Chủ tiệm hủ tiếu mang chỉ vàng đi cầm, lấy 5 triệu làm vốn để bếp lại đỏ lửa
Để có vốn làm ăn sau bao ngày giãn cách, nhiều người dân đã mang tài sản đi cầm cố, đổi lấy 5-7 triệu đồng để mở lại quán hủ tiếu, bánh canh, tự mình kiếm sống sau 3 tháng ngồi một chỗ phòng dịch.
Nhiều người đổ xô đến các tiệm vàng cầm cố vàng trong ngày 1-10 – Ảnh: NGỌC HIỂN
Ngày đầu tiên tái hoạt động, nhiều tiệm vàng lớn ở TP.HCM ghi nhận nhiều người dân đến xếp hàng vào tiệm… cầm vàng.
Tại một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), người dân đến giao dịch quá đông khiến tiệm vàng phải nhờ bảo vệ dân phố hỗ trợ, yêu cầu người dân giãn cách, lần lượt vào tiệm giao dịch.
Lặng lẽ đứng xếp hàng chờ đến lượt vào tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, ông Lê Văn Quyền (40 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho hay hai vợ chồng có tiệm hủ tiếu trên đường Nơ Trang Long, kinh doanh ổn định nhiều năm qua.
Từ năm ngoái đến nay dịch bệnh ảnh hưởng đến việc bán buôn, nhất là đợt dịch lần thứ 4 khiến tiệm phải đóng cửa suốt 3 tháng trời.
Theo ông Quyền, thời gian qua gia đình đã nhận được mấy đợt hỗ trợ của thành phố, đủ cho việc trang trải ăn uống thường ngày. Nhưng để mở cửa quán, ông phải có một số vốn kha khá để mua xương thịt, gas… nên đã đi cầm cố 1 chỉ vàng lấy 5 triệu đồng.
Những ngày tới, hai vợ chồng ông Quyền lại buôn bán để nuôi 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học.
“Dịch khó khăn quá, muốn mở lại hàng quán cũng cần phải mua xương, mua thịt và đổi bình gas mà bây giờ kẹt quá, phải đi cầm vàng để có thêm chút vốn, mai mốt buôn bán được sẽ chuộc lại” – ông Quyền nói.
Video đang HOT
Lực lượng bảo vệ dân phố đến tiệm vàng hỗ trợ, yêu cầu người dân xếp hàng giãn cách – Ảnh: NGỌC HIỂN
Giống như ông Quyền, nhiều người đến các tiệm vàng ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp vào ngày 1-10 chỉ để cầm 1 chỉ vàng lấy chút vốn làm ăn. Nhiều người cho hay chỉ cần buôn bán được sẽ sớm chuộc lại vàng và trang trải được các chi phí cho gia đình, không cậy nhờ các gói cứu trợ.
Trong khi đó, nhiều người cũng đến xếp hàng ở các tiệm vàng để đóng tiền lãi suất cầm cố vàng mà chưa thể chuộc lại do thời gian qua thất nghiệp.
Anh Thanh Tú (hướng dẫn viên du lịch) cho biết từ đầu tháng 7 đã đi cầm 1 chỉ vàng lấy 4 triệu đồng trang trải cuộc sống, đến nay chưa thể chuộc lại vàng nên đành đi đóng tiền lãi, khi nào đủ tiền mới chuộc về.
Theo anh Tú, do ngành du lịch sẽ còn gặp khó khăn trong thời gian tới nên bây giờ anh chỉ cố gắng cầm cự, làm mọi việc để kiếm sống trong thời điểm này.
Người dân xếp hàng để lần lượt vào bên trong tiệm vàng – Ảnh: NGỌC HIỂN
Đến tiệm vàng trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) bán 1 chỉ vàng lấy 5 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Sáng cho hay mới mua chỉ vàng này trước dịch với số tiền 5,2 triệu đồng, nay bán lại lỗ 200.000 đồng.
Anh Sáng kinh doanh tự do, song cuộc sống khó khăn nên chấp nhận bán “của ăn của để” để tạm thời lo miếng ăn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đã có được vốn liếng để đến chuộc lại vàng, như shipper Lê Thành Chung đã đến chuộc 1 chỉ vàng với số tiền hơn 5 triệu đồng mà ông đã đi cầm trước dịch.
Theo ông Chung, từ đầu tháng 6 khó khăn nên phải đi cầm vàng lo chi phí ăn uống của gia đình. Mấy ngày qua đi giao hàng công nghệ để dành được hơn 5 triệu đồng nên ông chuộc vàng về.
Người dân giao dịch tại một tiệm vàng ở quận Gò Vấp qua lớp cửa sắt – Ảnh: NGỌC HIỂN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , đại diện tiệm vàng trên đường Lê Quang Định cho hay nhiều người cầm cố vàng thời điểm tháng 6, tháng 7 song tiệm vàng đóng cửa trong thời gian giãn cách, nhiều người sợ bị thanh lý tài sản nên đổ dồn đến đóng tiền lãi.
