Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về hiện tượng bán khống
“Những diễn biến giao dịch vừa qua không loại trừ những hiện tượng đầu cơ trục lợi, bán khống, kiếm lời khác”.
Đó là nhận định của TS. Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi trao đổi với Bản tin Tài chính kinh doanh (VTV1).
Theo đánh giá của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, phiên giao dịch ngày 27/8, chỉ số chứng khoán có giảm hơn hôm thứ Sáu tuần trước, tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đạt trên 1.000 tỷ đồng. Và chênh lệch mua bán của nhà đầu tư nước ngoài có khối lượng mua nhiều hơn bán.
Ông Bằng cho rằng, giao dịch trong những ngày vừa qua vẫn ở mức cao. Như hôm 27/8, khối lượng giao dịch so với trước khi sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, thì vẫn cao.
“Chúng tôi cho rằng, phiên ngày 27/8 có chịu sự tác động của những tin đồn không chính xác, đặc biệt là tin liên quan đến ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan. Những tin đồn hoàn toàn không chính xác dẫn tới hiện tượng nhà đầu tư bán ra cổ phiếu”, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói.
Ông Vũ Bằng cũng khẳng định, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán chưa bao giờ đưa ra vấn đề tạm ngừng hay đóng cửa thị trường, vì việc này có thể tác động xấu đến tâm lý thị trường.
“Những diễn biến giao dịch vừa qua không loại trừ những hiện tượng đầu cơ trục lợi, bán khống, kiếm lời khác. Nên Ủy ban Chứng khoán sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, đặc biệt có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo cơ quan công an phối hợp với Ủy ban Chứng khoán, với ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm với bất kỳ hành vi nào gây ra biến động trên thị trường”, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh.
Cuối cùng, ông Vũ Bằng một lần nữa nhắc nhở nhà đầu tư hết sức bình tĩnh, tránh nghe tin đồn không đúng dẫn tới quyết định mua bán và gây thiệt hại cho chính mình.
Video đang HOT
Theo VNN
Viện phí tăng, bệnh nhân điêu đứng, cơ sở y tế trục lợi
Phía sau viện phí là đầy rẫy những khoản chi thuốc men, và cả những chuyện phong bao phong bì để các bác sỹ "nhẹ tay" và quan tâm hơn trong quá trình điều trị. Ngay cả những người có tấm thẻ bảo hiểm y tế trên tay nhưng cũng vẫn phải chi những khoản chi "không nằm trong danh mục". Viện phí tăng, người bệnh lại càng thêm lao đao khi chất lượng khám chữa bệnh, trang thiết bị để khám chữa bệnh..."dẫm chân tại chỗ". Đó cũng là điều làm dư luận bức xúc trong suốt thời gian qua.
Chất lượng vẫn dậm chân tại chỗ
Đó là thực tế mà chúng tôi ghi nhận được sau một vòng thị sát hoạt động khám chữa bệnh (KCB) tại một số bệnh viện (BV) T.Ư tiên phong trong việc triển khai thực hiện điều chỉnh viện phí. Không chỉ thế, những gì vừa chứng kiến càng khiến chúng tôi thêm rầu lòng về thực trạng KCB của các cơ sở này.
Anh Đỗ Văn Thịnh (41 tuổi) ở Yên Trung, Ý Yên, Nam Định vô cùng lo lắng khi bỏ công việc ngập đầu ở nhà không ai lo. Nhưng, vì nhà neo người và bố đang bệnh nặng nên anh không thể bỏ ông ở BV mà về được.
Trong lúc chầu chực đợi đến lượt phẫu thuật của ông cụ ở Khoa Can thiệp tim mạch - Viện Tim mạch Quốc gia, anh buồn rầu chia sẻ với tôi: "Tháng trước, bố tôi vừa phải nong một cái mạch vành, tổng cộng mất gần 70 triệu đồng. Mặc dù thuộc diện được nhà nước lo cho 100%, nhưng tính số tiền khám, xét nghiệm, mua thuốc ngoài danh mục, gia đình cũng phải bỏ thêm vào đó một số tiền không nhỏ. Để có khoản tiền này, mấy anh em tôi phải gom góp hết số tiền tiết kiệm được, rồi vay trong, vay ngoài mới đủ. Giờ lại chuẩn bị nong cái nữa, không biết tính thế nào?".
