Chủ trang trại tiết lộ thông tin độc quyền về kỳ án vườn mít
Những chứng cứ cho thấy còn nhiều oan khuất trong kỳ án vườn mít, chủ trang trại tiết lộ thông tin về kỳ án này: nạn nhân nhờ nhà ngoại cảm vạch mặt 3 kẻ sát hại..
Ký ức về người làm công hiền lành của ông chủ vườn mít
Mở đầu câu chuyện với phóng viên, ông Tuân cho biết, năm 1994 ông từ TP.HCM xuống, Bình Phước mua đất làm trang trại. Sau nhiều năm đầu tư công sức và tiền bạc, một trang trại với quy mô lớn được ông xây dựng tại xã An Khương, huyện Bình Long nay là huyện Hớn Quản (Bình Phước). Do bận nhiều công việc, ông Tuân có nhờ ông Quỳnh (người Hà Tĩnh) làm quản lý chung. Năm 2001, trong 1 lần lên kiểm tra công việc của trang trại, ông Tuấn bất ngờ khi thấy một chàng trai lúi húi làm việc trong trang trại mình. Qua hỏi chuyện ông Quỳnh, ông Tuân biết đó là Lê Bá Mai (SN 1982) người Như Xuân, Thanh Hoá. Trò chuyện với Mai, ông Tuân biết hoàn cảnh của gia đình khó khăn. Mai lặn lội vào trong Nam kiếm việc làm mong cuộc sống sẽ khấm khá hơn. Để có lộ phí vào Nam làm việc, Mai đã phải bán chiếc xe đạp và cái đồng hồ mà trước đó làm việc và tiết kiệm lâu Mai mới mua được. Vào miền Nam, không người thân thích, Mai tìm về Đồng Xoài, Bình Phước làm phụ hồ một cái thầu ở đây.
Theo ông Tuân kể, làm việc cho chủ này 4 tháng, nhưng Mai không được trả một đồng tiền công nào. Số tiền bán xe đạp, đồng hồ cũng đã tiêu hết, thế nhưng Mai không dám mở lời hỏi tiền công với chủ. Sau đó một người dân gần đó biết Mai hiền lành quá, bị quỵt tiền mà không dám lên tiếng đòi, người này đã giới thiệu Mai với ông Quỳnh quản lý trang trại cho ông Tuân. “Mới đầu, chưa biết gì về Mai nên tôi cũng nghi ngờ, tôi đã cặn dặn ông Quỳnh biết người này ra sao mà nhận vào làm, có chuyện gì ai chịu trách nhiệm. Lúc này Quỳnh nói: “Bác yên tâm em sẽ theo sát…”. Thời gian đầu ông Quỳnh luôn theo sát Mai. Tôi cũng có nhiều cách để thử…”, ông Tuân nhớ lại.
Hiện trường vườn mít trong lần thực nghiệm điều tra thứ hai vào năm 2009.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói gì về kỳ án vườn mít?
Sau đó, ông Tuân dành nhiều thời gian để quan sát, thử thách người làm công của mình. Qua một thời gian, ông Tuân nhận thấy Mai là người hiền lành, thật thà, siêng năng chịu thương chịu khó nên đã giữ lại làm việc. Biết Mai không biết chữ, lúc đó ông đã nhờ con trai mình khi đó học lớp 1 kèm Mai học. Ban đầu Mai cũng ngượng ngùng nhưng sau thì ngoan ngoãn chấp nhận.
Siêng năng chăm chỉ lại không nề hà những công việc nặng nhọc nên Mai được ông Tuấn và những người làm công rất quý. Được một thời gian, Mai được ông Tuân giao cho việc quản lý những người làm công của ông Tuân. “Với vị rí mới của mình, đáng lẽ Mai chỉ cần hướng dẫn cho những người làm công sao cho hết phần việc. Nhưng không, Mai vẫn hì hục làm cùng mọi người, có khi còn làm nhanh xong trước, Mai còn quay lại làm giúp nhiều người khác. Điều này nhiều người cũng đã chứng kiến và đánh giá cao sự nhiệt tình và chân thành của Mai…”, ông Tuân cho biết thêm.
