Chủ tịch xã dẫn quân đi phá ruộng dân
Sáng 27.11, cả hệ thống chính trị của UBND xã Tùng Lộc ( Can Lộc, Hà Tĩnh) gồm cả Đảng ủy, chính quyền, công an, dân quân do ông Đặng Thọ Liễu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã dẫn đầu hùng hậu xuống cánh đồng xóm Bắc Tân Dân…phá ruộng mạ của người dân. Trước sự việc này, hàng chục người dân đã bao quanh phản đối, hai bên xảy ra xô xát và tấn công nhau bằng bùn ruộng.
Sự việc hi hữu này đang làm náo động cả các thôn xóm thuộc xã Tùng Lộc. Theo ông Nguyễn Chỉ Nhụ (thôn 2, xóm Bắc Tân Dân), người có ruộng mạ bị chính quyền phá kể lại:
“Tôi có 1 sào ruộng mới gieo lúa được hai ngày (giống lúa IR 1820), bỗng dưng sáng nay ông Liễu dẫn cả công an, cả nhiều người của xã xuống dùng cào, cuốc cào hết mạ của tôi. Không dừng lại đó, họ còn cho người xuống dẫm phá nát hết toàn bộ”.
Có mặt tại hiện trường, hàng chục người dân Bắc Tân Dân bao quanh chúng tôi để bày tỏ sự phẫn nộ với cách hành xử của lãnh đạo xã này. Ông Nguyễn Đức Công (52 tuổi, cùng thôn) bức xúc:
“Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải trường hợp trớ trêu như thế này, ruộng mạ chúng tôi vừa gieo mà chính quyền xã kéo người xuống phá nát. Họ phải đền bù cho chúng tôi, họ là những kẻ đang phá hoại tài sản của người dân chúng tôi”.
Hàng chục hộ dân rất bức xúc trước hành động của chính quyền xã Tùng Lộc.
Video đang HOT
Theo đó, chỉ trong buổi sáng hôm nay, đã có nhiều ruộng của các hộ dân ở thôn Bắc Tân Dân bị ông Liễu dẫn quân đi phá.
Sự việc bị đẩy lên đỉnh điểm căng thẳng khi người dân bực tức và phản ứng lại những người công quyền. Nhiều người xót của đã lao xuống ruộng lúa để cản lại lực lượng của xã đang phá ruộng.
Nhiều người khác đã bốc đất ném vào đoàn cưỡng chế, nhiều người dùng chậu múc nước tạt vào. Ông Đặng Thọ Liễu bị dính bùn bẩn hết phải rút quân về.
Lý do của sự việc này được rất nhiều người dân cho biết, chính quyền xã bắt buộc tất cả các hộ dân trong địa phương phải sử dụng giống lúa B-TE 1 (giống Ấn Độ) để gieo cấy (việc gieo cấy giống lúa này phải theo chỉ tiêu 50% diện tích mỗi hộ).
Tuy nhiên, thổ nhưỡng của vùng này không phù hợp với giống lúa lai này nên người dân không chuộng. Hơn nữa, giống lúa B-TE 1 đã đưa vào sản xuất tại đây 3 năm nhưng không cho năng suất cao.
Cụ thể, lúa IR 1820 cho năng suất 3-3,5 tạ/sào; trong lúc lúa B-TE 1 cho năng suất 1,7 tạ/sào. Không những vậy, giá giống lúa B-TE 1 được xã giao bán có giá cao hơn giá bán chợ đen 20 ngàn đồng/kg.
“Dân chúng tôi trồng lúa bao nhiêu năm nay, giống IR 1820 luôn cho năng suất ổn định, với lại có thể giữ giống để tiếp tục cho mùa sau. Còn những giống lúa lai đã không cho năng suất, đến mùa nông dân chúng tôi lại phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua giống mới, rồi còn phải bao bọc ni-long, đóng cọc che chắn…
Hạn chế là vậy mà họ vẫn cứ bắt ép chúng tôi sản xuất lúa lai, rồi phá đồng phá lúa, phá tài sản khó nhọc của chúng tôi. Họ không coi chúng tôi ra gì nữa”, ông Nguyễn Chỉ Nhụ bức xúc.
Không có chuyện đền bù
Trước sự việc trên, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với ông Đặng Thọ Liễu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc.
Việc phá hoại tài sản của người dân sẽ không được đền bù, ông Đặng Thọ Liễu chắc chắn
Ông Liễu nhóp nhép nhai trầu và trả lời thẳng với chúng tôi rằng: “Đúng là sáng nay tôi đã cùng anh em xuống đó nhưng là để thiết lập kỷ cương trong sản xuất”.
Ông Liễu cũng cho hay, việc đoàn cưỡng chế xuống phá mạ của người dân Bắc Tân Xuân là tự đi, không có quyết định thành lập đoàn hay gì hết.
“Việc này tôi đã báo cáo lên lãnh đạo huyện rồi, còn giống của người dân bị phá, chính quyền xã sẽ không đền bù vì đã thông báo rồi mà họ không nghe thì tự chịu”, vị Bí thư kiêm Chủ tịch xã trả lời rất vô tư.
Trả lời việc vì sao lại không có quyết định thành lập đoàn cưỡng chế nhưng lại tự ý phá tài sản của người dân nhưng không đền bù, ông Liễu cho biết thêm:
“Anh không hề nóng vội! Việc cấm sản xuất giống lúa IR 1820 đã được xã thông báo nghiêm cấm vào ngày 25.11 mới đây. Đã tuyên truyền, vận động mà bộ phận đó không nghe thì phải làm vậy thôi, chứ sau này sản xuất không có năng suất nữa lại kêu lên kêu xuống xã thì ai chịu?!”.
Việc chính quyền xã huy động lực lượng cưỡng chế phá hoại tài sản của người dân như ở xã Tùng Lộc có lẽ có một không hai. Và việc vị quan xã này tự ý điều động người, phá ruộng dân không đền bù liệu có phải là có sự cho phép của đơn vị hành chính cấp trên hay tự ý làm dường như chưa có tiền lệ.
Thạch Châu (Một Thế Giới/Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Chủ tịch xã mất chức vì gian lận bằng cấp
Lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 của người thân mang đi chỉnh sửa rồi photocopy gửi tổ chức, một chủ tịch xã ở Cà Mau bị mất chức Ủy viên thường vụ Đảng ủy.
Ảnh minh họa
Chiều 25/11, Huyện ủy Đầm Dơi (Cà Mau) kỷ luật ông Nguyễn Minh Dân, chủ tịch UBND xã Tân Thuận với hình thức cách chức Ủy viên thường vụ Đảng ủy xã. Ông này còn bị đề nghị kỷ luật cách chức về mặt chính quyền.
Theo Ủy ban Huyện ủy Đầm Dơi, ông Dân lấy bằng tốt nghiệp THPT của một cá nhân khác ở Bạc Liêu mang đi chỉnh sửa, photocoppy đưa vào hồ sơ Đảng viên của ông Dân để gửi tổ chức.
Với tấm bằng cấp không hợp lệ, ông Dân được lên chức và đi học đại học chuyên ngành xây dựng Đảng.
Theo VNE
Bị trầm cảm, một nữ sinh treo cổ tự tử Sáng 6-11, ông Phan Công Nhanh, chủ tịch UBND xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) xác nhận tại địa phương vừa xảy ra một vụ treo cổ tự vẫn, một nữ sinh đã tử vong. Theo ông Nhanh cho biết, danh tính nữ sinh được xác định là H.T.M.H. (18 tuổi, trú thôn 3, xã Duy Vinh, hiện đang là sinh...