BN nằm ghép 3 ở Viện Tim mạch Quốc gia
Với khuôn mặt bồn chồn, lo âu, chị Phạm Ngọc Anh (30 tuổi), quê Đông Hưng, Thái Bình cũng đang sốt ruột chờ đến lượt phẫu thuật. Chị cho biết, chị đã đặt cọc 10 triệu để nong van tim. Không biết giá cả tăng thế này, sẽ phải bù thêm bao nhiêu nữa. Cực một nỗi, con nhỏ đang khát sữa ở nhà. Vậy mà mấy hôm trước lên đây khám, chờ sắp đến lượt rồi thì phẫu thuật viên hẹn 3 tháng sau đến xét nghiệm vì BN quá đông. Thương con thơ ở nhà, chị đành ra ngoài làm xét nghiệm rồi năn nỉ bác sỹ chấp nhận kết quả để được phẫu thuật sớm về với con. Nhưng từ sáng đến giờ, đợi mãi mà vẫn chưa đến lượt...
Dạo quanh một vòng khu vực khám bệnh và các khoa, phòng BV Bạch Mai, Việt Đức, K... chúng tôi vẫn bắt gặp những cảnh nhộn nhạo, lộn xộn... muôn thủa. BN vẫn rồng rắn, hết xếp hàng mua sổ, chờ khám đến chờ đợi đến lượt xét nghiệm, làm thủ thuật... Tìm mỏi mắt, đi rạc cả chân khắp khu vực khám, xét nghiệm, phát thuốc, rồi thanh toán viện phí ở những cơ sở y tế này, chúng tôi vẫn không trông thấy bảng giá những dịch vụ được điều chỉnh giá lần này.
Bác Hoàng Văn Hùng (65 tuổi), Thanh Sơn, Ung Bí, Quảng Ninh:
Các BV phải có một cơ chế thế nào cho thông thoáng, hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng cho mọi người dân khi đi KCB (VD: Từ xếp hàng lấy sổ, khám và xét nghiệm... chỉ nên gói gọn trong một ngày để những người từ xa đến đỡ khổ nhân viên, cán bộ y tế thì có thái độ ứng xử nhẹ nhàng, tận tình hướng dẫn người dân KCB ...). Đồng thời tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách khi đi KCB, nếu không họ sẽ không tránh khỏi trắng tay khi mắc bệnh hiểm nghèo
Trong khi theo quy định chúng phải được dán công khai ở các khu vực này cho người dân biết. Ngoài ra, nhân viên y tế phải tuyên truyền, giải thích, thông báo cho người bệnh biết về điều này. Nhưng khi được hỏi, hầu hết BN và người nhà đều cho hay, họ chỉ nghe trên đài, báo chứ không hề nhận được thông báo khi đi KCB.
Đến từ vùng biên giới xa xôi Móng Cái - Quảng Ninh, bác Phạm Văn Khuy (76 tuổi) và vợ cũng đang ngồi "chầu" đến đến lượt xạ trị. Trong khoảng thời gian chờ đợi không hề ngắn ấy, bác cho tôi hay, cứ tưởng viện phí tăng, chất lượng KCB cũng tăng theo nhưng không ngờ khổ quá. Toàn BN nặng mà giường nào cũng tống 3-4 người.
Không đành lòng nhìn vợ phải chịu đau đớn, chật chội, bác đành nghiến răng ra bỏ ra 200.000 đồng/ngày thuê giường cho bác gái ở trọ gần cổng BV. Chỉ tính riêng tiền thuê trọ đã mất đứt 6 triệu đồng/tháng, chưa kể ăn uống, thuốc thang. Không chỉ có vậy, tuy được hưởng 80% BHYT, bác gái vẫn còn phải đặt cọc gần 20 triệu đồng để được chạy máy tốt nhất. Hiện tại, do BN đông quá, máy chạy quá công suất và bị hỏng nên vợ bác và các BN khác không có cách nào khác là chờ máy phục hồi để xạ trị.
