Chủ trang Wikipedia tố cơ quan An ninh quốc gia Mỹ bí mật theo dõi
Tập đoàn Wikimedia Foundation, chủ của trang bách khoa toàn thư Wikipedia, đã tố cáo cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xâm phạm quyền bảo mật.
Thay mặt tổ chức Wikimedia Foundation, Hiệp hội Đặc quyền Dân sự Mỹ (ACLU) đã trình đơn kiện lên tòa án tối cao nhằm tố cáo hành động giám sát đường truyền Internet của NSA vi phạm hiến pháp Mỹ.
Cụ thể, nguyên đơn cáo buộc cơ quan an ninh và chính phủ đã không đảm bảo quyền tự do ngôn luận và lập hội, cũng như quyền được bảo vệ khỏi những vụ truy tìm và bắt giữ không rõ lí do của các tổ chức, cá nhân.
NSA từ trước đã nổi tiếng vì những chương trình “ngược dòng”, chủ yếu là nghe lén những cuộc gọi bên ngoài nước Mỹ. Ngoài ra họ cũng tự ý lưu trữ và tìm kiếm thông tin có từ khóa nguy hiểm nhưng không có lí do chính đáng.
Video đang HOT
Trang chủ Wikipedia trên màn hình vi tính được chụp tại Washington ngày 17-1-2012 (Ảnh: Reuters)
Ngoài Wikipedia, ACLU còn đâm đơn kiện vì quyền lợi của nhiều cơ quan, tổ chức như Viện Rutherford, chuyên san The Nation, Tổ chức Ân xá Quốc tế có chi nhánh tại Mỹ, Tổ chức Giám sát Nhân quyền, Trung tâm Hoa Kỳ PEN, Quỹ Toàn cầu vì Phụ nữ, Văn phòng Washington về Mỹ Latinh và Hiệp hội Quốc gia Luật sư Ngăn ngừa Tội phạm. Tất cả đều cáo buộc công cụ giám sát của chính phủ can thiệp công việc nội bộ của các tổ chức, vốn cần giao tiếp nhạy cảm với nhiều người trên thế giới. Một quan chức thuộc chính quyền Obama cho biết: “Chúng tôi biết rõ đâu là giám sát điện tử hợp lệ. Hành động bí mật cập nhật và xem qua văn bản trực tuyến không rơi vào dạng (phi pháp – NV) đó”. Hiện Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, từng “chống lưng” cho NSA, cho biết họ đang xem xét việc truy tố trong khi NSA chưa có bình luận gì thêm. Reuters dẫn lời giám đốc điều hành Wikimedia Foundation cho rằng bằng cách lợi dụng khai thác thông tin trên mạng, “NSA đang làm lũng đoạn xương sống của nền dân chủ”. Trước đó, ACLU cũng từng theo đuổi một vụ kiện tương tự với NSA vào năm 2013. Tuy nhiên việc kiện cáo không thành công vì đa số thành viên trong hội đồng tối cao cho rằng chưa có đủ bằng chứng để buộc tội cơ quan an ninh có chương trình theo dõi ngầm. Cuối cùng, ít lâu sau, “người thổi còi” Edward Snowden đã quyết định phanh phui các tài liệu nội bộ của cơ quan An ninh Quốc gia với báo giới. Kể từ đó, các hình thức gián điệp và theo dõi mới thực sự được dư luận chú ý.
Hồng Phạm
Theo_PLO
Wikipedia kiện chương trình do thám của Mỹ
Wikimedia, đơn vị sáng lập trang mạng tra cứu Wikipedia cùng nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác ngày 10/3 đã đệ đơn kiện chương trình do thám diện rộng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), khẳng định hoạt động can thiệp vào các trao đổi trên mạng Internet là việc làm phạm pháp.
Các hoạt động do thám của NSA đã vi phạm hiến pháp Mỹ.
Trong đơn kiện gửi lên tòa án liên bang bang Maryland, nơi đặt trụ sở của NSA, Quỹ Wikimedia (tổ chức phi lợi nhuận quản lý Wikipedia), Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Mỹ, Tổ chức theo dõi nhân quyền cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác nêu rõ các hoạt động của NSA cùng nhiều cơ quan tình báo khác đã "vượt quá phạm vi thẩm quyền do Quốc hội trao cho" và vi phạm hiến pháp Mỹ.
Theo Patrick Toomey, thành viên của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ, những tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden công bố cho thấy thay vì giới hạn hoạt động giám sát trong phạm vi các liên lạc giữa công dân Mỹ và các mục tiêu nước ngoài, NSA đã tiến hành theo dõi hàng loạt trên diện rộng đối với tất cả các trao đổi trên mạng Internet. Điều này vi phạm Điều khoản sửa đổi số 1 trong Hiến pháp Mỹ với nội dung bảo vệ tự do ngôn luận và giao tiếp cũng như Điều khoản sửa đổi số 4 bảo vệ người dân trước các hoạt động khám xét và thu giữ không hợp lý.
Vụ việc này là bước đi mới nhất từ các tổ chức ủng hộ quyền riêng tư nhằm vào các chương trình do thám của chính phủ Mỹ. Hồi năm 2013, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đệ một đơn kiện tương tự song bị bác bỏ với lý do thiếu lập luận cũng như bằng chứng vững chắc cho thấy chương trình do thám đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, tuyên bố của Wikimedia lần này lập luận rằng chương trình do thám của chính phủ đã gây ra tác động trực tiếp do các tài liệu rò rỉ cho thấy các cơ quan tình báo nhắm trực tiếp tới hệ thống bách khoa trực tuyến Wikipedia cũng như người dùng trang này.
Các tổ chức đệ đơn kiện cũng cho biết việc theo dõi hàng loạt khiến các đối tác, nhà báo, quan chức chính phủ nước ngoài, nạn nhân các vụ lạm dụng quyền con người cùng các đối tượng khác ngần ngại trong việc chia sẻ thông tin nhạy cảm với các tổ chức phi chính phủ.
Bị đơn trong vụ việc lần này bao gồm NSA cùng Giám đốc Michael Rogers, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper và Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder. Trả lời về vụ việc, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết bộ này đang "xem xét các khiếu nại" trong khi NSA hiện chưa đưa ra bình luận.
Theo Báo Tin tức
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyển dụng tin tặc Lầu Năm Góc đã được Quốc hội Mỹ cho phép tuyển 3.000 tin tặc dân sự để củng cố đội ngũ còn mỏng của Bộ tư lệnh về an ninh mạng. Trang Nextgov, lãnh đạo đơn vị này vừa yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép họ quyền được thỏa thuận bồi thường nhanh hơn với các đối tác để tuyển ứng viên...