Chủ tịch xã tử vong vì nhiễm vi khuẩn trong mưa lũ
Ông Phan Thanh Miên, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch qua đời vì nhiễm vi khuẩn khi đi ứng cứu người dân trong mưa lũ.
Ngày 12/11, ông Nguyễn Văn Thủy, Phó chủ tịch UBND huyện Bố Trạch, nói ông Miên, 51 tuổi, đã qua đời sau thời gian điều trị tại bệnh viện.
“Anh Miên bị thương khi đi cứu hộ, cứu nạn người dân trong lũ tháng 10/2020. Sau nhiều ngày liền ngâm nước lũ, anh Miên bị sốt, nhập viện điều trị”, ông Thuỷ nói.
Ông Miên (phải) trong lúc cấp phát lương thực cho người dân vùng lũ lụt, tháng 10/2020. Ảnh: Quang Hà
Video đang HOT
Giữa tháng 10/2020, ông Miên cùng các lực lượng về cơ sở tổ chức ứng phó với lũ lụt. Lúc này, ông bị thương nhẹ ở đầu gối và tiếp tục làm nhiệm vụ di dời người dân vùng lũ. Những ngày tiếp theo, vị chủ tịch xã dầm mưa, lội nước lũ cùng các đoàn cứu trợ đi cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân.
Khi bị sốt, ông Miên được đưa vào trạm y tế xã điều trị nhưng không thuyên giảm. Sau đó, ông Miên được chuyển vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cuba – Đồng Hới trong tình trạng sốt nặng, đầu gối bị sưng rất to, thể trạng yếu; rồi chuyển tiếp vào Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh nhân bị nhiễm trùng, phải thở máy, lọc máu liên tục, tử vong vào ngày 11/11.
Các bác sĩ cho hay bệnh nhân bị bệnh Melioidosis, hay bệnh Whitmore, thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm.
Ông Miên vừa nhận chức chủ tịch UBND xã được 3 tháng.
Nhiều thủy điện xả lũ sau mưa bão số 12, Gia Lai chịu thiệt hại thế nào?
Sau bão số 12, nhiều thuỷ điện, thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đồng loạt xả lũ, hàng ngàn người dân buộc phải di dời...
Ngập lụt trên quốc lộ 25 đoạn qua Thị xã Ayun Pa.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, trong đợt bão số 12 diễn ra, trên địa bàn lưu vực sông Ba có nhiều nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi xả lũ. Thống kê đến 7h sáng 12/11 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều thiệt hại do mưa lũ sau bão số 12.
Cụ thể, tại huyện Đăk Pơ, sạt lở nghiêm trọng đường trục xã từ UBND xã Ya Hội đến ngã 3 đường đi làng Mông 1 và làng Chép. Cổng thoát nước trước UBND xã Ya Hội bị cuốn trôi 10m, toàn bộ đất chân của lề đường bị cuốn trôi hở hàm ếch 10m2, ước thiệt hại 150 triệu; tốc mái 7 trại (người dân xây dựng tại khu vực sản xuất để nghỉ ngơi) tại xã An Thành.
Tại huyện Ia Pa, chính quyền đã di dời 326 hộ (680 khẩu) đến nơi an toàn (xã la Broai 311 hộ, xã Chư Răng 15 hộ). Ngoài ra, tại đây có 3 ngầm tràn bị ngập chia cắt 4 thôn (thôn Mơ Năng 2, xã Kim Tân và thôn Plei Du xã Chư Răng chia cắt 174 hộ chưa đi lại được).
Các thôn Bi Giông, Bi Gia, xã Pờ Tó chia cắt 340 hộ hiện nước lũ rút, người dân đã đi lại bình thường; Thôn Buôn Dứ - xã la Broái ngập 0,3m; các thôn Bình Hòa - xã Chư Răng, thôn Quý Đức - xã Ia Trôk, thôn 1,2 - xã Kim Tân bị ngập 1 phần. Trong đó, có 1 trường học tại huyện Ia Pa cho học sinh nghỉ học do trường bị ngập.
Tại huyện Krông Pa, nhiều diện tích của người dân tại các vùng trũng thấp ven sông Ba bị ngập úng 3 ngày. Tại huyện này có 47 nhà bị ngập cục bộ. Trường THCS Kpă Klong xã Chư Ngọc bị lún nứt tường, móng nhà hiệu bộ; trường mẫu giáo Ia Rsai bị nứt phần tường đỡ mái, thấm dột.
Nước lũ lên cao cũng gây ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường như Quốc lộ 25 đoạn qua Km109 550; Đường liên xã Phú Cần đi la Rmok; Sạt trôi đất nông nghiệp ven sông Ba: 3,5 ha.
Sân vận động huyện này cũng bị sập đổ 87m (cao 2,6m) tường rào; bay 2 tấm mái che và nước kèm bùn làm ngập mặt sân vận động huyện.
Tại thị xã Ayun Pa, hơn 31 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả... bị hư hỏng; 738 con gia súc, gia cầm bị chết.
Về giao thông, đoạn đường quốc lộ 25 vị trí ranh giới xã la Sao và xã la Rtô ngập sâu hơn 1m, hiện đã rút. Ngập cục bộ tỉnh lộ 662 nối huyện Ia Pa (phường Cheo Reo) làm giao thông bị gián đoạn, đến nay đã thông tuyến. Toàn huyện di dời 119 hộ dân.
Tại huyện Kông Chro, ngập lụt cục bộ tại 47 hộ dân (xã Đăk Pling 23 hộ, xã Sró 24 hộ); sạt lở kết cấu nền, mặt đường và hệ thống thoát nước nhiều nơi ở huyện.
Nhiều tuyến đê kè tiếp tục sạt lở sau bão lũ Sau các trận bão, lũ liên tiếp, nhiều tuyến đê xung yếu tại tỉnh Quảng Nam vốn đã hư hỏng từ những năm trước, nay bị tàn phá nghiêm trọng hơn, uy hiếp trực tiếp khu dân cư gần đê. Mấy năm nay, khoảng 250 hộ dân sống ven tuyến đê ngăn mặn ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam...