Chủ tịch UBND TP HCM nói về kế hoạch xây dựng nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết trước mắt, thành phố sẽ cải thiện hệ thống nhà trọ rồi hướng đến chương trình nhà ở ổn định với quy mô đô thị 10 triệu dân, tăng dần 1 triệu người sau mỗi nhiệm kỳ.
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 18-10, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã chia sẻ với đại biểu nhiều chương trình quan trọng của thành phố trong thời gian sắp tới.
Có thể cải tạo được hàng ngàn nhà trọ trong vài tháng
Theo Chủ tịch UBND TP HCM, cùng với khôi phục kinh tế thì thành phố cũng đẩy mạnh việc an sinh, sắp xếp lại đô thị như chuyện nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Chủ tịch UBND TP HCM cho biết thứ 7 tuần rồi (16-10), ông và Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã nghe các sở – ngành báo cáo bước đầu về đề án nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.
“Trong đó có việc cải thiện ngay hệ thống khu nhà trọ. Nếu có chính sách tốt, vài tháng nữa TP HCM có thể cải tạo hàng trăm, thậm chí hàng trăm ngàn nhà trọ để người dân có thể cải thiện ngay chỗ ở. Còn việc xây nhà 5 tầng, 10 tầng thì phải một năm nữa” – ông Phan Văn Mãi thông tin.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với đại biểu HĐND TP HCM tại kỳ họp thứ 3 ngày 18-10
Ông Phan Văn Mãi nói quan điểm của thành phố về việc tạo nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp là phải bắt đầu từ những việc có thể làm ngay để giải quyết nhu cầu trước mắt. Rồi dần dần đi đến chương trình nhà ở ổn định với quy mô đô thị 10 triệu dân, tăng dần 1 triệu dân sau mỗi nhiệm kỳ.
“Hiện UBND TP HCM đang hoàn thiện đề án để trình, xin ý kiến Thường vụ Thành ủy. TP HCM sẽ triển khai ngay những đầu việc có thể làm ngay” – ông nhấn mạnh.
Ông Phan Văn Mãi cho biết ý tưởng này không ai phản đối nhưng khi làm sẽ đụng vào các cơ chế. Đây là câu chuyện mà chúng ta phải lường trước để có thể thực hiện được ý tưởng.
Hỗ trợ các em đến năm 18 tuổi
Đề cập việc chăm lo cho người già neo đơn và trẻ mồ côi do Covid-19, Chủ tịch UBND TP HCM thông tin sẽ có khung chính sách. TP HCM đang tính đến chủ trương hỗ trợ cho các em học đến năm 18 tuổi. Khi có khung chính sách chung sẽ triển khai việc này tốt hơn.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên thảo luận chiều 18-10
“Khi người già trở nên neo đơn, trẻ em trở nên mồ côi do Covid-19 đã có nhiều hành động quan tâm chăm lo. Nhưng đây là vấn đề xã hội rất lớn, cần phải làm cẩn trọng và sâu sắc, chứ không khéo sự quan tâm đó, tình thương đó làm tổn thương thêm cho các cháu” – ông Phan Văn Mãi nêu quan điểm và cho rằng cần phải nhìn ở nhiều khía cạnh, đúng với ý nghĩa nhân văn.
Chủ tịch UBND TP HCM cho biết sắp với, các ngành, các cấp, các đoàn thể lẫn nhà hảo tâm phải làm sao thực hiện đúng ý nghĩa nhân văn này. Do đó, ông rất mong muốn các đại biểu HĐND TP HCM giám sát vấn đề này để tránh cho các em sự tổn thương thêm và bị lợi dụng.
Gỡ nút thắt để bung sức dân, doanh nghiệp
Chia sẻ về giai đoạn chống dịch vừa qua của TP HCM, ông Phan Văn Mãi nhìn nhận trong giai đoạn khó khăn nhất của thành phố, chúng ta đã có sự đồng kết, chung sức, đồng lòng. “Chính sức mạnh này, thành phố đã vượt qua được giai đoạn hết sức khó khăn” – ông Phan Văn Mãi nói.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM, bài học của sự chung sức, đồng lòng này không chỉ có giá trị lịch sử trong giai đoạn vừa qua mà sẽ được vận dụng và phát huy trong giai đoạn phục hồi sắp tới. “Trong hội nghị Thành ủy TP HCM vừa rồi, Bí thư Nguyễn Văn Nên đã nói trong phòng chống dịch chúng ta đã cố gắng 200% sức lực thì trong giai đoạn phục hồi cũng cố gắng như thế” – ông Phan Văn Mãi cho biết.
