Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ bị điều tra
Richard Burr từ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ sau khi FBI điều tra các giao dịch chứng khoán của ông.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ hôm 14/5 thông báo thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Burr sẽ từ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện (SSCI) sau khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) rà soát các giao dịch chứng khoán của ông hồi đầu năm. Burr bị cáo buộc lợi dụng các thông tin mật về Covid-19 nhằm bán tháo cổ phiếu trước khi rớt giá do ảnh hưởng của dịch bệnh.
“Thượng nghị sĩ Burr đã liên lạc với tôi sáng nay để thông báo về quyết định từ chức Chủ tịch SSCI trong thời gian FBI điều tra”, McConnell nói. “Chúng tôi đồng ý rằng quyết định mang lại lợi ích tối đa cho Ủy ban Tình báo Thượng viện và sẽ có hiệu lực từ cuối ngày mai”.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Burr cũng xác nhận ông sẽ từ chức chủ tịch SSCI “cho đến khi cuộc điều tra được giải quyết”, thêm rằng điều tra là cần thiết để SSCI tiếp tục các công việc thiết yếu của mình.
Thượng nghị sĩ Richard Burr tại trụ sở quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, ngày 14/5. Ảnh: Reuters.
Hiện chưa rõ ai sẽ tiếp quản vị trí Chủ tịch SSCI thay ông Burr, nhiều khả năng thượng nghị sĩ Marco Rubio sẽ đảm nhận vai trò này, song văn phòng của ông Rubio chưa đưa ra bình luận. Trợ lý McConnell cho hay họ chưa được thông báo về việc ai sẽ tạm thời nắm quyền Chủ tịch SSCI thay ông Burr.
Video đang HOT
Los Angeles Times hôm 13/5 cho hay FBI đã tịch thu một điện thoại của Burr khi khám xét nhà riêng của ông này gần thủ đô Washington, nhằm làm rõ các giao dịch chứng khoán mà Burr đã thực hiện. FBI từ chối bình luận về lệnh khám xét trên.
Thượng nghị sĩ Burr được cho là đã bán tháo tới 1,72 triệu USD cổ phiếu vào ngày 13/2, vài ngày sau khi có thông tin rằng chính quyền Trump đang chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm xử lý đại dịch Covid-19 bùng phát. Ông Burr và các thành viên khác của SSCI có quyền tiếp cận các thông tin mật và nhạy cảm nhất của chính phủ. Theo Reuters, SSCI được nhận các báo cáo hàng ngày về Covid-19 trong khoảng thời gian ông Burr bán tháo cổ phiếu.
Burr phủ nhận các cáo buộc liên quan việc ông bán tháo cổ phiếu. “Tôi chỉ dựa vào các thông tin công khai để đưa ra quyết định về việc bán cổ phiếu vào ngày 13/2. Cụ thể, tôi theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh hàng ngày của CNBC tại thời điểm đó”, Burr nói.
Thượng nghị sĩ này nói thêm rằng ông hiểu suy nghĩ của mọi người đối với mình, nhưng sẵn sàng chấp nhận điều tra nhằm “đánh giá đầy đủ vấn đề với sự minh bạch hoàn toàn”.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, khiến hơn 4,5 triệu người nhiễm, hơn 303.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới hơn 1,4 triệu ca nhiễm, gần 87.000 ca tử vong do dịch bệnh.
LHQ điều tra lại về cái chết bí ẩn của cựu tổng thư ký năm 1961
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 27/12 phê chuẩn nghị quyết mở rộng điều tra về cái chết bí ẩn năm 1961 của cựu Tổng thư ký Dag Hammarskjold.
Nhà ngoại giao Thụy Điển, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đang trên đường công tác đến miền Nam châu Phi thì máy bay chở ông bị rơi.
Nội dung nghị quyết mở rộng điều tra do Thụy Điển đề xuất và được hơn 100 quốc gia ủng hộ. Nó được thông qua theo quy tắc đồng thuận mà không cần bỏ phiếu, theo AFP.
Thụy Điển cũng đề nghị tái bổ nhiệm luật sư Mohamed Chande Othman, cựu bộ trưởng Tư pháp Tanzania, người chỉ đạo cuộc điều tra trong nhiều năm.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjold, người chết bí ẩn trong vụ tai nạn máy bay năm 1961. Ảnh: AFP.
Trong báo cáo cuối cùng do ông Othman công bố hổi đầu tháng 10, Mỹ và Anh bị cáo buộc giữ kín thông tin liên quan đến cái chết của ông Hammarskjold.
Ông Hammarskjold, Tổng thư ký thứ 2 của Liên Hợp Quốc, cùng 15 người khác đã thiệt mạng vào ngày 18/9/1961 khi chiếc máy bay của họ bị rơi gần thành phố Ndola, thuộc về đất nước khi đó được gọi là North Rhodesia và bây giờ là Zambia. Đã có những giả thiết cho rằng chiếc máy bay bị bắn hạ một cách có chủ ý.
Vào thời điểm đó, ông Hammarskjold đang tìm cách thống nhất Congo và cố gắng ngăn tỉnh Katanga giàu khoáng sản tách khỏi Congo.
Congo, nước có trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, khi đó nhận nhiều sự trợ giúp và hàng hóa từ Liên Xô. Trong ngày định mệnh, ông Hammarskjold đang trên đường bay tới gặp thủ lĩnh tỉnh Katanga Moise Tshombe để trao đổi về vấn đề này.
Tổng thư ký Hammarskjold và các trợ lý nhận ra sẽ không thể có được một thỏa thuận hòa bình do sự xung đột lợi ích của các nước phương Tây và lính đánh thuê ở Katanga đang ngăn cản điều này, ông quyết định đưa binh sĩ Liên Hợp Quốc vào đây trong chiến dịch Morthor.
Hai cuộc điều tra đã kết luận vụ tai nạn là do lỗi của phi công. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, các cuộc điều tra mới đã tập trung vào thuyết âm mưu như Othman công bố gần đây.
"Nam Phi, Vương quốc Anh và Mỹ gần như chắc chắn nắm giữ thông tin quan trọng không thể tiết lộ về vụ việc", ông Othman cho biết.
Nghị quyết vừa được thông qua hối thúc các quốc gia thành viên, "đặc biệt là những nước được đề cập trong báo cáo, công bố bất kỳ hồ sơ nào có liên quan thuộc quyền sở hữu của họ".
Trong báo cáo của mình, ông Othman đề cập đến khả năng các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc "bịt các đầu mối dẫn đến vụ tai nạn".
Ông cũng nhắc đến sự hiện diện của các thế lực nước ngoài như phi công và nhân viên tình báo tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn.
Theo news.zing.vn
Nữ nhà báo Isoko Muchizuki cái gai trong mắt phe thân cận ông Abe Một trong những nhân vật nổi bật của giới truyền thông Nhật Bản - Isoko Mochizuki - đang làm thay đổi cách làm báo dè chừng với chính trị ở nước này. "Ngay cả bạn bè Abe trong giới truyền thông cũng không thể làm ngơ", Isoko Mochizuki nói trong bữa trưa xen giữa những buổi phỏng vấn và điều tra vụ scandal...