Chủ tịch xã khai nhiều tuổi hơn mẹ để nhận huân chương
Không có thành tích trong kháng chiến, ông Dũng tự khai man, nâng tuổi lớn hơn cả mẹ ruột trong hồ sơ nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba.
Sáng 3/12, trung tá Bùi Hồng Tình (Phó phòng An ninh điều tra ( PA 92, Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đơn vị đã khởi tố bị can với Đoàn Quốc Dũng (59 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn) về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan vụ việc, Nguyễn Xuân Hiệp (55 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Nội vụ huyện Nông Sơn) bị truy cứu tách nhiệm hình sự về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Hiệp bị tạm giam, còn ông Dũng được tại ngoại.
Công an đọc lệnh khởi tố đối với ông Đoàn Quốc Dũng, ông này được cho tại ngoại để phục vụ điều tra. Ảnh. Hồng Tình.
Theo điều tra, năm 2008-2009, huyện Nông Sơn có chủ trương rà soát lại những người có công với cách mạng. Ông Dũng khi đó là Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Ninh đã cấu kết với ông Hiệp là cán bộ chuyên trách thi đua khen thưởng thuộc Phòng Nội vụ huyện Nông Sơn để gian lận, trục lợi.
Là người được giao nhiệm vụ về xã hướng dẫn cho người dân kê khai thành tích kháng chiến viết hộ hồ sơ xét khen thưởng, ông Hiệp tự kê khai thành tích của người dân, thay đổi năm sinh nhằm gian lận tuổi, nhờ cán bộ kháng chiến thời trước ký tên chứng kiến, tự viết các giấy xác nhận thành tích của cả những người theo chế độ cũ.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng của xã, ông Dũng không kiểm tra, xác minh cũng không đưa ra hội hồng thi đua xét duyệt mà tự ý ký xác nhận vào các hồ sơ này.
Video đang HOT
Trung tá Tình cho hay 47 hồ sơ bị khai man, gian lận tuổi, trong số này có 11 trường hợp tiếp tục làm hồ sơ hưởng chế độ “trợ cấp, phụ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công cách mạng” với số tiền hơn 61 triệu đồng và 19 trường hợp làm hồ sơ hưởng chế độ “Hỗ trợ người có công cách mạng về nhà ở” với số tiền 640 triệu đồng.
Ngoài cáo buộc Lợi dụng chức vụ quyền hạn, ông Hiệp đang bị điều tra Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh. Hồng Tình.
“Ngay ông Dũng không hề có thành tích kháng chiến nhưng đã tự khai thành tích, nhận mình sinh năm 1932 (lớn hơn mẹ ruột 3 tuổi) để được nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba”, trung tá Tình nói và cho hay ông Dũng cũng nâng tuổi của vợ mình từ sinh năm 1960 thành 1941 để nhận Huân chương Kháng chiến hạng 3. Mẹ của Dũng cũng được làm giả hồ sơ để được nhận huân chương mặc dù không hề có thành tích.
Theo trung tá Tình, sau khi được vận động, hầu hết 47 trường hợp được nhận huân, huy chương nhờ cán bộ khai man thành tích mà có đã tự nguyện giao nộp những hồ sơ, huân huy chương nhận sai và hứa sẽ khắc phục, nộp lại số tiền đã nhận không đúng trước đó.
Trong quá trình điều tra, công an còn nhận được thông tin ông Hiệp nhận tiền của nhiều người với lời hứa sẽ “chạy chế độ”, “chạy việc”…
Tiến Hùng
Theo VNE
Nhân viên gác chắn cầu Ghềnh được giảm án
Tai nạn tàu lửa tông chết 2 người và làm bị thương 22 người ngày Mùng 4 Tết xảy ra đã gần 5 năm nhưng gia đình các nạn nhân vẫn chưa nhận được bồi thường.