Có nhiều dịp trại nghỉ, Mai có đi làm giúp một số người khác nhưng sau đó cũng không đòi hỏi công cán. Theo đánh giá chung của ông Tuấn và nhiều người làm công trong vùng thì Mai hiền lành, tính nhút nhát. Khi sự việc Mai bị công an bắt đi vì tội giao cấu trẻ em, giết người khiến mọi người vô cùng bàng hoàng, nhưng họ đều tin Mai không làm chuyện đó.
Toan canh “ky an Vươn mit”
Video đang HOT
Nhiều chứng cứ đưa ra chưa thuyết phục
Nhớ lại vụ việc người làm công của mình được xác định liên quan đến việc bé Thị Út bị sát hại, ông Tuân cho biết, trong khoảng thời gian từ ngày 11 đến 16/11/2014, trang trại của ông Tuấn dừng sản xuất. Ông Tuân có cho ông Dùm người Tây Ninh thuê một khoảnh đất trong trang trại của mình để ông này trồng củ mì.
Theo ông Tuân cho biết, Mai được giao thực hiện công đoạn bỏ phân và hom trong chuỗi trồng mì. Thời gian kết thúc làm việc buổi sáng được những người làm công ngày hôm đó xác nhận là 11h trưa. Nhưng trong cáo trạnh của VKS trước đó cáo buộc Mai cùng bé Thị Út đi lúc 9h sáng. Điều này là một mâu thuẫn lớn.
Giả sử Mai là hung thủ thật sự, thì theo tâm lý của người bình thường, từ ngày 12 đến ngày bị bắt, Mai không có biểu hiện bất thường. Mai vẫn sinh hoạt điều độ, đi làm bình thường không có biểu hiện của một người vừa thực hiện hành động ghê tợn là giết người. “Khi công an viên của xã vào dẫn giải Mai đi, khi đi qua vườn điều thì xe máy chở hai người bị hỏng, Mai còn xuống sửa hộ xe cho vị này. Được một đoạn thì hết xăng, Mai ở lại trông xe để vị này đi mua xăng rồi quay lại đi tiếp. Nếu là kẻ gây án, lợi dụng điểm này Mai có thể trốn ngay…” ông Tuân cho biết thêm.
Bà Hoài Thu cho rằng Mai không thể chở nạn nhân bằng xe máy chạy dọc con mương nước này để đến vườn mít được vì hoàn toàn không có đường để đi.
Một điểm chưa thuyết phục mà ông Tuân chỉ ra với PV đó là việc nhân chứng Thị Hằng nói rằng Thị Út được một nam thanh niên chở đi bằng xe máy, có một bình nươc sàu đỏ treo phía trước và bình phun thuốc sâu ở phía sau. Về điểm này ông Tuân cho rằng, sau khi cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường đã chụp lại ảnh vết bánh xe đem đi giám định nhưng cơ quan chức năng trả lời không thể giám định. Tuy nhiên, vết dép in hằn cùng với vết lốp xe được giám định cũng không trùng với chiếc dép thu của Mai. Còn về chiếc bình nước màu đỏ trong trang trại ông Tuân không có, bình phun thuốc sâu màu xanh cũng không có.
Có một điểm rất đáng ngờ trong vụ án mà ông Tuân đã kiểm chứng, đó là việc vật chứng là củ đậu nạn nhân đang ăn dở thì bị đánh ngất để lại hiện trường. Theo bản ảnh mà ông Tuân thu thập được thì củ đậu này vẫn “không hề hấn gì” sau 4 ngày ngoài trời. “Bình thường củ đậu đã bóc vỏ để ngoài trời chỉ vài ba hôm là hỏng. Thế nhưng trong bản ảnh chụp củ đậu tại hiện trường thì như mới, không có dấu đất cát bám do bị văng. Tôi nghi ngờ củ đậu này được dàn dựng…”, ông Tuân nói.
Về vị trí phát hiện tử thi, ông Tuân cũng đặt ra nhiều nghi ngờ. Vì toàn bộ hiện trường vụ việc nằm trong phần diện tích đất trang trại nên ông Tuân khẳng định nếu đi theo sơ đồ mà phía công an đã xác định thì không thể được. Vì trong trang trại các khu được phân chia để trồng các loại cây khác nhau, các lô cũng được làm cá mương sâu khoảng 1,5m để thoát nước nên xe máy không thể qua được. Ngoài ra theo thực nghiệm hiện trường của Mai thì từ nơi Mai dựng xe đến địa điểm phát hiện sự việc nằm hoàn toàn trong lô 5, nhưng thực tế hiện trường lại nằm trong lô 4.
