Chủ tịch VNG chi 255 tỷ đồng mua cổ phiếu công ty
Với việc mua gần 1,7 triệu cổ phiếu VNG với mức giá “khủng” trên 150 nghìn đồng/cp, ông Lê Hồng Minh dự kiến sẽ phải chi “hầu bao” tới 255 tỷ đồng – số tiền gần bằng vốn điều lệ của công ty này là 260 tỷ.
Hơn 80% doanh thu của công ty ông Lê Hồng Minh chủ yếu đến từ game online.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa cho biết, cơ quan này đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần VNG.
Theo đó, công ty cung cấp dịch vụ game online lớn nhất Việt Nam đã được chấp thuận chào bán riêng lẻ 1.697.015 cổ phiếu cho ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty, với giá chào bán dự kiến 150.260 đồng/cp.
Như vậy, với giao dịch này, ông Lê Hồng Minh sẽ phải chi tới 255 tỷ đồng để tăng thêm sở hữu tại công ty của chính mình. Theo hồ sơ VNG công bố tại website của UBCKNN, vốn điều lệ VNG hiện là 260 tỷ đồng thì số tiền ông Minh phải bỏ ra theo thị giá cổ phiếu đã gần tương đương với vốn điều lệ.
Thông tin phát hành cổ phiếu riêng lẻ lần này được đưa ra không lâu khi trước đó, ông Minh vừa đăng ký bán 520 nghìn cổ phiếu VNG theo phương thức thỏa thuận. Thời gian đăng ký giao dịch từ 8/2/2013 đến 28/2/2013 song tới nay chưa có báo cáo về kết quả giao dịch trên.
Nếu giao dịch đăng ký hồi tháng 2 được thực hiện thành công thì số cổ phần ông Minh nắm giữ tại VNG đã giảm từ 5,16 triệu đơn vị xuống còn 4,64 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 17,8% vốn điều lệ.
Mặc dù là công ty đại chúng song các thông tin tài chính của VNG chưa được cập nhật trên website của UBCKNN cũng như trên website của công ty. Báo cáo tài chính năm 2011 của công ty cho thấy, tính đến 31/12/2011, công ty đã chi 855,46 tỷ đồng mua lại 5,8 triệu cổ phiếu quỹ.
Năm 2011, VNG có doanh thu thuần 2.132,77 tỷ đồng gấp 1,19 lần kết quả đạt được năm trước đó. Trong đó, 80,5% đến từ trò chơi trực tuyến. Mảng này đem lại cho VNG 1.717,43 tỷ đồng doanh thu trong năm 2011.
Ngoài ra, doanh thu từ bán thẻ điện thoại và các thẻ trò chơi trả trước của các nhà cung cấp dịch vụ khác 512,77 tỷ đồng; từ dịch vụ quảng cáo trực tuyến gần 57 tỷ đồng; từ cung cấp dịch vụ hơn 12 tỷ đồng và có khoảng 3,7 tỷ đồng đến từ dịch vụ nhạc chờ.
Video đang HOT
Sau khi trừ các khoản chi phí và nghĩa vụ thuế, lợi nhuận thuần sau thuế của VNG cùng năm đạt 605,64 tỷ đồng, gấp 1,4 năm trước.
Hiện tại, VNG đang sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Công nghệ và Phần mềm Vi Na, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Phần mềm Trò chơi Vi Na; góp 99,67% vốn tại CTCP Dịch vụ – Dữ liệu Công nghệ Thông tin Vi Na, góp 99% vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Phần mềm giải trí Zion và góp 62% vào CTCP dịch vụ mạng Vi Na.
Theo Dantri
Khối tài sản khổng lồ của những "bóng hồng" trên sàn chứng khoán Việt
Giữ những cương vị quan trọng tại những công ty niêm yết lớn và sở hữu khối lượng cổ phiếu khổng lồ, sự tăng trưởng hàng trăm tỷ đồng chỉ trong vài tháng đầu năm 2013 của các "bóng hồng" chứng khoán khiến ai cũng phải mơ ước.
Những người phụ nữ quyền lực trên sàn chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán trong những tháng đầu năm 2013 mặc dù có những diễn biến phức tạp, song nhìn chung tài sản của những người giàu nhất vẫn tăng trưởng đáng kể.
Cụ thể, so đầu năm, chỉ số VN-Index đã tăng 48,28 điểm tương ứng mức tăng đạt 11,54% trong khi đó chỉ số HNX-Index cũng đã tăng nhẹ 1,04 điểm tương ứng 1,76%.
Tại bài viết này, Dân trí điểm qua sự tăng/giảm tài sản của những "bóng hồng" trên sàn chứng khoán kể từ đầu năm cho tới nay.
1. Bà Phạm Thu Hương
Bà Phạm Thu Hương sinh năm 1969, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Vingroup - CTCP (mã chứng khoán VIC).
