Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Tập trung xét nghiệm Covid-19 cho công nhân các KCN
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Ông Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí sau cuộc họp sáng 1.6 . Ảnh SỸ ĐÔNG
Trong buổi làm việc với Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về phòng chống Covid-19 tại TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết từ ngày 26 – 31.5 đã xuất hiện 4 chuỗi lây nhiễm, quan ngại nhất là chuỗi lây nhiễm tại Điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng, xuất hiện từ ngày 26.5 nhưng đến nay hơn 200 ca lây nhiễm.
Ban đầu nhóm này chỉ khai có 22 thành viên, chiều hôm qua (31.5) mới khai rõ là 55 thành viên, trong đó 40 người dã dương tính, từ 40 ca bệnh này tạo chuỗi lây nhiễm Covid-19 thành 200, trải khắp 22 quận/huyện, trừ Q.11 và H.Cần Giờ.
Bộ Nội vụ: “Truyền giáo Phục Hưng không phải Hội thánh, người đứng đầu không phải mục sư”
Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đang tập trung lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tất cả đơn vị bầu cử của các quận/huyện có người trong Điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng đã đi bầu cử; lấy mẫu xét nghiệm công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia. Tổng công nhân trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao là 1,6 triệu người.
“Từng bước TP sẽ quyết tâm lấy mẫu xét nghiệm diện rộng toàn TP”, ông Phong nêu tại buổi họp.
Đối với việc kiểm soát dịch bệnh tại các khu công nghiệp, ông Nguyễn Thành Phong cho hay TP đã giao cho chủ tịch UBND quận/huyện và Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp ký cam kết với chủ doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch đối với từng doanh nghiệp. Nếu có nguy cơ cao theo điểm của bảng tiêu chí thì sẽ dừng hoạt động; những doanh nghiệp ngoài, chính quyền phải ký cam kết với doanh nghiệp, vi phạm phải chịu trách nhiệm. Đồng thời, thành phố sẽ chọn một số doanh nghiệp vừa cách ly vừa sản xuất.
Nấu cơm miễn phí cho người bán vé số, xe ôm giữa cơn “phong ba” Covid-19
Về vấn đề vắc xin Covid-19, ông Phong cho biết thành phố có 7,2 triệu người trên 18 tuổi, nhu cầu tiêm chủng rất lớn nhưng nguồn cung không đủ (chỉ 1,6 triệu người thuộc diện ưu tiên theo quy định). Vì vậy, thành phố xin Chính phủ cơ chế Bộ Y tế quyết định vấn đề nhập vắc xin, thành phố sẽ chủ động nguồn và phương thức thanh toán. “Bây giờ các biện pháp 5K cũng chưa đủ mà phải cộng với vắc xin mới giải quyết được tình hình”, ông Phong nói.
Ngoài ra, TP.HCM đang bàn triển khai gói hỗ trợ thứ hai cho người bị ảnh hưởng Covid-19. Hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người thất nghiệp. Gói hỗ trợ thứ hai này sẽ đảm phòng chống dịch Covid-19 tốt và vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế.
Chính thức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ mắc Covid-19 và trẻ phải cách ly
Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày.
Ngày 31/5, thông tin từ Bộ LĐTB&XH cho biết: Bộ LĐTB&XH đã có Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
Số lượng trẻ em được hỗ trợ theo danh sách trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống Covid-19 theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày. Ảnh: Internet.
Định mức hỗ trợ được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn kinh phí được lấy từ nguồn của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (vận động và tích lũy năm 2021).
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp Quỹ Bảo trợ trẻ em các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện thủ tục hỗ trợ cho trẻ em và thanh quyết toán ngay sau khi hết thúc hoạt động hỗ trợ.
Trước đó, ngày 29/5, Bộ LĐTB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có quyết định hỗ trợ tiền ăn cho tất cả trẻ em từ 0 - 16 tuổi đang điều trị, cách ly y tế tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền, mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/cháu trong 21 ngày, áp dụng từ 27/4 đến 31/12/2021, nguồn hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Theo Bộ LĐTB&XH, hiện có khoảng 6% trường hợp phải cách ly F1 là trẻ em (4.083 trường hợp F0 và F1), số liệu này có thể sẽ nhiều hơn khi lượng cách ly tại khu công nghiệp, khu chế xuất tăng.
Bắc Giang, Bắc Ninh có cần mở rộng phạm vi, mức độ giãn cách xã hội? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề trên tại cuộc họp trực tuyến chiều 30/5 với 2 tỉnh về các biện pháp cấp bách chống dịch Covid-19 trong khu công nghiệp, khu dân cư. Hiện nay, trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang đều có nơi giãn cách theo Chỉ thị 15, cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 và...