Chủ tịch xã bắt được gỗ trắc, dân đổ xô đi tìm
Vài tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mỗi ngày có hàng chục người dân lặn lội men theo các con suối, bờ ruộng ngập nước để tìm kiếm gỗ trắc với mong muốn đổi đời.
Gỗ trắc ở rừng đặc dụng Đăk Uy một thời bị lâm tặc lén lút triệt hạ
Nguyên nhân khiến người dân đổ xô đi tìm gỗ trắc bắt nguồn từ việc mới đây, ông A Phúc, Chủ tịch UBND xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi) trong một lần đi ra con suối cạnh nhà bắt cá đã phát hiện một cây gỗ trắc dài khoảng 8m bị vùi sâu dưới lòng suối lâu năm. Cây gỗ trắc này được ông A Phúc bán cho tư thương với giá 120 triệu đồng. Nhiều người dân của thôn Đăk Năng (xã Đăk Sú, huyện Ngọc Hồi) trong lúc đi tìm gỗ trắc cũng phát hiện dưới lòng suối Đăk Hniêng một gốc gỗ trắc, bán được 60 triệu đồng.
Trước đó, vào tháng 3/2011, ông Nguyễn Ngọc Thanh (53 tuổi, trú xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) trong lúc đào hố trồng chuối ở cuối vườn nhà phát hiện cây trắc lõi lâu năm, chiều dài 21m, nằm sâu dưới lòng đất bùn 0,5m, bán được 1,12 tỷ đồng…
Được biết, vùng đất thuộc huyện Đăk Hà và Ngọc Hồi trước đây là “vùng rốn” của gỗ trắc. Sau năm 1975, để trồng cây cà phê, các nông trường đã khai thác rừng trắc lấy đất canh tác, chỉ thu gom một số gỗ trắc lớn, số còn lại (cây nhỏ, gốc, rễ, cành…) họ dùng xe ủi lùa xuống các ao hồ, khe suối…
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đăk Hà còn tồn tại khu rừng đặc dụng Đăk Uy do Nhà nước quản lý với trữ lượng gỗ trắc tương đối nhiều. Đây cũng là bài toán nan giải cho chính quyền sở tại khi thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trắc quý hiếm trước nạn lâm tặc đang ngày đêm nhòm ngó.
Theo Dantri
Video đang HOT
Cô học trò nghèo chăm mẹ bệnh nặng có nguy cơ bỏ học
"Mấy ngày trước mẹ không muốn ăn gì em rất sợ, hôm nay em nghe mẹ nói mẹ thèm cơm nên em rất vui nhưng em lại không có tiền để đi mua cơm cho mẹ ăn. Năm học mới cũng sắp đến mà em sợ mình sẽ phải nghỉ học", Y Liêng tâm sự.
Bố mất từ năm 2009 do căn bệnh ung thư gan, các anh, chị xây dựng gia đình và ra ở riêng, chỉ còn lại Y Liêng (16 tuổi, học lớp 10, trường Dân tộc nội trú huyện Đăk Hà, Kon Tum) và người mẹ nghèo Y Jũng (trú thôn 9, xã Đăk La, Đăk Hà, Kon Tum) sống trong căn nhà nhỏ. Cuộc sống của 2 mẹ con dù cực khổ với vài sào ruộng nhưng bà Jũng luôn nhận thức được rằng: chỉ có cái chữ mới có thể làm thay đổi cuộc đời Y Liêng. Vì vậy, dù vất vả đến đâu bà cũng cố gắng cho Liêng ăn học một cách tốt nhất.
Thương mẹ, Liêng luôn cố gắng chăm chỉ học tập với thành tích học lực khá và được vào trường Nội trú huyện học để nuôi ước mơ sau này trở thành giáo viên. Cuộc sống của 2 mẹ con cứ trôi qua trong yên bình, nào ngờ tai họa đã ập xuống 2 phận đời éo le này. Cách đây chừng 2 tháng rưỡi, bà Jũng đi làm gặt lúa dưới ruộng lúa nước và bị vi khuẩn tấn công vào chân.
Một tuần sau, trong lúc khiêng bì lúa với người em gái vào nhà, bỗng dưng chân bà Jũng sưng to, đau nhức như muốn vỡ tung ra, cơ thể nóng như có lửa thiêu. Bà Jũng được các con đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu và được các bác sĩ kết luận bà bị tụ cầu vàng do vi khuẩn Staphylococcus.aureus tấn công. Khiến bắp chân bà Jũng bị hoại tử, chỉ nằm một chỗ, cơ thể đau yếu và lúc nóng, lúc lạnh. Hiện bà Jũng đang được điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Đau ốm, nhưng vì không có tiền để bồi dưỡng cơ thể khiến sức khỏe của bà Jũng rơi vào suy kiệt, lâu hồi phục. Đã hơn 2 tháng trôi qua, nhưng bà Jũng vẫn phải nằm viện điều trị. Các con bà Jũng đã phải vay mượn khắp nơi mới có tiền mua thuốc và đóng tiền viện cho mẹ, nhưng do kinh tế của ai cũng khó khăn, mà mỗi ngày tiền chi tiêu của bà Jũng và Liêng ở trên bệnh viện hết gần cả trăm nghìn nên với họ đó là gánh nặng quá sức. Nhiều ngày qua, để có cơm cho 2 mẹ con ăn, Liêng phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để xin cơm từ thiện. Nhưng do sức khỏe bà Jũng quá yếu, cơm từ thiện lại không đủ chất nên vết thương của bà Jũng khó hồi phục.
