Chủ tịch xã chỉ đạo kế toán dùng tiền chống dịch chi quà biếu Tết
Cáo trạng xác định Nguyễn Tràng Thắng, cựu Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai và nhân viên kế toán Nguyễn Thúy Dương đã dùng tiền phòng chống dịch tả châu Phi để hợp thức hóa các khoản chi sai nguyên tắc, trong đó có tiền “quà biếu Tết” Huyện ủy và UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Ngày 18/7, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp, để xét xử bị can Nguyễn Tràng Thắng, cựu Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai và nhân viên kế toán Nguyễn Thúy Dương về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Trì cáo buộc 2 bị can Nguyễn Tràng Thắng và Nguyễn Thúy Dương có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho ngân sách tổng số tiền 212 triệu đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng 12/2017 đến 26/10/2021, ông Nguyễn Tràng Thắng được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai. Trong quá trình này, bị can đã nhiều lần chỉ đạo bà Lê Thị Như Hoa, cán bộ văn phòng kiêm thủ quỹ UBND xã, tạm ứng tiền ngân sách chi trả các khoản chi sai nguyên tắc như chúc Tết, mua bánh kẹo, làm phong bì cho đoàn kiểm tra, mừng tuổi, chi trả tiền điều hòa…
Quá trình điều tra xác định, tổng số tiền tạm ứng cho các khoản chi sai nguyên tắc là hơn 212 triệu đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là khoản “đi Tết” Huyện ủy 30 triệu đồng vào ngày 28/1/2019 và “ứng đi chúc Tết” UBND huyện 35 triệu đồng vào ngày 31/1/2019.
Ngoài ra, còn một số khoản chi lớn khác như 2 lần trả tiền điều hòa gần 75 triệu đồng, mua bánh kẹo Tết 30 triệu đồng… Để có tiền bù vào các khoản chi này, ông Thắng đã chỉ đạo Nguyễn Thúy Dương lập hồ sơ quyết toán khống kinh phí được cấp phục vụ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi năm 2019, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hơn 200 triệu đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019, xã Tả Thanh Oai xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi, được UBND huyện Thanh Trì hỗ trợ hơn 10,5 tỷ đồng, chia làm 3 đợt. Sau đó, để thực hiện việc vận chuyển và đào hố chôn lấp tiêu hủy lợn nhiễm bệnh, bị can Nguyễn Tràng Thắng đã triệu tập, yêu cầu các hộ dân có công nông, máy xúc hỗ trợ, trả tiền công cho người lái công nông là 30.000 đồng/ chuyến.
Video đang HOT
Do phương tiện công nông, máy xúc của người dân trong xã Tả Thanh Oai là phương tiện tự phát, không xuất được hóa đơn để quyết toán nên sau khi Nguyễn Thúy Dương báo cáo, đề xuất, Nguyễn Tràng Thắng liên hệ với các công ty để xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho UBND xã. Ông Thắng đồng ý và Dương đã liên hệ với 4 công ty xuất 15 hóa đơn giá trị gia tăng, tổng số tiền là 658 triệu đồng.
Theo thỏa thuận giữa các cán bộ xã thì các công ty đã giữ lại 12% tổng tiền thanh toán trên hóa đơn, tương ứng gần 72 triệu đồng để nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền hơn 586 triệu đồng còn lại được các công ty chuyển cho Nguyễn Thúy Dương.
Thực hiện theo chỉ đạo của ông Thắng, Dương đã chi trả gần 43 triệu đồng cho 30 cá nhân có công nông tham gia vận chuyển và hơn 255 triệu đồng cho 9 cá nhân có máy xúc đào hố, chôn lấp lợn nhiễm dịch. Ngoài ra, Dương giữ lại hơn 93 triệu đồng để trả một công ty khác tham gia vận chuyển 22 ca máy xúc và 207 chuyến công nông. Tổng số tiền thuê công nông và máy xúc mà Dương đã chi trả là hơn 370 triệu đồng.
Như vậy, số tiền còn lại sau khi chi trả cho các hộ tham gia vận chuyển, đào hố tiêu hủy lợn dịch tả được cơ quan điều tra xác định khoảng 212 triệu đồng. Bị can Dương đã đưa cho ông Thắng 120 triệu đồng để chuyển cho bà Lê Thị Như Hoa hoàn trả cho các khoản chi sai nguyên tắc. Đối với số tiền còn lại, Dương xin ý kiến cựu Chủ tịch xã đưa cho bà Hoa để hoàn trả khoản tiền mà bị can Thắng đã chỉ đạo kế toán chi tiêu sai nguyên tắc.
Những nhân viên ngân hàng nào đã giúp "bà trùm" tuồn 30 nghìn tỷ đồng?
Theo cáo buộc, "bà trùm" Nguyễn Thị Nguyệt cùng chồng liên hệ nhân viên 3 ngân hàng lớn để thực hiện chuyển tiền dưới hình thức thanh toán quốc tế.
Như tin đã đưa, TAND TP Hà Nội đang thụ lý vụ chuyển hơn 30 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài trái phép. 13 bị can bị truy tố, chuẩn bị được đưa ra xét xử.
Cầm đầu trong đường dây này là bị can Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, ở Tây Hồ, Hà Nội). Từ năm 2016, một số đối tượng có nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài nên Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật (SN 1981, ở Quảng Ninh) để hợp thức việc chuyển tiền ra nước ngoài thông qua pháp nhân 2 công ty.
Phạm Hữu Thuật còn nhờ người quen đứng tên giám đốc một công ty khác để hợp thức hợp đồng tạm nhập, tái xuất hàng hóa là IC điện tử làm hồ sơ thanh toán quốc tế, chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài giúp Nguyệt.