Đồng thời, nhiều người có nhu cầu về vốn liếng để làm ăn nên cũng mang vàng ra cầm cố.
Thuê xe ôtô, mang đi cầm cố
Đối tượng đó là Lê Thị Cầm (SN 1987, trú tại số 94, đường Đặng Quốc Chinh, phường Lê Thanh Nghị, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
Thiếu tiền tiêu xài, Cầm đã nghĩ ra chiêu trò thuê xe ôtô rồi làm giả giấy tờ mang đi cầm cố.
Quá trình đấu tranh, đến ngày 24/8, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương xác định, Cầm đã thực hiện trót lọt 7 vụ án, chiếm đoạt khoảng 2 tỷ đồng.
Căn cứ vào hành vi phạm tội của Lê Thị Cầm, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Thị Cầm.
Đối tượng Cầm.
Liên tiếp trong thời gian ngắn, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Hải Dương gồm Phòng Cảnh sát hình sự, Công an huyện Kinh Môn và Công an TP Hải Dương nhận được đơn trình báo của nhiều người dân về hành vi chiếm đoạt tài sản của Lê Thị Cầm. Cụ thể, sau khi thuê xe ôtô của nhiều người bị hại, Cầm làm giả giấy tờ rồi mang đi cầm cố hoặc bán lấy tiền chi tiêu...
Căn cứ vào lời khai của người bị hại và các tài liệu thu thập được, cuối tháng 6/2021. Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương đã làm rõ hành vi phạm tội của Cầm; ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Cầm do đang mang thai. Quá trình đấu tranh, hành vi phạm tội của Cầm đã bước đầu được làm rõ: Do thiếu tiền tiêu xài, Cầm đã nảy ý định thực hiện hành vi phạm tội.
Ngày 22/8/2020, Cầm đến Công ty cổ phần Hoàng Minh, có địa chỉ tại số 75, đường Trương Hán Siêu, phường Nhị Châu (TP Hải Dương) thuê xe ôtô. Quá trình trao đổi, Cầm đã được chị T.T.L. ( trú tại phường Hải Tân, TP Hải Dương) là kế toán của công ty tư vấn, hướng dẫn thủ tục làm hợp đồng thuê chiếc xe ôtô nhãn hiệu Huyndai Grand i10 màu bạc, BKS 34A-207.61 trong thời gian 6 tháng với giá 9,5 triệu đồng/tháng.
Theo hợp đồng thì riêng 2 tháng Tết là tháng chạp và tháng giêng, đối tượng Cầm phải trả giá thuê xe 10,5 triệu đồng/tháng. Sau khi làm xong hợp đồng, chị L. đã giao xe và các giấy tờ cho đối tượng Cầm.
Sau khi thuê được chiếc xe của Công ty cổ phần Hoàng Minh, Cầm lên mạng xã hội tìm thuê một người (hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đang xác định được nhân thân, lai lịch) làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ôtô trên mang tên Lê Thị Cầm...
Sau đó, qua giới thiệu của chị P.T.H. (SN 1985, trú tại khu dân cư Đỗ Xá, phường Tứ Minh, TP Hải Dương), ngày 26/12/2020, Cầm mang chiếc xe ôtô cùng giấy đăng ký và giấy kiểm định giả mang tên Cầm, cầm cố cho anh Đ.D.H., trú tại phường Tân Bình (TP Hải Dương) lấy số tiền 200 triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn như trên, ngày 10/11/2020, Cầm đã thuê của anh N.V.H., ở phố Chương Dương, phường Trần Phú (TP Hải Dương) chiếc xe ôtô nhãn hiệu Huyndai Accent, biển kiểm soát 34A-287.73 trong thời gian một tháng với giá thuê là 20 triệu đồng.
Sau khi thuê các xe ôtô trên, Cầm đã lên mạng xã hội thuê người (đối tượng chưa xác định được) làm giả giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định; mua giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chiếc xe ôtô của anh H rồi dùng các loại giấy tờ đăng ký, kiểm định giả đã làm đến cửa hàng cầm đồ của anh B.Đ.H. (SN 1986, trú tại xã Kim Anh, Kim Thành) cầm cố được 380 triệu đồng. Số tiền Tiền cầm cố các xe ô tô trên, đối tượng Cầm dùng tiêu xài, trả nợ hết và không có khả năng trả lại xe ô tô cho cá nhân, công ty đã cho thuê.
Làm giả giấy tờ hơn 100 ôtô tự lái để chiếm đoạt 50 tỷ Minh, Việt và Hằng thuê ôtô tự lái, sau đó nhờ 3 người khác làm giả các giấy đăng ký xe, hợp đồng mua bán... để mang cầm cố, bán lấy tiền. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đang tạm giữ Nguyễn Hoàng Minh (21 tuổi), Hoàng Tiến Việt (32 tuổi) và Chu Thúy Hằng (31 tuổi, cùng...