Chủ tịch UBND TP HCM cho hay nhiều người nhận xét thành phố là nơi hội tụ rất lớn những tiềm năng và động lực để phát triển. Nhưng để làm sao, làm gì để khai mở những năng lượng này là một câu chuyện thành phố cần bàn.
Theo ông Phan Văn Mãi, một trong những việc cần làm ngay đó là phải cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ; ngồi lại nghe từng vướng mắc và giải quyết từng vướng mắc.
TP HCM luôn thận trọng khi xem xét từng vấn đề, dịch đến phải dành thời gian phòng chống dịch. Giờ chúng ta phải trở lại với tinh thần “tất cả chúng ta cùng thi đua để xây dựng thành phố; chính quyền phải thật sự cải cách, phải thật sự kiến tạo, tháo gỡ các vướng mắc; còn doanh nghiệp cũng thi đua để tái cấu trúc, đổi mới để lao động với năng suất cao hơn và người dân cũng thế”.
Ông Phan Văn Mãi cho rằng nếu trong thời tới, các ngành, các cấp gỡ được điểm nghẽn trong cải cách hành chính thì chắc chắn năng lượng trong cộng đồng doanh nghiệp, trong dân sẽ bung ra, tạo sự phát triển mạnh mẽ.
“Việc này cũng giống như vừa qua thành phố đã huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp và người dân rất lớn. Nếu như không có sự đóng góp của doanh nghiệp và người dân, chính quyền sẽ không lo nỗi nguồn lực để chống dịch” – ông Phan Văn Mãi bày tỏ. Do đó, nguồn lực đã có sẵn, vấn đề còn lại là tháo nút thắt và kiến tạo. Đó chính là hành động của chính quyền.
TP HCM đang xây dựng chiến lược chăm sóc tinh thần cho người dân
Ông Phan Văn Mãi cho biết thành phố vừa giao Trường ĐH Sư phạm phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, triển khai chiến lược chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM, sau đợt dịch Covid-19, tâm lý của nhiều người dân đã bị ảnh hưởng. Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tinh thần nhiều người, đây là vấn đề của một đô thị lớn và cần sớm có biện pháp giải quyết.
TP Hồ Chí Minh 'tiếp sức' lâu dài cho trẻ em mồ côi vì COVID-19
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến đời sống người dân, trong đó đã có gần 2.000 học sinh không may phải mồ côi cha mẹ.
Chính vì thế, nhiều đơn vị, đoàn thể đã và đang cùng chung tay chăm lo lâu dài cả về cả vật chất lẫn tinh thần cho các em.
Đại diện Liên đoàn lao động Quận 7 trao hỗ trợ cho các em học sinh có cha, mẹ mất vì COVID-19.
Mất chỗ dựa vững chắc
Mẹ qua đời vì mắc COVID-19 khi vừa sinh em bé được hơn hai tháng là nỗi đau lớn của em N. P. Q. N (học sinh lớp 9, ngụ Phường 10, quận Tân Bình). Q. N là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em. Q. N cho biết, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, mẹ em và bà nội đều qua đời vì mắc bệnh. Hiện cuộc sống gia đình em rất khó khăn khi bố làm nghề phụ hồ nhưng đã thất nghiệp do dịch bệnh. Hằng ngày, em phụ bố chăm sóc đứa em nhỏ, tuy nhiên khi đến giờ học trực tuyến, bố phải trông em hoặc gửi em sang nhà người cô ở gần nhờ trông hộ.
Trong khi đó, em P. Y. N (ngụ phường Tân Thới Nhất, Quận 12) vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi buồn trước sự mất mát quá lớn, khi cả bố và mẹ đều qua đời vì COVID-19. Là chị cả trong gia đình có 4 chị em, Y. N cố gắng giữ vững tinh thần để làm chỗ dựa cho các em. Y. N cho biết, bố làm bảo vệ dân phố, tham gia phòng, chống dịch ở phường rồi không may mắc COVID-19 và không qua khỏi. Mẹ của Y. N cũng qua đời sau đó hơn một tuần cũng vì mắc COVID-19.
Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự chăm lo từ chính quyền địa phương.
"Hiện em có hai em gái là P. L. Y. H học lớp 5 và P. L. Y. P học lớp 6 tại Quận 12. Do học trực tuyến nên phải mượn điện thoại của ông bà ngoại và cậu gần nhà để có thiết bị học tập. Từ khi bố mẹ mất, em luôn cố gắng động viên các em an tâm học tập và cùng động viên nhau vượt qua khó khăn. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, em sẽ đi tìm công việc phù hợp để có thêm thu nhập lo cho các em ăn học đến nơi đến chốn", Y. N tâm sự.
Đại diện Liên đoàn lao động Quận 7 cũng cho biết, Quận 7 cũng có trường hợp em T. (sinh năm 2006, phường Tân Thuận Đông) đặc biệt khó khăn. Mẹ em T. là lao động chính nhưng đã mất sớm, ba em T. bỏ đi từ khi em còn nhỏ, em phải về ở với bà ngoại. Thế nhưng bà ngoại cũng vừa mới mất vì mắc COVID-19 trong đợt dịch vừa qua. Hiện nay, em T. đang sống cùng với cậu và dì nhưng cả hai đều bị bệnh tâm thần, vì vậy gánh nặng gia đình đang đè lên đôi vai của đứa trẻ 15 tuổi.
"Đơn vị và các đoàn thể đang vận động để chăm lo cho em T. được chu đáo, giúp em vơi bớt khó khăn", đại diện Liên đoàn lao động Quận 7 cho biết.
Đồng cảm với các hoàn cảnh của trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh cho biết, công tác chăm lo cho trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 là vấn đề cần sự chung tay của nhiều ban ngành, đoàn thể, chính quyền... Ngoài các chính sách từ Thành phố theo quy định, Thành phố cũng đang nghiên cứu thêm các chủ trương, chính sách phù hợp để tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ cho các em học sinh mồ côi; để các em có thêm chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cũng như chuẩn bị nền tảng kiến thức cho hành trang bước vào đời khi không có người thân ở bên.
"Các em học sinh không may bị mồ côi do COVID-19 đang rất cần được quan tâm về dinh dưỡng, giáo dục, y tế, sức khỏe tinh thần, thể chất...; trong đó, vấn đề lớn nhất là những sang chấn tâm lý đối với các em sẽ đặt ra thách thức lớn cho ngành chức năng để có thể chăm lo cho các em vững chắc trong tương lai. Với những học sinh đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần thì cần hơn nữa sự quan tâm, san sẻ của nhà trường, giáo viên và gia đình; giúp các em sớm cân bằng, cùng với đó là các em cần được trợ giúp, tư vấn tốt hơn về pháp lý", bà Tô Thị Bích Châu nói.
Tiếp sức lâu dài cho các em
Ngày 17/10, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam quận Tân Bình đã tổ chức chương trình "Kết nối yêu thương" nhằm tiếp tục huy động các nguồn lực chăm lo cho trẻ mồ côi do COVID-19. Hiện quận Tân Bình có 71 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ hoặc mất người thân chăm nuôi.
Ông Trần Đức Phương, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam quận Tân Bình cho biết, vừa qua, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam quận đã tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa để kịp thời động viên tinh thần và vật chất các em học sinh bị mồ côi vì COVID-19 như: thăm hỏi, động viên và liên hệ các nhà tài trợ vận động hỗ trợ vật chất, phương tiện, dụng cụ học tập cho 41 trẻ với tổng kinh phí 82,4 triệu đồng. Ngoài ra, từ danh sách do UBMTTQ Việt Nam quận giới thiệu, nhiều nhà tài trợ còn trực tiếp tìm đến tận nhà các em để kịp thời hỗ trợ kinh phí, sữa, quà...
Đại diện các nhà tài trợ trao học bổng "Tiếp sức em đến trường" cho trẻ mồ côi do COVID-19 trong ngày 17/10.
"Tại chương trình "Kết nối yêu thương", UBMTTQVN quận Tân Bình đã trao tặng 41 suất học bổng "Tiếp sức em đến trường" cho các trẻ mồ côi do COVID-19, trong đó có 39 suất hỗ trợ, mỗi suất trị giá 1 - 2 triệu đồng/em. Ngoài ra, 8 nhà tài trợ cũng đã nhận ký kết đỡ đầu hàng tháng cho 14 trẻ mồ côi do COVID-19, trong đó có 3 em được nhận đỡ đầu toàn bộ chi phí liên quan đến học tập cho đến hết 18 tuổi và 11 em được hỗ trợ mỗi tháng 1 triệu đồng trong năm học 2021-2022", ông Trần Đức Phương nói.
