Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo sớm khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh ( quận Bình Thạnh).
Nhịp cầu đang được gia cố để đảm bảo an toàn – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải TP, Công an TP và quận Bình Thạnh về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi liên quan đến sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố nêu trên theo quy định; báo cáo trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Trong thời gian khắc phục sự cố, lãnh đạo TP giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an TP và UBND quận Bình Thạnh cùng các cơ quan liên quan thực hiện phương án tổ chức giao thông khoa học, hợp lý. Đồng thời, có giải pháp hướng dẫn, điều tiết, phân luồng từ xa, tránh để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn tại khu vực nêu trên.
Trước đó, TP đã có quyết định thành lập tổ điều tra để giám định nguyên nhân sự cố đứt 4 bó cáp ngầm dự ứng lực của cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Căn cứ kết quả điều tra sẽ xác định thiệt hại, trách nhiệm các bên có liên quan và tổ chức khắc phục.
Khu vực chôn cáp dự ứng lực ngầm của nhịp chính – Ảnh: ĐỨC PHÚ
Cáp dự ứng lực ngầm của cầu nhịp chính cầu vượt được chụp lại trong quá trình khoan thăm dò – Ảnh: ĐỨC PHÚ chụp lại
Theo kết quả khảo sát của các đơn vị chức năng tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, tổng độ võng cầu lớn hơn nhiều so với mức cho phép, chuyển vị ngang cũng đã gấp đôi mức cho phép. Độ võng lớn nhất tại nhịp dầm chính cầu vượt theo hướng từ cầu Sài Gòn đi quận 1 lớn hơn độ võng cho phép. Với độ võng nêu trên, chuyển vị ngang tương ứng là 7,2cm, vượt quá mức cho phép là 3,8cm.
Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức cấm xe trong thời gian tìm nguyên nhân. Vị trí nhịp cầu nơi xảy ra sự cố đang được các đơn vị gia cố, sử dụng giàn giáo và căng cáp dự ứng lực tạm giữ hai bệ trụ của nhịp chính… nhằm đảm bảo an toàn.
Các đơn vị liên quan sẽ cùng với tư vấn, đơn vị khảo sát, theo dõi chuyển vị hệ dầm, khung chống sau khi đã chống đỡ nhịp cầu chính và khảo sát, hoàn chỉnh phương án để thẩm định, phê duyệt, thi công khôi phục kết cấu công trình.
Hôm nay 4-10, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cùng tổ công tác điều tra sự cố và các đơn vị liên quan tiếp tục họp để đánh giá và xem xét các phương án khắc phục công trình. Được biết, hiện phương án khắc phục triệt để sự cố đang tiếp tục thảo luận, chưa chốt phương án cuối cùng.
TP.HCM đề xuất giao Sở GTVT tiếp tục quản lý đường bộ đô thị
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu tạm d ừng chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công trình đường bộ trong đô thị (trừ quốc lộ qua đô thị) từ Sở GTVT qua Sở Xây dựng trong thời gian xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo đó, TP.HCM là đô thị loại đặc biệt với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phức hợp, có quy mô lớn như các trục đường giao thông hướng tâm, đường vành đai, cầu vượt, hầm chui, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các công trình cấp nước, thoát nước đô thị. Từ năm 2009, trên cơ sở thực tiễn, UBND TP.HCM đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ cho phép thành phố được tiếp tục giao trách nhiệm cho Sở GTVT thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
Đến năm 2018, thực hiện quy định của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND TP.HCM đã chuyển giao một phần chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng các lĩnh vực: cấp nước, thoát nước đô thị, chiếu sáng đô thị, công viên, cây xanh đô thị từ Sở GTVT qua Sở Xây dựng. Riêng hệ thống công trình giao thông đường bộ trong đô thị, UBND TP.HCM cho rằng để Sở GTVT tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước sẽ phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của đô thị lớn. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu về đồng bộ, hiệu quả, xuyên suốt từ giai đoạn lập quy hoạch, kế hoạch phát triển, đề xuất chủ trương, đầu tư xây dựng đến công tác quản lý khai thác, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Chủ tịch Phan Văn Mãi giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở GTVT, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát, đánh giá đầy đủ thực tiễn về công tác quản lý hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị, hoàn thiện nội dung đề xuất theo hướng tiếp tục giao Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước như hiện nay. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM sẽ báo cáo, xin chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy trước khi trình Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét, quyết định.
Ngày đầu cấm xe qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều người bỡ ngỡ Từ 19h ngày 29-9, mọi phương tiện đều bị cấm lưu thông qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) do công trình này đang được sửa chữa. Khoảng 19h, cơ quan chức năng đặt rào chắn cấm tất cả xe qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh - Ảnh: LƯU DUYÊN Chiều 29-9, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có văn...