Chú Tư Dương Quang Trung đã ra đi!
Chú Tư là một nhà trí thức đích thực, một người cộng sản chân chính, người có nhiều đóng góp cho nền y tế nước nhà cho đến những ngày cuối đời.
“Chú Tư” ở đây là BS Dương Quang Trung, Chủ tịch Hội Y học TP HCM và nguyên giám đốc Sở Y tế TP HCM. Sáng nay, nhận một tin buồn từ vài bạn trong nước cho biết chú Tư Trung đã qua đời lúc 19 giờ ngày 22/6 tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore, thọ 85 tuổi. Đây là tin sốc đối với tôi vì tháng 8 năm nay, lẽ ra chú sẽ khai mạc Hội nghị Strong Bone Asia (SBA) lần thứ V với tư cách là Trưởng Ban Tổ chức nhưng nay thì chú đã đi xa.
Gần gũi và thân tình
Tôi gọi ông là chú, còn ông gọi tôi là “anh”. Gọi là chú vì tôi thấy gần gũi và chú ấy còn trẻ hơn ba tôi độ 2 tuổi. Chú gọi tôi là “anh” làm tôi lúng túng vì nghĩ thầm “ổng đáng tuổi ba mình mà ổng gọi bằng “anh” thì kỳ quá”. Nhưng hình như chú hiểu nên có lần chú giải thích: “Anh là giáo sư, gọi “cháu” thì kỳ lắm mà anh thì không thích danh xưng nên tôi chỉ còn gọi bằng “anh”. Vậy nghen”. Nói như thế để thấy chú Tư gần gũi và thân tình.
Tác giả làm phiên dịch cho ông Dương Quang Trung (trái) tại Hội nghị SBA năm 2008. Ảnh: Nguyễn Đình Nguyên
Tôi gặp chú Tư lần đầu vào năm 2007, lúc đó chuẩn bị cho Hội nghị Strong Bone Asia tại TP HCM vào năm 2008. Gặp lần đầu nhưng chú vui vẻ nói rằng đã biết tôi từ lâu qua sách và bài viết của tôi. Gặp một người cao tuổi mà biết nhiều về mình, trong khi mình chẳng biết gì về chú, làm tôi “giữ kẽ”. Nhưng qua lắng nghe những quan điểm của chú và cách diễn đạt, tôi nghĩ ngay rằng “ông già này cùng “bộ lạc” với mình” và tôi bắt đầu thân mật hơn với chú.
Video đang HOT
Năm ngoái, tôi gặp chú Tư trong hội nghị thường niên của Hội Loãng xương TP HCM tại Phan Thiết. Lúc đó, tôi đã thấy chú không được khỏe dù thần sắc của chú vẫn còn tốt lắm. Tôi rất vui vì hôm đó lần đầu tiên chú dẫn BS Võ Thị Lan (phu nhân của chú) đi cùng. Trong dạ tiệc, tôi hỏi đùa: “Chú Tư làm một cốc rượu vang nghen”, chú nói: “Được chứ!”. Rồi đầu năm nay, gặp chú trong buổi họp chuẩn bị cho Hội nghị Strong Bone Asia lần thứ 5 (sẽ được tổ chức ở Đà Nẵng vào tháng 8 tới), tôi thấy chú có phần yếu đi nhưng vẫn duy trì phong độ của một người lãnh đạo, vẫn giọng nói sang sảng với những ý kiến sắc sảo. Ấy thế mà nay chú đã ra người thiên cổ. Nhưng dù chú có từ giã cõi trần thì sự từ giã đó chỉ kết thúc một cuộc đời chứ không kết thúc những mối liên hệ và di sản của chú.
Người cộng sản đặc biệt
Chú tên là Trung nhưng người trong cuộc có khi trìu mến gọi chú là “Trung Tâm”. “Trung Tâm” vì chú giữ những vị trí trung tâm: Giám đốc Sở Y tế TP HCM (1981-1997), người khai sinh Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ y tế TP HCM (bây giờ là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch), có công lớn lập Viện Tim qua sự hỗ trợ của GS Alain Carpentier… “Trung Tâm” còn có nghĩa là chú từng thành lập nhiều trung tâm. Mới đây nhất là Trung tâm Nghiên cứu về kinh tế y tế. Hình như ở chú không bao giờ ngưng làm việc, làm việc cho đến khi vào bệnh viện và ra đi!
Đằng sau những di sản chú Tư để lại là cả một hành trình cá nhân đầy lý thú. Chú Tư sinh năm 1928 ở xã An Xuyên (tỉnh Cà Mau). Chú du học bên Pháp năm 1948, năm 1958 tốt nghiệp tiến sĩ y khoa ở Đại học Bordeaux. Chú là người thời đó “không theo cộng sản là không có trái tim” nên năm 1952, chú trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1960, chú và BS Lan cùng 3 con quyết định về Hà Nội làm việc. Năm 1965, chú lên đường vào Nam và có thời gian hoạt động bí mật ở Sài Gòn.
Ở chú, tôi tìm thấy một người đặt lợi ích đất nước và dân tộc trên những chính kiến nhỏ nhặt. Có lần chú kéo tôi ra ngoài phòng họp và hỏi tôi có biết giáo sư T. bên Pháp không. Tôi nói có biết ông ấy nhưng không quen và hỏi tại sao chú quan tâm. Chú nói rằng muốn mời ông T. về Việt Nam để làm việc gì đó và nhờ tôi liên lạc. Tôi nhận lời nhưng lưu ý với chú rằng vài năm trước báo chí Việt Nam có bài chỉ trích thái độ chính trị của ông ấy, vậy chú có chuẩn bị tinh thần chưa? Chú cười ha hả, vỗ vai tôi, nói: “Có chính kiến là một chuyện nhưng anh ấy yêu nước và muốn giúp quê hương thì mình phải hoan nghênh đón nhận chứ. Vậy nghen”.