Là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, Quận 8 hiện có 148 học sinh có cha, mẹ mất do dịch. ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch UBND Quận 8 cho biết, cả hệ thống chính trị quận cùng vào cuộc chăm lo, giúp các em có bố, mẹ mất vì COVID-19 sớm ổn định sức khỏe, có điều kiện học tập tốt, vươn lên trong cuộc sống. Hiện nay, nhiều em đã nhận được các khoản hỗ trợ và học bổng để có thể vững bước đến trường. Các phường đang tích cực rà soát, nắm lại từng hoàn cảnh của học sinh mồ côi cha, mẹ do dịch bệnh để phối hợp với Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, cơ quan MTTQVN quận để có sự chăm lo lâu dài cho các em.
Tương tự, tại quận Bình Tân, bà Lê Thị Ngọc Dung, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định, địa phương đã vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ những trường hợp khó khăn nhất, mỗi em được nhận 5 triệu đồng để mua sắm đồ dùng học tập cho năm học mới. Về lâu dài, quận cũng đã yêu cầu các phường rà soát, cập nhật danh sách và có phương án giúp đỡ cụ thể cho từng hoàn cảnh.
Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam quận Tân Bình và các nhà hảo tâm ký kết phối hợp chăm sóc trẻ mồ côi do COVID-19 trong thời gian tới.
Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, tại Quận 7 cũng đã có 57 trẻ em mồ côi do cha mẹ, cha hoặc mẹ mắc COVID-19. Từ giữa tháng 9 đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động Quận 7 cũng đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp, hỗ trợ cho các em như: tặng quà Trung thu, nhu yếu phẩm, sữa, tập, sách giáo khoa, hỗ trợ kinh phí...
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, toàn thành phố có 1.392 trẻ em dưới 16 tuổi và 600 thanh thiếu niên (16-18 tuổi) mồ côi vì COVID-19. Trong đó, có nhiều trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc từ nhỏ ở với ông bà và bây giờ ông bà cũng qua đời vì COVID-19. Có 67 bé dưới 2 tuổi, trong đó có 9 bé là trẻ sơ sinh, con của sản phụ mắc COVID-19 và tử vong khi sinh con...
"Hiện nay, Thành phố đang nỗ lực đảm bảo tất cả trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được hỗ trợ để ổn định cuộc sống. Dù vậy, Thành phố cũng rất cần sự chung tay chăm lo cả vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng xã hội đối với các trẻ mồ côi thông qua UBND phường, xã, thị trấn, UBMTTQVN TP Hồ Chí Minh cấp cơ sở. Đến nay, có 215 trẻ được các nhà hảo tâm nhận đỡ đầu với mức hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng/tháng/trẻ, thời gian hỗ trợ từ 1 đến 15 năm", ông Lê Minh Tấn cho biết.
Cũng theo ông Lê Minh Tấn, từ nay đến cuối năm 2021, TP Hồ Chí Minh cố gắng hỗ trợ tất cả trẻ em mồ côi vì COVID-19 đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng (các mức 380.000 đồng, 540.000 đồng và 900.000 đồng/người/tháng, tùy đối tượng); được hỗ trợ sữa, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết và học bổng tiếp sức đến trường... TP Hồ Chí Minh cũng vận động các nhà hảo tâm, ngân hàng mở tài khoản cá nhân, sổ tiết kiệm cho các trẻ.
"Trẻ em là con của sản phụ mắc COVID-19 được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/4 đến ngày 30/9 sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/cháu; trẻ em mồ côi, trẻ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được hỗ trợ 2 triệu đồng/cháu từ Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; đồng thời sẽ có thêm các giải pháp hỗ trợ lâu dài trong các năm tiếp theo", ông Lê Minh Tấn cho biết.
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Nghiên cứu tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ mất vì COVID-19 Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết Thành ủy TP.HCM thống nhất với đề xuất của UBND TP.HCM nghiên cứu đề xuất hình thức phù hợp để tổ chức lễ cầu siêu cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận hội nghị - Ảnh:...