho rằng: " Việc sáng tạo, nghiên cứu là quyền của tất cả mọi người, không ai cấm. Tôi biêt công trinh nghiên cưu Chư Viêt Nam song song 4.0 cach đây lâu rôi, khi đó tác giả Trần Tử Bình có liên hệ với tôi để xin ý kiến. Tôi nói rằng, có y tương thì cứ làm và tôi hoàn toàn ủng hộ. Còn việc sau này làm xong, đưa ra dư luận được công nhận thì tốt, còn bị phản đối thì cũng không sao, bởi công trình làm ra đâu xúc phạm đến ai.
Sau nghiên cưu hoan thanh va lam đăng ky ban quyên la chuyên binh thương. Vi đo la thanh qua, công sưc cua tác giả va không xâm pham gi đên ai ca. Khi co ban quyên thi ngươi khac sư dung thân trong hơn va không thê tuy tiên đem ra bêu rêu.
Xet vê măt khoa hoc, ưng dung đo co tiên dung hay không thi sau nay nêu cân thiêt se co cac hôi thao khoa hoc nhân đinh. Con nhưng phat biêu phan đôi vơi phê phan môt cach không co căn cư khoa hoc trên mang thi chung ta không nên lam".
Ông Trần Tư Bình và đồng tác giả - Kiều Trường Lâm tạo ra công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0".
Lý giải về tên công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" ông Hiền nói, lúc đầu tác giả Trần Tư Bình nghĩ rằng đó là một thứ chữ tiếng Việt mới như của ông là chữ cải tiến. Nhưng rồi sau này tác giả thấy nó không phải, mà chỉ là bản tốc ký của tiếng Việt ghi gọn lại, phải dựa vào chữ quốc ngữ, do đó mới gọi là song song.
Chia se thêm vê viêc ban thân cung trong hoan canh nhân đươc nhiêu y kiên phan hôi PGS.TS Bui Hiên cho biết, việc binh luân phê phan khi chưa tim hiêu ky, chi thây hơi khac chut đa phê phan se lam can nhưng bươc tiên cua khoa hoc. Vì vậy, bản thân ông vân khuyên moi ngươi hay dưng việc chê bai, thay vào đó chúng ta nên tôn trọng việc của người ta làm. Đúng thì hoan hô, có lợi thì dùng, nếu không thấy cần thiết thì cũng không nên ném đá mắng chửi, đây là văn hóa ứng xử cần có.
Việc công nhân ban quyên la đung, con chuyên Chư Viêt Nam song song 4.0 co đươc ưng dung hay không thi không thê do tác giả hoăc ngươi khac quyêt đinh. Phai la cac cơ quan chưc năng thông qua dưa vao y kiên cua hôi đông khoa hoc nhiêu câp rôi mơi đưa ra quyêt đinh. Nêu luc đo công bô ra cân trưng câu dân y hoăc tham khao y kiên cua toan dân thi luc đo ta phat biêu, con hiên tai mơi chi đăng ky ban quyên.
PGS.TS Bùi Hiền.
" Chung ta nên binh tinh, ai thich thi quan tâm, chưa phai đên luc mang khoa hoc lên mang ban. Bơi vi trên mang co nhiêu tâng lơp, nhiêu y kiên, nhiêu quan điêm. Nhưng điêu đo không phai la khoa hoc ma la cai chơ"- PGS.TS Bui Hiên nói.
Trước đó ngày 8/4, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng về việc tác phẩm "Chữ Việt Nam song song 4.0" gần đây được báo chí và mạng xã hội có đưa tin và bàn luận đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, Bộ GD&ĐT khẳng định: " Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt".
Hoàng Hà
Trước ý kiến của Bộ GD&ĐT, tác giả Kiều Trường Lâm bày tỏ: Tôi chưa từng có ý định thay thế chữ Quốc ngữ bằng chữ mới Anh Kiều Trường Lâm - cha đẻ của bộ chữ "VN song song 4.0" đã có những chia sẻ mới nhất về công trình nghiên cứu của mình. Những ngày gần đây, dư luận đang nổ ra nhiều cuộc tranh cãi liên quan đến công trình nghiên cứu có tên "Chữ VN song song 4.0" của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và...