Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ: “Chuyện tôi xin nghỉ sớm chỉ là … chém gió”.
Dùng một từ ngữ rất bình dân và thông dụng hiện nay, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ nói rằng chuyện ông xin nghỉ sớm chỉ là “chém gió”.
Trong cuộc trao đổi ngắn với TT&VH Online, Chủ tịch VFF đã trả lời một cách khá thoải mái và vui vẻ về những thông tin cho rằng ông có ý định xin thôi giữ chức Chủ tịch VFF trước thời hạn.
Thưa ông Nguyễn Trọng Hỷ, gần đây đã có những thông tin rằng ông có ý định xin thôi giữ chức Chủ tịch VFF sớm trước thời hạn kết thúc nhiệm kỳ. Thực hư chuyện này ra sao?
Đây đúng là một thông tin…chém gió, chẳng biết ở đâu ra. Tôi chưa từng phát biểu một câu nào có nội dung cụ thể rằng tôi có ý định xin thôi giữ chức vụ này sớm trước khi kết thúc nhiệm kỳ cả.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ khẳng định không có chuyện ông muốn xin nghỉ sớm
Vậy ông có biết tại sao lại có những thông tin này và cả việc ông có nêu ra một vài cái tên “ứng cử viên” thay ông?
Video đang HOT
Thời gian trước, cách đây đâu đó khoảng một năm trong những lúc nói chuyện kiểu vui vui, chia sẻ giữa những người bạn, tôi có nói rằng “nhiều lúc muốn nghỉ vì quá áp lực, tuổi mình cũng đã cao rồi”, rồi cũng là nói chuyện chia sẻ, rằng nếu mình nghỉ thì ai là người thay mình. Đó hoàn toàn là những câu chuyện vui và đến giờ thì có ai đó “móc” lại những chuyện này, những điều tôi đã nói, rồi thì là nói tôi muốn nghỉ sớm.
Tôi phải nói cho rõ ràng thế này, chức vụ Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam do tôi đang nắm giữ nào có phải là của riêng cá nhân tôi hay là của bất cứ cá nhân nào khác, mà nói muốn nghỉ là nghỉ. Tôi là người đại diện của tổ chức, của Liên đoàn bóng đá, được cử ra đảm nhận công việc và phải hoàn thành công việc hết trách nhiệm của mình.
Chức vụ Chủ tịch Liên đoàn đối với bóng đá Việt Nam thì ngoài những qui định của FIFA còn là người được cơ quan quản lý Nhà nước về thể thao, người được Bộ Văn Hóa- Thể thao- Du lịch phê duyệt, đứng ra đảm nhận nhiệm vụ, chứ không phải anh lên anh làm rồi không thích, không làm là anh xin nghỉ. Trước Đại hội, thì cơ cấu nhân sự phải được Bộ VH-TT-DL, Tổng cục thể thao phê duyệt thì VFF mới tiến hành Đại hội. Nói một cách hình ảnh thì tôi giống như một “người lính”, và phải cố gắng hoàn thành trách nhiệm được giao.
Nhiệm kỳ của ông còn một năm nữa, nếu vẫn tiếp tục được tín nhiệm giao đảm nhiệm cương vụ thì ông có sẵn sàng tiếp tục công việc?
Cái này thì tôi không thể nói trước gì được, trước mắt thì tôi phải tiếp tục tập trung hoàn thành nốt công việc của nhiệm kỳ này đã. Năm nay tôi đã 65 tuổi và nếu làm tiếp một nhiệm kì Chủ tịch VFF nữa thì lúc ấy tôi đã 69 tuổi. Như vậy là tuổi đã quá cao, khó lòng đảm nhận được cương vị nhiều áp lực này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
FIFA: Nhà dột từ nóc
Việc ông Joao Havelange bị tước danh hiệu chủ tịch danh dự của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) có thể xem như một sự thừa nhận rằng tổ chức điều hành bóng đá thế giới này đã thối rữa từ lâu.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter xác nhận về việc Havelange sẽ buộc phải từ bỏ cương vị chủ tịch danh dự của tổ chức này. Trong cuộc phỏng vấn vừa mới đăng trên tờ tuần báo SonntagsBlick của Thụy Sĩ, nơi đặt trụ sở FIFA, Blatter khẳng định: "Havelange sẽ buộc phải ra đi, vì ông ấy không thể tiếp tục làm chủ tịch danh dự FIFA sau những sự cố gần đây". Sự cố mà Blatter đề cập có lẽ là vết nhơ lớn nhất trong lịch sử FIFA, khi các quan chức hàng đầu của tổ chức này, gồm cả người tiền nhiệm của chính ngài chủ tịch, vừa bị Tòa án tối cao của Thụy Sĩ kết tội ăn hối lộ thông qua hình thức "lại quả" từ công ty tiếp thị International Sport and Leisure (ISL).
Cặp bài trùng bố vợ Joao Havelange (phải) và con rể Ricardo Teixeira- Ảnh Internet
Cha vợ và con rể
Với những chứng cứ rành rành, Tòa án tối cao Thụy Sĩ cho biết chỉ riêng trong năm 2000, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ Nicolas Leoz, một thành viên trong ban chấp hành của FIFA hiện nay, từng có hai lần nhận tiền từ ISL, tổng cộng lên tới 130.000 USD. Tuy nhiên, mức độ ăn bẩn của Leoz chẳng thấm vào đâu so với cặp bài trùng người Brazil: cựu chủ tịch FIFA Havelange và ông con rể Ricardo Teixeira, một thành viên khác trong ban chấp hành FIFA.
Theo hồ sơ pháp lý, Teixeira đã bỏ túi tới 13 triệu USD các khoản lại quả của ISL trong giai đoạn từ 1992-1997. Một cuộc điều tra khác do đài BBC thực hiện năm 2010 phát hiện Havelange từng nhận 1 triệu USD nhờ phê duyệt các hợp đồng liên quan tới World Cup cho ISL hồi năm 1997, một năm trước khi ông nhường vị trí chủ tịch FIFA cho Blatter.
Trên thực tế, hồ sơ về vụ này đã được hoàn tất từ lâu và lẽ ra đã được công bố từ tháng 6/2010. Tuy nhiên, FIFA, Havelange và Teixeira đã làm tất cả những gì có thể để Tòa án bang Zug, Thụy Sĩ, không công khai sự việc: chấp nhận hoàn trả 6,1 triệu USD để nhà chức trách không tiết lộ danh tính Havelange và Teixeira. Cụ thể, Teixeira nộp lại 2,5 triệu USD để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, còn Havelange phải trả 500.000 USD. Về phía FIFA, tổ chức này đặt điều kiện nộp phạt với Tòa án bang Zug yêu cầu chấm dứt ngay cuộc điều tra về cựu chủ tịch và thành viên lâu năm trong ban chấp hành của họ.