Theo Đời sống Pháp luật
Kỳ án vườn mít: Lê Bá Mai sẽ vô tội hay bị kháng nghị tăng án tử hình?
Cuối tuần qua, buổi làm việc với nguyên lãnh đạo 2 Ủy ban của Quốc hội xung quanh những thắc mắc liên quan đến vụ "kỳ án vườn mít" đã diễn ra.
Lê Bá Mai sẽ vô tội hay bị kháng nghị tăng án tử hình?
Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình đã khẳng định sẽ tổ chức cuộc họp liên ngành có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Công an, TANDTC để đánh giá lại vụ án này một cách thận trọng.
Theo đó, sẽ trả lời 2 câu hỏi về việc Lê Bá Mai có tội hay không có tội và có cần thiết, đủ điều kiện để giám đốc thẩm nâng lên tử hình hay không?
Vụ án Lê Bá Mai xảy ra từ năm 2004, đến nay đã trải qua 6 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, trong đó 2 lần tuyên tử hình, 2 lần tuyên chung thân, 1 lần tuyên vô tội và trong lần xét xử gần nhất, ngày 30/8/2013, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã tuyên giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 66/2013 của TAND tỉnh Bình Phước, phạt Lê Bá Mai chung thân về tội "Giết người" và "Hiếp dâm trẻ em".
Sau đó bị cáo kháng cáo kêu oan, dư luận quan tâm vụ án thì băn khoăn tại sao Lê Bá Mai phạm liền 2 tội đặc biệt nghiêm trọng, không có tình tiết giảm nhẹ nào mà lại chỉ bị tuyên án chung thân - phải chăng đây là "giải pháp an toàn" khi căn cứ kết tội bị cáo này chưa vững chắc?
10 năm, 3 vòng tố tụng
"Kỳ án vườn mít" xảy ra ngày 11/12/2004 tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Theo bản án sơ thẩm, trong lúc đang rải phân cho cây trồng, Lê Bá Mai (SN 1982, quê Thanh Hóa, trú tại tỉnh Bình Phước) phát hiện bé Thị Út (SN 1993) và bé Thị Hằng (SN 1995) đang mót củ sắn gần nơi Mai làm nên nảy sinh ý định giao cấu với Út.
Lê Bá Mai dùng xe gắn máy chạy đến rủ Út vào khu vườn mít ở gần đó, rồi dùng tay đánh vào gáy làm Út bất tỉnh và thực hiện hành vi hiếp dâm. Thấy nạn nhân còn sống, Lê Bá Mai lấy quần của Út siết cổ nạn nhân cho đến chết, rồi vùi xác vào gốc cây mít nhằm phi tang. Đến ngày 16/12/2004, người thân của Út phát hiện thi thể nạn nhân. Liền sau đó, theo lời khai của các nhân chứng, Mai bị công an bắt giữ để điều tra về hành vi giết người và hiếp dâm trẻ em.
Đến nay vụ án đã trải qua 6 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, trong đó 2 lần tuyên tử hình, 2 lần tuyên chung thân, 1 lần tuyên vô tội và trong lần xét xử gần nhất, ngày 30/8/2013, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM đã tuyên giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 66/2013 của TAND tỉnh Bình Phước, phạt Lê Bá Mai chung thân về tội "Giết người" và "Hiếp dâm trẻ em".
Nhận xét về vụ án trên tại buổi làm việc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Vũ Đức Khiển nói: "Đây là vụ án kỳ lạ bởi vì mỗi lúc xử một khác, nếu khẳng định đúng phạm tội thì dứt khoát phải tuyên tử hình, không thể chung thân vì không có tình tiết giảm nhẹ".
Theo ông Khiển, vụ án đã vi phạm thủ tục tố tụng, kết tội chứng cứ chưa đáng tin cậy, không có căn cứ vững chắc để kết luận Lê Bá Mai giết Út và không có chứng cứ nào kết luận Lê Bá Mai hiếp dâm. Từ đó, ông Khiển đề nghị nên cho nghiên cứu kỹ vụ án, "nếu hôm nay VKSNDTC không đưa ra lý lẽ thuyết phục thì chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại" - ông Khiển khẳng định.