Theo cáo buộc, Thuật đồng phạm với Nguyệt chuyển hơn 3,8 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài và hưởng lợi 152 triệu đồng.
Nắm bắt được thủ đoạn, cách thức chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyệt cùng chồng là Phạm Anh Tuấn mượn chứng minh nhân dân của người thân để thành lập 8 công ty. Sau đó, Nguyệt cùng các đồng phạm dùng pháp nhân các công ty này để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài với thủ đoạn tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Tổng số tiền Nguyệt chuyển trái phép ra nước ngoài được xác định là hơn 30,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, Nguyệt thu lời bất chính hơn 30,4 tỷ đồng.
Nhân viên ngân hàng vướng lao lý vì giúp "bà trùm"
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, vợ chồng Nguyễn Thị Nguyệt liên hệ với các nhân viên ngân hàng để thực hiện chuyển tiền dưới hình thức thanh toán quốc tế. Cơ quan tố tụng đã làm rõ hành vi của các nhân viên ba ngân hàng: Ngân hàng V. chi nhánh Móng Cái (Quảng Ninh), Sacombank chi nhánh Móng Cái và MBbank chi nhánh Móng Cái.
Cụ thể, Nguyễn Ngọc Sơn (phụ trách khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng V. chi nhánh Móng Cái) bị cáo buộc biết Nguyễn Thị Nguyệt sử dụng pháp nhân các công ty do Nguyệt nhờ người quen đứng tên để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài qua chi nhánh ngân hàng của Sơn.
Sơn và Nguyệt thỏa thuận, để tiện cho giao dịch, làm thủ tục chuyển tiền trái phép cho các công ty của Nguyệt, Sơn trực tiếp liên hệ với những người đứng tên giám đốc để nhận giấy A4 khống, ký, đóng dấu sẵn của các công ty, nhận nội dung phụ lục hợp đồng, thay đổi đối tượng thụ hưởng (bên thứ 3) qua email; nhận hồ sơ đề nghị thanh toán qua bưu điện.
Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế, Sơn được hưởng lợi từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng/1 triệu USD. Tổng số tiền Sơn hưởng lợi được xác định là khoảng 70 triệu đồng.
Đối với Phan Ngọc Duy (Phó Giám đốc Ngân hàng V. chi nhánh Móng Cái), cơ quan tố tụng xác định, Duy là người phê duyệt các hồ sơ thanh toán quốc tế cho 5 công ty do Nguyệt thành lập. Duy biết hồ sơ các công ty gửi thanh toán qua ngân hàng để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài đều do Nguyệt là người liên hệ để chuyển hồ sơ.
Nguyệt và Duy thỏa thuận, số tiền Duy được hưởng trên mỗi giao dịch là 500 nghìn đồng/1 triệu USD. Tổng số tiền Duy được hưởng lợi là khoảng 200 triệu đồng.
Cơ quan tố tụng sao kê tài khoản và xác định, Nguyễn Thị Nguyệt thông qua Nguyễn Ngọc Sơn và Phan Ngọc Duy chuyển trái phép hơn 6,4 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài. Hành vi của Sơn và Duy cấu thành tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới". Tuy nhiên, hành vi của Sơn và Duy đã bị Công an tỉnh Quảng Ninh xử lý.
Cuối năm 2021, Sơn bị TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt 5 năm tù, Duy nhận 4 năm 6 tháng tù về tội danh trên. Do đó, cơ quan điều tra không xem xét hành vi của Sơn và Duy trong vụ án này.
Đối với Phạm Thị Minh Ngân (nhân viên MBbank chi nhánh Móng Cái), cơ quan tố tụng xác định, Ngân được giao thực hiện thanh toán quốc tế cho 6 công ty do Nguyệt thành lập. Tuy nhiên, Ngân là nhân viên Ngân hàng TMCP Quân đội nên thẩm quyền xử lý hành vi của Ngân thuộc Cục Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định tách tài liệu liên quan đến hành vi của Ngân, chuyển đến Cục điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng giải quyết theo thẩm quyền. Đến nay, Cục điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với Nguyễn Thị Minh Ngân về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đối với 2 nhân viên Sacombank chi nhánh Móng Cái là Hoàng Thị P.A. và Nguyễn Thu H., cơ quan tố tụng xác định, hai nhân viên này đã nhận hồ sơ thanh toán quốc tế của 4 công ty do Nguyệt chuyển đến. Sau đó, P.A. và H. làm thao tác sao chép, in thành hồ sơ chuyển tiền. Nguyệt nhiều lần bồi dưỡng cho 2 nhân viên Sacombank này với tổng số tiền khoảng 80 triệu đồng.
Đến năm 2018, khi thực hiện chuyển tiền cho công ty của Nguyệt, do nghi ngờ các công ty của Nguyệt chuyển tiền trái phép nên hai nhân viên trên và Sacombank đã dừng giao dịch, không thực hiện thanh toán quốc tế cho các công ty của Nguyệt nữa.
Theo cáo trạng, Hoàng Thị P.A. và Nguyễn Thu H. thực hiện chuyển tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt nhưng không biết Nguyệt chuyển tiền trái phép ra nước ngoài nên Cơ quan CSĐT - Công an TP Hà Nội không đề cập xử lý.
Kiểm soát viên tài chính bưu điện chiếm đoạt hàng tỷ đồng của khách Ngày 22/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Nam cho biết đã ra lệnh tạm giam đối với Phạm Thị Thu Nga, là kiểm soát viên tài chính bưu chính Bưu điện huyện Bình Lục để điều tra về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiểm đoạt tài sản. Trước đó, ngày 21/5, tổ công tác Phòng Cảnh...