Dễ hiểu là FIFA không muốn rơi vào thế phải vạch áo cho người xem lưng và quan trọng hơn, phòng ngừa cảnh "bứt dây động rừng" hay "tổ kiến nhỏ (cũng không nhỏ lắm) làm vỡ cả đê lớn". Trong hồ sơ của Tòa án bang Zug, các khoản tiền mà ISL lại quả cho các quan chức thể thao cao cấp lên tới 125,5 triệu USD. Chỉ riêng giai đoạn 1992-2000, các khoản chi trả có liên quan đến cha con nhà Havelange lên tới 22 triệu USD. Không khó nhận ra Havelange và Teixeira có lẽ chỉ là những kẻ nhận hối lộ nhiều nhất, nhưng không phải là duy nhất. Nếu nhà chức trách còn tiếp tục dấn sâu, không loại trừ khả năng họ sẽ phát hiện ra toàn bộ ban chấp hành FIFA đều là những chuyên gia ăn hối lộ.
Giấy nát không gói được lửa
Sepp Blatter: Và người thắng cuộc là... tôi
Tuy nhiên, mọi nỗ lực của FIFA cũng như của cha con nhà Havelange chỉ có thể trì hoãn thời gian công khai sự việc. Rốt cuộc, Tòa án tối cao Thụy Sĩ đã quyết định công khai bộ hồ sơ dài 41 trang này, sau khi bác bỏ yêu cầu "chìm xuồng" vụ án của Havelange và Teixeira, người từng giữ chức chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) suốt 23 năm cho tới khi từ chức vào tháng 3 năm nay. Ngay sau đó, giới truyền thông quốc tế đã gọi điện liên lạc với CBF nhằm tìm hiểu rõ mọi chuyện, nhưng không có ai bắt máy!
Không chỉ vậy, hồ sơ ở tòa án còn cho thấy có khả năng Blatter đã biết rõ hành vi nhận hối lộ của các quan chức hàng đầu FIFA, nhưng mắt nhắm mắt mở cho qua. Điển hình như trong vụ Havelange nhận 1 triệu USD, công tố viên Thomas Hildbrand đã tìm được những nhân chứng làm việc cho FIFA xác nhận khoản tiền ấy bị chuyển nhầm vào một tài khoản của FIFA. Không chỉ vậy, Hildbrand còn đi tới một nhận định kinh người: "Không chỉ giám đốc tài chính của FIFA nắm được việc này, mà trong số những người biết chuyện, có lẽ cả "P1" cũng biết". Gần như ngay lập tức, giới truyền thông quốc tế đã khẳng định nhân vật có bí danh "P1" này chính là Blatter.
Blatter đã không để mọi người... thất vọng, khi thừa nhận "P1" chính là ông. Thế nhưng, Blatter cũng khẳng định ông không biết gì về các vụ nhận hối lộ của Havelange và Teixeira cho tới sau khi ISL tuyên bố phá sản vào năm 2001 với khoản nợ lên tới 300 triệu USD. Nếu Blatter dừng lại ở đây, có lẽ chẳng còn gì để bàn. Nhưng có lẽ do mối giao tình mật thiết trong 17 năm làm tổng thư ký dưới thời Havelange, Blatter tìm cách bào chữa cho sếp cũ bằng tuyên bố: "Chúng ta không nên lấy tiêu chuẩn của hiện tại để đánh giá những việc xảy ra trong quá khứ. Vì vào thời điểm Havelange nhận khoản tiền ấy, chính quyền Thụy Sĩ không xem đó là hành vi phạm luật, mà xếp chúng vào diện tiền hoa hồng. Thậm chí, chính quyền đã đánh thuế lên khoản tiền ấy do xem nó như một khoản chi phí trong kinh doanh". Với quan điểm như thế, Blatter cho rằng ông không có lý do nào để trừng phạt Havelange.
Tuyên bố của Blatter đã gặp phải phản ứng quyết liệt từ dư luận. Chủ tịch ban tổ chức giải vô địch Đức (DFL) Reinhard Rauball đã yêu cầu Blatter từ chức vì trách nhiệm liên đới: "Theo cách hiểu của tôi từ hồ sơ vụ này thì ISL đã chi tổng cộng 123 triệu franc Thụy Sĩ để hối lộ cho các quan chức thể thao cấp cao. Trong khi ấy, Havelange và Teixeira chỉ nhận 14 triệu, nghĩa là chỉ hơn 10% số tiền ấy. Nếu vậy phần tiền còn lại đã rơi vào túi của những ai? Tôi muốn điều tra xem những ai đã được lợi từ những khoản tiền ấy và những khoản tiền ấy được chi ra nhằm đạt được những mục đích gì?"
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) Wolfgang Niersbach thì nói ông cảm thấy sốc vì Blatter không cho rằng hành vi nhận tiền của Havelange là "nhận hối lộ": "DFB chỉ còn có nước xin tránh xa đám người này, nếu các thành viên của FIFA đều từng nhận tiền lót tay rồi bảo rằng vào thời điểm ấy, hành vi của họ không phạm luật".
Blatter đáp lại rằng chính nước Đức có thể đã đưa hối lộ để giành được quyền tổ chức World Cup 2006. Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Blick, Blatter nói: "Người ta có lẽ đã mua quyền tổ chức World Cup. Tôi còn nhớ trong cuộc bỏ phiếu tranh quyền đăng cai World Cup 2006, có một người đã đột ngột bỏ ra ngoài vào phút cuối, nên thay vì số phiếu là 10-10 lại trở thành 10-9, giúp Đức giành chiến thắng". Xem ra thế giới điều hành bóng đá đã bê bối đến mức sờ đâu người ta cũng thấy tiêu cực.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khoe chuyện cá độ, Wilshere bị UEFA sờ gáy Chỉ vì một phút bốc đồng trên trang mạng xã hội Twitter, giờ Jack Wilshere phải đối mặt với án phạt từ Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Câu chuyện xảy ra từ tháng 12 năm ngoái, trước cuộc chạm trán Arsenal và Olympiakos tại vòng bảng Champions League, Wilshere thổ lộ với đồng đội Emmanuel Frimpong trên Twitter rằng "đã đặt...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kylian Mbappe bị treo giò mấy trận?