TAND tỉnh Đồng Nai hôm 23/11 giảm hình phạt cho cựu nhân viên gác chắn cầu Ghềnh (TP Biên Hòa) Trần Văn Thời từ 5 năm 6 tháng xuống còn 5 năm tù; Bùi Văn Thuấn, Trần Văn Lương và Trần Viết Hải đều được giảm một năm, còn 2-4 năm 6 tháng tù cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trần Minh Châu (tài xế) được giảm từ 7 năm xuống còn 5 năm tù về tội Cản trở giao thông đường sắt.
Các bị cáo được giảm nhẹ so với bản án sơ thẩm. Ảnh: Hoàng Trường
Theo cáo trạng, 19h10 ngày 6/2/2011 (mùng 4 Tết), Thời phụ trách trực ngoài đầu cầu chắn 4 nhưng vào trong chốt ăn cháo, bỏ mặc xe phía phường Bửu Hòa tự do vào cầu Ghềnh. Dù tàu SE2 gọi điện xin đường nhưng Thời vẫn không ra gác đầu cầu, cũng không ấn nút đèn đỏ cấm xe đi vào lòng cầu.
Tàu SE2 điện thoại xin đường lần hai, Thuấn cầm đèn tín hiệu ra đầu cầu, Thời ấn nút chuông và đèn tín hiệu, đồng thời hạ chắn barie, yêu cầu những xe phía chắn 4 lùi lại nhưng ôtô do Trần Minh Châu lái không chấp hành.
Đến khi Châu chịu lùi xe ra khỏi cầu thì tàu SE2 do lái tàu Nguyễn Văn Túy và phụ lái Nguyễn Xuân Phú lao đến đâm hàng loạt ôtô. Tai nạn làm ông Trần Ngọc Khải và anh Trần Thanh Tuấn tử vong, 22 người khác bị thương.
Gần 4 năm sau tai nạn vụ án mới được đưa ra xét xử hồi tháng 4. Ngoài mức phạt tù, toà cũng buộc Công ty quản lý đường sắt Sài Gòn và Châu đền bù thiệt hại cho các nạn nhân trong vụ tai nạn tổng cộng 1,7 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Châu chịu 20%.
Đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thể làm rõ về thực trạng đèn tín hiệu vào cầu. Ảnh: Hoàng Thắng
Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKS tỉnh Đồng Nai đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vụ án. Viện cho rằng, cơ quan điều tra cấp sơ thẩm đã không làm rõ được tổ lái tàu SE2 có hay không chấp hành đúng hiệu lệnh đèn tín hiệu để đưa tàu vào cầu. Việc kháng cáo của bị đơn Công ty TNHH Quản lý đường sắt Sài Gòn cũng yêu cầu làm rõ tình tiết này là phù hợp, yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ hành vi của 2 lái tàu để tránh bỏ lọt tội phạm.
"Chỉ khi làm rõ vấn đề trên mới thấy được toàn bộ bản chất sự việc dẫn đến vụ tai nạn, đồng thời cũng xác định cụ thể trách nhiệm liên đới bồi thường cho các bị hại trong vụ án", đại diện VKS nói.
Tuy nhiên, đề nghị này không được tòa chấp thuận. Về việc Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn kháng cáo làm rõ tổ lái tàu có vi phạm hay không, HĐXX cho rằng vụ án vẫn đang điều tra và chấp thuận cho đơn vị này cùng bị cáo Châu khiếu kiện dân sự đối với tổ lái tàu để cùng bồi thường thiệt hại.
Hoàng Trường
Theo VNE
Học viên sau cai nghiện bị tra khảo đến tử vong Nguyễn Đức Toàn, cán bộ Trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp Thanh niên Hà Nội cùng đồng nghiệp dùng dùi cui tra hỏi khiến một học viên tử vong. Các bị cáo nghe tuyên án - Ảnh: Nam Anh Sáng nay 16.11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Toàn (32 tuổi,...