Cùng chung cảnh ngộ với vợ chồng bác là bác Vũ Long (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Bác Long cho hay, vì điều trị tự nguyện nên bác phải ứng trước gần 40 triệu (bao gồm: 10 triệu tiền thuốc, dịch truyền 3,5 triệu tiền viện phí và 26 triệu tiền máy). "Đóng gần 4 triệu tiền viện phí nhưng chỉ được cái áo nằm viện thôi cô ạ!" - bác cho hay.
Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, bác giải thích, họ ghép 4 người/giường, vừa chật chội, vừa đau đớn, ngồi truyền hóa chất cả ngày, cả đêm không chịu nổi lên bác phải ra ngoài thuê phòng trọ. Lúc đầu bác cũng thuê giường có giá 200.000 đồng/ngày, sau không chịu được bác chuyển sang giường 100.000 đồng/ngày. "Tới đây, tiền cạn chắc tôi lại chuyển xuống mức giá thấp hơn, chứ điều trị dài ngày thế này, chắc phải bán nhà mất..." - bác thở dài chua xót.
Người dân mệt mỏi với việc tăng viện phí
Cơ sở y tế đua nhau trục lợi
Thực tế, tuy chính sách viện phí mới mới được triển khai áp dụng tại một số cơ sở KCB công lập ở TƯ, nhưng hàng loạt các phòng khám, BV tư nhân đã "ăn theo" tăng giá từ khi Đề án điều chỉnh giá viện phí còn chưa có hiệu lực. Có sở y tế tư nhân tăng giá khám, xét nghiệm gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với giá trước đó. Rồi, viện phí tăng thì phong bì BV cũng tăng theo.
Cùng với đó là những lạm dụng trong việc kê khai giá các dịch vụ của không ít cơ sở y tế. Cụ thể, theo phản ánh từ BHXH Việt Nam, tình trạng kê quá nhiều các vật tư y tế như găng tay, tính chi phí điện nước quá mức khá phổ biến. VD: Một lần siêu âm đen trắng cũng dùng một đôi găng tay xét nghiệm một chỉ số hóa sinh máu cũng mất hơn một đôi găng tay và 1,45kw điện... (thực tế làm việc cả buổi sáng BS cũng chỉ dùng đôi găng tay đó).
Có cơ sở y tế tiến hành một ca mổ nội soi viêm ruột thừa thôi nhưng kê tới 12 cuộn chỉ (trong khi thực tế chỉ dùng hết 4-5 cuộn) tiền điện thì kê khai tới 1,2-1,5 triệu (trong khi chi phí cả ca mổ chỉ khoảng 3-4 triệu)... Với cách tính chi phí theo kiểu đó, Qũy BHYT sẽ khó lòng đứng vững - một quan chức BHXH VN nhận định./.
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai:
... Chất lượng các dịch vụ y tế chưa thể tăng ngay được!
"Chúng ta phải dần dần tiến tới quản lý BV hiện đại, nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân... Vì nếu không thay đổi, chính người bệnh cũng không chấp nhận thực tế điều kiện KCB hiện tại. Đây thực sự là minh bạch hóa quá trình KCB vì có minh bạch hóa, người bệnh mới hiều được để cứu sống một con người, chi phí thực tế còn lớn hơn rất nhiều lần hiện tại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ mãi mãi chấp nhận điều kiện KCB hiện tại (BV thì quá tải, trang thiết bị thì thiếu thốn, lạc hậu...). Nhưng, để tăng chất lượng dịch vụ y tế thì vẫn phải có thời gian. Bên cạnh đó, khi viện phí được điều chỉnh, khó tránh khỏi hiện tượng lạm dụng các xét nghiệm, thuốc, dịch truyền..."
Theo Thanhnien
Lại giả danh cán bộ Sở LĐ TB&XH để trục lợi Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng Nguyễn Thị Thanh cho hay, lại tiếp tục xảy ra tình trạng một số kẻ mạo danh cán bộ Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng để trục lợi các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trên địa bàn Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng - Ảnh: HC Ngày 17/6, bà Nguyễn Thị Thanh Hưng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng xác...