Man City bất ngờ chốt tương lai Gundogan

Thú vui khó tin của các cầu thủ: Beckham thích nuôi gà, Ronaldo lại mê "trò trẻ con"

Lý do thủ môn hay nhất AFF Cup mất vị trí về tay cựu sao U23 Việt Nam

Viral khoảnh khắc Nguyễn Xuân Son ăn ngon lành món bánh chuối khoái khẩu, tình hình hiện tại gây chú ý

Jadon Sancho 'lội ngược dòng' tại Chelsea?

Antony 'hết phép', Real Betis bị chặn đứng mạch 9 trận bất bại

Huyền thoại MU mắng té tát thủ môn Bayindir, thương cảm cho Amorim

5 khoảnh khắc đưa Ánh Viên thành mỹ nhân có 2 cuộc đời

'Neymar mới' sáng cửa gia nhập Man United

Bước ngoặt lớn của Leny Yoro

Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Có thể bạn quan tâm

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Thế giới
19:49:44 14/04/2025
Mỹ nhân phim 18+ từng được khen gợi cảm hơn cả Thư Kỳ: Tuổi 56 vẫn rực rỡ như rượu vang ủ lâu năm
Sao châu á
19:30:12 14/04/2025
Thi thể người đàn ông nghi tâm thần được phát hiện sau gần 20 ngày mất tích
Tin nổi bật
19:27:48 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025
Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!
Netizen
19:11:27 14/04/2025
5 ngày cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp trăm bề suôn sẻ, có số phát tài, giàu có vang danh, vận trình hanh thông thuận lợi
Trắc nghiệm
19:04:50 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
Hậu trường phim
18:16:19 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025