Chủ trương xây dựng Quốc hội điện tử lần đầu được bàn thảo
Sau khi thí điểm một số nội dung liên quan đến Quốc hội điện tử, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa nội dung này ra thảo luận trong phiên họp tuần này.
Phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 3 ngày, 15-17/7, với nội dung đáng chú ý là chủ trương xây dựng Quốc hội điện tử.
Dù đã được thí điểm tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội hơn một tháng trước, đến nay, lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Quốc hội điện tử giai đoạn 2019-2026.
Theo chương trình, nội dung được họp kín.
Video đang HOT
Tại kỳ họp thứ 7, mỗi đại biểu Quốc hội được trang bị một máy tỉnh bảng để tra cứu tài liệu. Ảnh: Minh Quân.
Trao đổi với Zing.vn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV hồi đầu tháng 6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết để thực hiện mục tiêu Quốc hội điện tử, trong kỳ họp vừa rồi, lần đầu tiên Quốc hội lần đầu áp dụng “trí tuệ nhân tạo”. Phần mềm này giúp chuyển tiếng nói thành chữ chạy trên màn hình của chủ tọa và giúp cho việc điều hành phiên họp chính xác hơn.
“Nếu như trước đây ghi câu hỏi có thể sót thì với phần mềm này, các câu hỏi của đại biểu đều được hiển thị. Bộ trưởng có quên thì Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc nhở. Vì thế, phần trả lời chất vấn rất đầy đủ”, ông Phúc nói.
Văn phòng Quốc hội cũng triển khai điều chỉnh phần mềm cho phù hợp việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử tại hội trường về một số nội dung quan trọng, còn ý kiến khác nhau của các dự án luật.
Trên cơ sở tổng hợp các nhu cầu thông tin cần cung cấp, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Công ty AIC triển khai xây dựng phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin, tài liệu kỳ họp cho đại biểu Quốc hội dùng trên các thiết bị di động.
Theo Tổng thư ký Quốc hội, mỗi đại biểu được trang bị một chiếc iPad để sử dụng tại hội trường, dùng để tra cứu được tất cả tài liệu, trừ tài liệu mật. Mục tiêu hướng tới tại các kỳ họp sau là giảm tài liệu giấy, đại biểu đi họp chỉ cần mang theo một chiếc máy tính bảng.
Ngoài nội dung trên, tại phiên họp 35, các đại biểu sẽ xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật, gồm: Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Đây là 4 dự án luật đã được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc thành lập phường Lộc Hòa và phường Mỹ Xá thuộc thành phố Nam Định (Nam Định); thành lập thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (Kon Tum); xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam và cho ý kiến về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.
Theo Zing.vn
Thảo luận dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
Tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thời gian còn lại của phiên làm việc sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 29/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ, cụ thể hơn theo hướng ưu tiên những dự án cần thiết, tránh dàn trải trong đầu tư công trung hạn, đồng thời việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, chú ý ưu tiên các dự án an sinh xã hội...
Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ giải trình, làm rõ môt sô vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trong phiên làm việc chiều 3/6, các đại biểu Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Quốc hội lựa chọn 4 vấn đề nóng nhất để chất vấn "Sau phiên làm việc về kinh tế- xã hội sẽ có nhiều ý kiến đề xuất, chúng tôi sẽ tập hợp lại, lựa cho 6 - 7 vấn đề xin ý kiến đại biểu, để lựa chọn ra 4 vấn đề chất vấn tại kỳ họp này", Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn...