Chủ tịch WB: Phân phối nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19 sẽ có tác động hỗ trợ kinh tế hồi phục
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass mơi đây đa cảnh báo rằng việc triển khai nhanh chóng hoạt động phân phối và tiêm chủng vaccine ngưa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ đong vai tro rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh tế ở các nền kinh tế phát triển và ngăn chặn sự sụt giảm hơn nữa đối với nền kinh tế của cac nước ngheo hơn vào năm 2021.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Tel Aviv, Israel ngày 31/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuần trước, WB dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2021, thâp hơn ươc tinh trước đó. Tuy nhiên, tô chưc tai chinh quôc tê nay canh bao sự gia tăng lây lan cua đai dich COVID-19 và viêc chậm trễ phân phối vaccine có thể đây mưc phục hồi xuống chỉ còn 1,6% trong năm nay.
Tra lơi phong vân bao giơi, ông Malpass bay to hy vọng rằng việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 có thể được đẩy nhanh ở các nền kinh tế phat triên, trích dẫn môt sô động thái đang diên ra tai một số bang quan trọng của nước My. Điều đó cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng ở các nước thuôc nhom nghèo hơn vì ho vôn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu và kiều hối.
Theo ông Malpass, các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hành động khẩn cấp để giải quyết nhưng vấn đề mà các nước nghèo hơn đang phải đối mặt, từ giáo dục đến y tế công cộng, gánh nặng nợ nần chồng chất và thiếu đầu tư. Chu tich WB nhân manh tinh trang bất bình đẳng đa trở nên tồi tệ hơn ngay tư trước đai dich, và COVID-19 đang góp phần khá lớn khiên nhưng vấn đề đó cang rắc rối hơn.
Ông cho biết việc tiếp cận với vaccine ngưa COVID-19 là một vấn đề lớn mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt, đặc biệt là do các vấn đề pháp lý như trách nhiệm cá nhân.
WB đang hợp tác chặt chẽ với hơn 100 quốc gia để giúp họ tiếp cận khoản vay tri gia 12 tỷ USD vơi lãi suất thấp phuc vu cho viêc mua và phân phối vaccine ngưa COVID-19. Các thỏa thuận đầu tiên dự kiến sẽ được thông qua vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2/2021.
Liên quan đên vân đê nơ cua cac nước ngheo, Chủ tịch Malpass kêu gọi các chủ nợ thuôc khu vực tư nhân cân nô lưc giúp nhưng nước nay đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe do đại dịch COVID-19 gây ra, cung như ngừng thu cac khoan thanh toan nơ vôn đang rât cân thiêt vơi nhiêu quôc gia.
Ngươi đưng đâu WB lưu ý rằng một số nước đang phát triển đang phai trả khoan lãi suất rất cao, từ 6-7% cho cac khoan nơ chính thức.
Theo ông Malpass, việc giảm lãi suất cac khoan vay có thể đóng vai trò lớn trong một số hoạt động tái cơ cấu nợ của các nước nghèo – vôn đang được triên khai theo Sáng kiến đình chỉ nghĩa vụ trả nợ của G20 (DSSI) cua Nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Tuy nhiên, khu vực tư nhân vân thiếu sự hỗ trợ đối với DSSI, môt khuôn khô cho phép các nước nghèo nhất hoãn các khoản thanh toán nơ đến cuối tháng 6/2021.
Ông Malpass hy vọng kê hoach trên có thể được gia hạn, song cho hay ông không thể tac đông đến quyết định này.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...