Bà cũng chính là phu nhân ông Phạm Nhật Vượng, người đang giữ vị trí dẫn dầu Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và vừa được Tạp chí Forbes vinh danh là một trong những tỉ phú mới xuất sắc nhất năm 2012.
Tính đến thời điểm hiện tại, bà Phạm Thu hương đang sở hữu 5,29% vốn tại VIC với khối lượng cổ phiếu đạt hơn 49 triệu đơn vị.
Theo đó, với thị giá VIC hiện nay ở mức 64.500 đồng mỗi cổ phiếu (theo giá tham chiếu phiên 8/3) thì giá trị khối tài sản mà bà Hương đang sở hữu 3.166 tỷ đồng, tăng 202 tỷ đồng so với đầu năm.
2. Bà Nguyễn Hoàng Yến
Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963, là vợ của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Ma San (mã chứng khoán MSN).
Bản thân bà Yến đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại một trong những tập đoàn có vốn hóa thị trường lớn nhất chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, bà là Thành viên HĐQT Ma San, Thành viên HĐQT CTCP Hàng Tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MSF) và cũng là Phó Tổng giám đốc của công ty này.
Với khối lượng tài sản có thể ước tính được, đạt 21,8 triệu cổ phiếu MSN tương ứng 3,17% vốn Ma San, khối lượng tài sản người phụ nữ giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt nam lên tới 2.439 tỷ đồng (tính theo giá tham chiếu MSN ngày 8/3 là 112.000 đồng/cp), cao hơn đầu năm 218 tỷ đồng.
Sáng nay, cổ phiếu MSN đang trong xu hướng tăng khá mạnh, biên độ tăng đạt 2.000 đồng/cp, tương ứng 1,8%.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2012 vừa rồi, bà Yến còn sở hữu gần 7 triệu cổ phần TCB của Techcombank. Tuy nhiên do ngân hàng này chưa niêm yết nên không ước lượng được về con số tài sản mà bà Yến đang nắm tại đây.
3. Bà Phạm Thúy Hằng
Sinh năm 1974, bà Phạm Thúy Hằng hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - CTCP. Bà là em gái của bà Phạm Thu Hương - người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính tới thời điểm hiện nay.
Không tỏ ra thua kém chị gái, với khối lượng 32,8 triệu cổ phiếu VIC đang sở hữu tương ứng 3,53% vốn điều lệ Vingroup, người phụ nữ 39 tuổi này đang có trong tay 2.114 tỷ đồng, tăng 135 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong bảng xếp hạng những phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, với khối tài sản nắm giữ, bà Phạm Thúy Hằng đang bỏ xa người đứng vị trí kế sau tới 1.330 tỷ đồng.
4. Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Với 49,4 triệu cổ phiếu ITA đang nắm giữ tương đương 11,12% vốn Tập đoàn, Chủ tịch CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đang sở hữu 346 tỷ đồng.
Khối tài sản này thấp hơn nhiều so với Top 3, tuy nhiên điều đáng lưu ý là với khối lượng tăng trưởng bất ngờ của ITA trong gia đoạn vừa qua, khối lượng tài sản của bà Đặng Thị Hoàng Yến đã "phình" thêm ra 114 tỷ đồng, tương ứng 33% tài sản hiện có.
Tính so khối lượng tài sản thì mức tăng trưởng tài sản của bà Yến rất hiếm có, cho thấy sự đột phá của giá cổ phiếu có thể mang lại một nguồn lợi đáng mơ ước cho các cổ đông lớn.
5. Bà Mai Kiều Liên và bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Tên tuổi của hai người phụ nữ này khó có thể bỏ qua khi nhắc tới sự thành công cũng như quyền lực trong kinh doanh của phụ nữ hiện đại.
Thực tế, bà chủ Vinamilk chỉ nắm giữ chưa tới 2,3 triệu cổ phiếu VNM (cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam) song do thị giá của cổ phiếu này luôn cao và ổn định, hiện có giá 105.000 đồng, nên khối lượng tài sản của bà Mai Kièu Liên vẫn đạt tới con số 238 tỷ đồng, tăng 39 tỷ so với đầu năm.
Trong khi đó, "hoa giữa rừng gươm", bà Mai Thanh sở hữu 9,9 triệu cổ phiếu REE của công ty Cơ điện lạnh do bà làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc. Ngoài ra bà còn có hơn 79 nghìn cổ phiếu STB. Khối tài sản của bà Thanh đang là 186 tỷ đồng, tăng 19 tỷ so đầu năm 2013.
Theo Dantri
Dòng tiền vào thị trường đột ngột giảm mạnh Sau phiên gây bão với hơn 2.000 tỷ đồng đổ vào thị trường cuối tuần trước, đến sáng nay, dòng tiền đột ngột giảm chỉ còn hơn 700 tỷ đồng. VN-Index tăng hơn 4 điểm, HNX-Index lấy lại đà tăng vào phút chót. Nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong phiên đầu tuần. Phiên giao dịch sáng đầu tuần 25/2/2013 diễn...