"Người mẹ em rất mệt, mẹ không muốn ăn gì nhưng em phải ép cho mẹ ăn. Mỗi lần mẹ nói mẹ thèm ăn cơm với cái này, cái kia em rất vui nhưng em không có tiền để đi mua những thứ mẹ muốn ăn khiến em chỉ biết trốn đi chỗ khác để khóc. Mấy cô, chú ở cùng phòng thấy mẹ con em không có tiền mua cơm ăn, em phải thường xuyên nhịn đói nên thỉnh thoảng họ cũng cho em vài chục nghìn hoặc cho mẹ con em bánh mì, đồ ăn", Liêng tâm sự.
Năm học đã chuẩn bị bắt đầu nhưng Y Liêng vẫn phải ở bệnh viện để chăm mẹ bệnh nặng
Liêng cho biết, gia đình em có 5 người con, em là con út trong gia đình. Các anh, chị đều đã lập gia đình và ra ở riêng, mưu sinh bằng nghề nông vì vậy cuộc sống của họ cũng khá khó khăn. Từ ngày bà Jũng bị bệnh, họ đã thay nhau ghóp tiền và đi vay nợ để trang trải tiền viện phí, thuốc men và tiền ăn cho bà Jũng. Nhưng do vết thương của bà Jũng khá nặng lại nằm viện lâu nên nhiều ngày qua, các anh, chị Liêng chỉ thỉnh thoảng vào thăm mẹ chứ không có tiền để chu cấp thêm. "Mấy năm trước, bố em bị bệnh nên mẹ em đã mang sổ đỏ đi vay ngân hàng để lấy tiền cho bố em chữa bệnh và mẹ em có vốn làm ăn. Bây giờ, mẹ em vẫn chưa có tiền để trả nợ ngân hàng, đi vay cũng không được nữa", Liêng cho biết thêm.
Do không có tiền để mua đồ ăn bồi bổ cơ thể nên sức khỏe bà Jũng bị suy kiệt nhiều
Mẹ bệnh, nhà nghèo, năm học mới chuẩn bị bắt đầu nhưng Liêng vẫn chưa biết mình có thể được tiếp tục đến trường nữa không, bởi trước hoàn cảnh trên, các anh, chị Liêng đều khuyên Liêng nên nghỉ học ở nhà chăm mẹ và làm rẫy. "Em rất thích đi học, em rất thương mẹ. Em đã mất bố rồi nên em không muốn mất thêm mẹ, em rất sợ mất mẹ, mẹ rất thương em và không muốn em nghỉ học. Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nửa là khai giảng năm học rồi, các bạn em ai cũng lo chuẩn bị để đi học, còn em thì chưa biết có được đi học nữa không. Bây giờ em chỉ ước sao cho mẹ sớm khỏi bệnh để 2 mẹ còn em về nhà", Liêng bộc bạch.
Trao đổi về tình trạng của bà Jũng, bác sĩ Văn Đức Phong, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc của bà Jũng đã được cải thiện, nhưng bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng suy kiệt cơ thể. Khả năng cắt bỏ chân là rất ít xảy ra, tuy nhiên vấn đề điều trị rất phức tạp và dai dẳng, khó khăn và kéo dài nên cần sự chăm sóc và dinh dưỡng tốt cho bà Jũng.
Bác sĩ Phong cho biết thêm: "Bà Jũng là hộ nghèo, chế độ ăn dành cho người bệnh hoàn toàn không có, tiến trình phục hồi còn tùy thuộc vào sức khỏe của bà, trong khi dinh dưỡng thì không có gì ăn".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1134: Em Y Liêng : Thôn 9 - Xã Đăk La, Huyện Đăk Hà - Tỉnh Kon Tum 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Thư
Theo Dantri
Lại xuất hiện mưa "vàng" trên diện rộng Chiều 22/3 trên địa bàn tỉnh Kon Tum lại xuất hiện cơn mưa "vàng". Cơn mưa bắt đầu từ lúc 16 giờ và kéo dài hơn một giờ đồng hồ với lượng mưa lớn kèm gió mạnh. Cơn mưa "vàng" hiếm hoi trên vùng cực Bắc Tây Nguyên sau nhiều tháng khô hạn đã giúp cho khí trời mát mẻ. Quan trọng hơn,...