Ở chú Tư, tôi còn tìm thấy tư cách của một người lãnh đạo có bản lĩnh và văn hóa. Phong cách lãnh đạo còn toát lên từ sắc diện. Chú có một thân hình cao to, tóc trắng như tuyết, giọng nói sang sảng. Trong buổi họp nào tôi cũng thấy chú ngồi ghế chủ tọa, điều hành buổi họp rất chuyên nghiệp. Ở chú Tư, hình như cái gì cũng có giải pháp, từ vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn. Theo tôi hiểu, thoạt đầu chú Tư muốn lập trường đại học y thứ 2 ở TP HCM nhưng sau đó, chú có cách đi khác: lập trung tâm đào tạo trước và khi đủ thực lực thì nâng cấp thành đại học. Thực tế diễn ra đúng như vậy.
“Viên gạch lót đường” Hội nghị Strong Bone Asia lần thứ V sẽ vắng chú nhưng tất cả những người tham dự hội nghị, kể cả cháu đây, sẽ nhớ đến những viên gạch mà chú đã lót đường cho hội nghị từ năm 2008. (Có lần nói về chú, chú nói mình như là “viên gạch lót đường”). Vĩnh biệt chú Tư. Cầu chúc hương linh của chú sớm về miền cực lạc, nơi mà chú có thể nhìn lại cõi tạm để thấy những di sản của chú đã và đang đơm bông kết trái.
Theo 24h
Hồ Chí Minh: thơm ngon xôi cuốn "Take Away"
Nếu như sự biến tấu của món sushi xôi tạo nên sự độc đáo thú vị, thì địa điểm mới này chắc chắn là nơi nhiều người sẽ dừng chân thường xuyên, vì từ bày trí chủ đạo cho đến cách phục vụ không khác gì một cửa hàng thức ăn nhanh hoặc nước uống take away của "Tây", nhưng hương vị xôi và không khí lại đậm chất Việt.
Nằm trên đường Quang Trung, Quận Gò Vấp, đối diện nhà thờ Xóm Thuốc, xung quanh quán chẳng có mấy cửa hàng bán thức ăn, quán xôi cuốn lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Điểm độc đáo của quán chính là món xôi cuốn: xôi với nhân, tùy ngọt mặn, được cuốn bên trong một chiếc bánh tráng dùng cuốn bò bía, bánh ống Trà Vinh,...
Thức ăn được bảo quản cẩn thận, sạch sẽ
Nhân bên trong dùng chung với xôi cũng khá phong phú, thực đơn quán chia làm 2 loại: Xôi Ngọt và Xôi Mặn.
Với thực đơn Xôi Mặn, ngoài những món thông thường như Xôi gà xé, xôi thập cẩm, quán còn thử thêm những món độc đáo khác cuốn bên trong như: bò lá lốt, heo nướng lụi, heo quay, gà roti...
Cũng như những quán ăn nhanh khác, quán xôi rất "Tây" này làm thực đơn dựa vào 3 món chính là: gà, bò và heo, bên cạnh đó còn chia ra "món khô" và "món sử dụng nước sốt". Vị mặn của những món nhân, hòa quyện với vị ngọt vừa phải của lớp bánh tráng bên ngoài, dai dai, mềm, và cực thú vị.
Nhân và xôi được cuốn với bánh tráng dày
Thành cuốn vừa ăn, lại dễ dàng mang đi
Xôi và đồ ăn được nấu trong ngày, khi khách gọi món thì sẽ cuốn vào bánh tráng, trước đó có phủ thêm một lớp dầu ăn, cuộn với bánh tráng và bọc bên ngoài là một lớp giấy bạc, để khi về nhà thực phẩm không còn nóng sốt nữa, bạn có thể bỏ vào lò vi song để hâm lại.
Được bày trí với phong cách take-away hiện đại, nhưng quán xôi cuốn vẫn làm thực khách dễ chịu với các chi tiết đậm chất Việt như rổ, rá, màu xanh lá chuối, và chiếc khăn rằn trong đồng phục.
Ngoài chuyên về xôi, quán còn phục vụ những loại chè khác, trong đó có cả món đặc sản của Hà Nội là: sữa chua Nếp Cẩm, rất ngon và lạ miệng.
Dù theo kiểu "Tây", nhưng giá các món ở đây lại cực kỳ mềm, đa số đều dưới 20 nghìn đồng.
Không khác gì các quán thức ăn nhanh của nước ngoài, nhưng giá chỉ chưa dến 20 nghìn đồng cho một phần ăn
Theo yeudulich
Tông liên hoàn, 7 ô tô "sứt đầu, mẻ đuôi" Không làm chủ được tốc độ, 7 ô tô tông liên hoàn trên đường Quang Trung (Gò Vấp TPHCM) lúc 14 giờ 30 ngày 24/8. Nhiều xe bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi Thông tin ban đầu, tài xế Nguyễn Hữu Tâm (SN 1988, quê An Giang) điều khiển ô tô BKS 51C-176.94 lưu thông với tốc độ cao trên đường...