Chủ tịch UBND TP.HCM nằm trong danh sách lấy phiếu tín nhiệm
Chiều 4.12, tại kỳ họp thứ 12, HĐND TP.HCM đã có tờ trình về danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Danh sách lấy phiếu tín nhiệm có Chủ tịch UBND TP.HCM và các phó chủ tịch.
Chủ tịch UBND TP.HCM là người sẽ được lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp HĐND lần này. Ảnh: H.V
Theo đó, HĐND TP.HCM sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chánh văn phòng và các Trưởng ban của HĐND TP.HCM; Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy viên UBND TP.HCM. Tổng cộng có 30 người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp này.
Dự kiến theo lịch làm việc, ngày làm việc thứ hai (5.12) của kỳ họp HĐND lần thứ 12, việc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng sẽ được lấy phiếu tín nhiệm. Ảnh: H.V
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cần công tâm, khách quan và cân nhắc toàn diện khi bỏ phiếu. “Lấy phiếu tín nhiệm là một hoạt động quan trọng trong phiên họp lần này, nếu được đại biểu tín nhiệm sẽ thể hiện sự tín nhiệm, được đại biểu tin tưởng và cũng là vinh dự của người được lấy phiếu.
“Đối với người chỉ được tín nhiệm thấp, đó là sự nhắc nhở, yêu cầu phải tự nhìn lại mình, khắc phục hạn chế, điều kiện để hoàn thiện mình… hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Do đó, chúng ta cần xâu chuỗi lại, lắng nghe một cách cầu thị ý kiến của cử tri để đại biểu căn cứ khi ghi phiếu tín nhiệm; căn cứ vào hoạt động, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm để ghi phiếu. Cũng phải lắng nghe dư luận, có nhiều kênh để đánh giá chặt chẽ các thông tin và dự lượng nó có căn cứ để công tâm, khách quan, tính toàn diện và đảm bảo tính dân chủ để ghi phiếu các đồng chí được lấy phiếu tín nhiệm”, bà Tâm cho biết.
Các đại biểu nghiên cứu danh sách người lấy phiếu tín nhiệm. Ảnh: H.V
Ngoài ra, HĐND TP.HCM cũng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND TP bầu có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 9 tháng tính đến ngày khai mạc kỳ họp HĐND TP lần này.
Danh sách không đủ điều kiện để lấy phiếu tín nhiệm này có 3 vị: ông Triệu Đỗ Hồng Phước được bầu bổ sung chức danh Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP.HCM mới được 8 ngày; ông Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM được bầu bổ sung Ủy viên UBND TP mới được 8 ngày và ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, Trưởng ban Dân tộc TP.HCM được bầu Ủy viên UBND TP mới được 8 ngày.
Danh sách 30 cán bộ thành phố sẽ lấy phiếu tín nhiệm ngày 5.12:
Video đang HOT
1. Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM
2. Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM
3. Phạm Đức Hải, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM
4. Trương Lâm Danh, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM
5. Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng Ban văn hóa xã hội HĐND TP.HCM
6. Trương Trung Kiên, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP.HCM
7. Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM
8. Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
9. Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
10. Huỳnh Cách Mạng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
11. Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
12. Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ
13. Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp
14. Phan Thị Thắng, Giám đốc Sở Tài chính
15. Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương
16. Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
17. Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
18. Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng
19. Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
20. Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
21. Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
22. Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
23. Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
24. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế
25. Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc
26. Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
27. Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch
28. Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP
29. Nguyễn Long Tuyền, Chánh Thanh tra TP
30. Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP
Theo Danviet
Tư lệnh ngành "nóng" chịu thiệt thòi khi lấy phiếu tín nhiệm
Bởi rõ ràng, vì là vấn đề nóng nên có nhiều bức xúc, cử tri và ĐBQH cũng gửi gắm nhiều nguyện vọng hơn.
Ông Bùi Sỹ Lợi
Kết quả lấy phiếu lần này cho thấy, tỷ lệ phiếu tín nhiệm, đặc biệt là tín nhiệm thấp trong những lĩnh vực có nhiều bức xúc như giáo dục, giao thông cũng cho thấy được sự khó khăn của các lĩnh vực này. Bởi rõ ràng, vì là vấn đề nóng nên có nhiều bức xúc, cử tri và ĐBQH cũng gửi gắm nhiều nguyện vọng hơn.
Tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cũng không phải để quy trách nhiệm cho tư lệnh ngành, mà để họ nhìn vào đó có định hướng và chỉ đạo tốt hơn, bởi bức xúc trong mỗi ngành không chỉ mình tư lệnh ngành ấy là có thể giải quyết được, mà cần sự chia sẻ, phối hợp của các cơ quan, của cả hệ thống chính trị.
Những bộ trưởng nhận phiếu tín nhiệm thấp có lẽ cũng cảm thấy buồn, tôi rất chia sẻ với các bộ trưởng, vì người nhiều nhất cũng mới qua nửa nhiệm kỳ, người mới nhận nhiệm vụ cũng chỉ được khoảng 1 năm nên không thể một sớm một chiều giải quyết được hết các bức xúc đã tồn tại, kéo dài từ nhiều nhiệm kỳ trước.
Nhưng cũng qua mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm, các bộ trưởng, các tư lệnh ngành sẽ có cố gắng, phấn đấu để đạt kết quả cao hơn, để lần lấy phiếu tín nhiệm sau đều cao hơn lần trước.
Người đứng mũi chịu sào ở những lĩnh vực bức xúc, nhạy cảm của xã hội đều có thể bị chịu tác động trong việc lấy phiếu tín nhiệm. Bởi vậy, các tư lệnh ngành đứng đầu các lĩnh vực nhạy cảm có thể phải chịu thiệt về lá phiếu, không phải nhiều tín nhiệm thấp là bộ trưởng yếu kém, không thể hoàn toàn căn cứ vào đó để đổ trách nhiệm cho tư lệnh ngành, vì họ là người mới, phải gánh vác trách nhiệm của cả quá khứ.
Nhưng mỗi lá phiếu cũng nhắc nhở các bộ trưởng về những vấn đề của ngành để cố gắng hơn nữa, nếu thấy khó khăn đề xuất Chính phủ, Chính phủ đề xuất Quốc hội để giải quyết. Chẳng có Bộ trưởng nào ngồi trên ghế nóng mà muốn ngành của mình xuống cấp, nhưng qua lá phiếu tín nhiệm cũng đã phần nào đặt trách nhiệm lên vai Bộ trưởng để họ cố gắng làm tốt hơn. Các cơ quan, các ĐBQH cũng cần phải đồng tâm hiệp lực, chia sẻ với Bộ trưởng.
Lấy phiếu tín nhiệm là hình thức giám sát công khai, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó nhắc nhở, cảnh báo cho tư lệnh ngành thấy những vấn đề nhạy cảm, mức độ khó khăn, thiếu sót, tồn tại để tập trung giải quyết. Không nên hoàn toàn đánh giá một lãnh đạo qua mức phiếu tín nhiệm, nhưng cũng không thể xem nhẹ nó.
Bùi Sỹ Lợi
Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội
Hoài Vũ (Ghi)
Theo baogiaothong
5 chức danh đạt phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đạt 437 phiếu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt 393 phiếu "tín nhiệm cao". Chiều nay, Quốc hội chính thức công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 475. Không chức danh nào có quá...