Cùng tham dự buổi làm việc có nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoài Thu. Bà Thu chỉ ra vẫn còn nhiều lời khai mâu thuẫn về những đồ vật thu thập, về hướng đi cũng có nhiều lời khai bất nhất. Đáng chú ý hơn, theo hiện trạng đi kiểm tra thực địa của bà thì rất ngỡ ngàng là hoàn toàn không có đường đi để Lê Bá Mai có thể chở Út vào vườn mít, đồng thời theo niềm tin nội tâm của bà "đây là một vụ án dàn dựng không khéo, không hợp lý"...
Làm oan cho một người là đau khổ cho cả gia đình họ
Phó Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TP.HCM Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ, đây là một vụ án rất phức tạp, kéo dài, xét xử nhiều lần từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và cũng có nhiều quan điểm xét xử khác nhau.
"Trên tinh thần đó, chúng tôi rất thận trọng, bằng kinh nghiệm và trách nhiệm đã suy nghĩ rất nhiều về vụ án này. Rõ ràng nếu làm oan cho người thì không chỉ khổ cho họ và gia đình họ, mà bản thân những người làm công tố cũng cảm thấy day dứt, không yên tâm được" - ông Sơn bày tỏ.
Vì vậy, ông Sơn đã giải đáp đầy đủ các thắc mắc trên và khẳng định VKSNDTC phải dựa vào toàn bộ những chứng cứ để có một cái nhìn toàn diện và khách quan về vụ án. Qua xâu chuỗi các lời khai, các chứng cứ thấy hoàn toàn phù hợp với hiện trường, diễn biến khách quan, nhân chứng, thực nghiệm lại hiện trường và chúng là những căn cứ quan trọng để làm cơ sở kết tội; các lời khai là khách quan, không bị mớm cung...
Ông Sơn cũng cho biết, cơ quan điều tra đã thực nghiệm hiện trường và xe máy đã vào được trong đó, có chụp ảnh và biên bản. Tuy nhiên, cũng có một số lời khai còn không thống nhất, VKSNDTC đánh giá đây là sự bất nhất không cơ bản và không quyết định đến bản chất vụ án...
Đối với mức án chung thân do HĐXX phúc thẩm gần đây đã tuyên dựa trên các căn cứ: bị cáo giết người không có dự mưu, không tàn bạo, dã man chỉ siết cổ vì sợ bị phát hiện, nhân thân không có tiền án, tiền sự, văn hóa thấp 5/12, ban đầu có thành khẩn; bị cáo lại là con trai duy nhất trong gia đình... Trên cơ sở này, VKSNDTC đã cân nhắc quyết định không kháng nghị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh tấm lòng và trách nhiệm của 2 vị nguyên lãnh đạo Ủy ban Quốc hội và cho rằng đây là nghĩa cử đẹp. Viện trưởng thông tin, trước đó VKSNDTC đã tổ chức 2 tổ độc lập nghiên cứu hồ sơ vụ án trên cơ sở dư luận và ý kiến luật sư. Ban Cán sự Đảng VKSNDTC đã nghe báo cáo rất nhiều và lần lượt đủ cả 20 vấn đề được đặt ra cho thấy tinh thần rất cầu thị của VKSNDTC. "Trước khi diễn ra phiên tòa đã cho anh em tranh tụng. Đó là cách làm cầu thị và thận trọng" - Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bổ sung.
Thừa nhận mặc dù vẫn còn những lời khai mâu thuẫn với nhau nhưng Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình khẳng định, đa số những chứng cứ phản ánh bản chất sự việc và quá trình tố tụng xét về tổng thể là đúng. Về việc có hay không việc kháng nghị, Viện trưởng nêu rõ điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm là phải vi phạm tố tụng nghiêm trọng, có tình tiết mới. Trên thực tế đây cũng không phải là vụ án duy nhất giết người, hiếp dâm mà không tử hình. "Những lập luận của Tòa là có cơ sở, nếu quyết tâm kháng nghị giám đốc thẩm xong hủy bản án thì lại phải thêm vài năm nữa, không khéo lại không phải kỳ án mà là "kỳ cục" án" - ông Bình nêu rõ.
Theo Xahoi
Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói gì về kỳ án vườn mít? Kỳ án vườn mít có tình tiết mà đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đưa ra là có nhân chứng đứng ra làm chứng cho Lê Bá Mai, nhưng các cơ quan tố tụng lại không chấp nhận. Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình có lý giải việc này tại hành lang Quốc hội chiều nay. -...