Chủ tịch UBND TP HCM: ‘Covid-19 là một cuộc chiến thực sự’
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu tất cả các đơn vị phải dồn toàn lực chống dịch, “bên cạnh phòng thủ thì phải lấy tấn công làm chủ đạo” bởi đây là một cuộc chiến.
Ngày 10/5, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết “rất lo lắng”trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay, khi chỉ trong 11 ngày đã có 26 tỉnh thành ghi nhận Covid-19, với tốc độ lây nhiễm nhanh.
“Đây là một cuộc chiến thực sự”, ông Phong nói.
Chủ tịch thành phố yêu cầu mọi cơ quan, đơn vị “vừa phòng thủ, vừa tấn công dịch bệnh, nhưng tấn công là chính”. Các đơn vị y tế, hàng không, du lịch, vận tải, các địa phương… phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng dịch ở mức cao nhất. Bệnh viện, cơ sở cách ly tập trung, khu công nghiệp, chế xuất phải chuẩn bị sẵn phương án cho tình huống xuất hiện ca dương tính. Nếu không đảm bảo được công tác phòng chống dịch hiệu quả thì các nơi này phải tạm thời ngừng hoạt động.
Ông Phong cho rằng TP HCM đang đứng trước 5 nguy cơ dịch bệnh xâm nhập lớn. Đó là lây nhiễm trong khu cách ly tập trung, từ các bệnh viện tuyến cuối, từ người nhập cảnh trái phép, người về từ các địa phương có ca dương tính và tại các cửa ngõ vào thành phố, qua đường bộ, sân bay và đặc biệt là cảng biển.
Về nguy cơ thứ 5 – từ cảng biển, giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh nhận định đây là yếu tố nguy cơ mới phát hiện và rất cần quản lý nghiêm. Theo ôngg Bỉnh, thành phố có hơn 60 cảng biển. Lượng tàu biển nhập cảnh đông, thuyền viên tàu lưu trú dài ngày (5-7 ngày trên tàu). Trong khi đó, lực lượng công nhân bốc vác hàng từ thuyền lên cảng rất đông. Khi lên tàu họ có thể sẽ tiếp xúc với thuyền viên.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nguyễn Trí Dũng cho biết thêm hai nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở cảng biển là 400 hoa tiêu và nhân viên điều độ. Họ phải trực tiếp từ cảng biển leo lên tàu, tiếp xúc với thuyền viên khi làm việc. Ngoài ra, còn có trường hợp người lén lên tàu bất hợp pháp. Nếu người này không bị phát hiện và trên tàu có người dương tính, họ xuống tàu thành công thì nguy cơ dịch bùng phát sẽ rất khó kiểm soát.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người, ảnh chụp giữa tháng 4. Ảnh: Hữu Khoa.
Đối phó với tình hình dịch bệnh hiện nay, lãnh đạo thành phố cho biết sẽ dựa trên các yếu tố nguy cơ, các chuỗi lây nhiễm ở các tỉnh thành khác để đưa ra các giải pháp phù hợp. Quan trọng nhất là kích hoạt mạnh mẽ các bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch tại các đơn vị, đồng thời hình thành các tổ lấy mẫu nCoV, chuẩn bị các trang thiết bị vật tư và cơ sở xét nghiệm.
Ngành y tế đã lập hơn 100 tổ lấy mẫu xét nghiệm, tập huấn và mở rộng lực lượng lấy mẫu xét nghiệm là sinh viên các khoa y tế công cộng, sinh viên năm cuối các trường y khoa, sẵn sàng cho tình huống phải lấy lượng mẫu lớn trong cộng đồng.
Song song đó, thành phố đã dự trữ đầy đủ sinh phẩm, kit xét nghiệm với 90.000 test PCR và 30.000 test nhanh sẵn có, ký hợp đồng mua 300.000 test khác. Năng lực xét nghiệm nCoV trong 24 giờ của thành phố có thể nâng từ 15.000 mẫu đơn lên 30.000 đến 40.000 mẫu đơn mỗi ngày.
Sở Y tế tăng cường kiểm tra các khu cách ly tập trung. Hiện nay, Sở Y tế đã chuẩn bị 10.000 giường cách ly, có thể hoạt động ngay trong vòng 24 giờ, bên cạnh các khu cách ly công suất 100 giường của mỗi 24 quận, huyện.
Ngành y tế đã có sẵn kế hoạch điều trị cho bệnh nhân Covid-19, cho tình huống có 50-100 hoặc trên 200 bệnh nhân. Với yêu cầu cả nước có phương án điều trị cho tình huống 30.000 người nhiễm bệnh của Bộ Y tế, ông Bỉnh khẳng định TP HCM có thể đáp ứng được một bệnh viện dã chiến quy mô 5.000 giường.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam kiểm tra hệ thống camera giám sát tại một khách sạn tổ chức cách ly tập trung, ngày 30/4. Ảnh: Thư Anh.
Mặt khác, về kiểm soát yếu tố nguy cơ tại thành phố, giám đốc Sở y tế đề nghị các hãng bay và sân bay Tân Sơn Nhất siết chặt các quy định an toàn chống lây nhiễm Covid-19. Riêng việc vận chuyển hàng hóa, ông Bỉnh cho rằng, dù nhân viên bốc xếp không tiếp xúc trực tiếp với người trên máy bay, nhưng nếu chuyến bay đó có nCoV, không gian trên tàu bay cũng có thể chứa virus, vẫn tồn tại nguy cơ lây nhiễm qua hàng hóa, không khí.
Đường hàng hải cũng tương tự. Ông Bỉnh yêu cầu các cảng biển và trên thuyền phải có camera hoạt động, để ghi lại quá trình tiếp xúc giữa người trên bờ và thuyền viên trên tàu trong suốt thời gian neo đậu. Tất cả người về thành phố bằng phương tiện giao thông đường bộ phải khai báo y tế.
Hiện, thành phố có 19.000 Tổ Covid-19 với hơn 52 .000 thành viên. Tất cả thành viên tổ đều được tập huấn để thực hiện các nhiệm vụ như phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, chùm ca bệnh hô hấp tại cộng đồng, hỗ trợ lực lượng y tế truy vết, tuyên truyền và vận động giám sát các hộ dân trong khu vực phong tỏa
Với hoạt động cách ly, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, TP HCM áp dụng quy định cách ly tập trung 21 ngày và 7 ngày cách ly tại nhà (sau khi hoàn thành cách ly tập trung). Trong thời gian này, người chấp hành cách ly sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 5 lần (vào ngày 1, 7, 14, 21, 28). Riêng trường hợp có tiếp xúc với ca dương tính, sẽ phải tăng thêm một lần lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 5, tổng cộng 6 lần.
Ông Nguyễn Hoài Nam bị bắt
Ông Nguyễn Hoài Nam bị điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Hoài Nam về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ông Nguyễn Hoài Nam. Ảnh: Facebook nhân vật.
Ông Nguyễn Hoài Nam từng công tác tại báo Thanh Niên, Pháp luật TP.HCM...
CLB của tỉ phú Việt Nam thống trị giải châu Âu Đội bóng của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam là CLB Sarajevo đang thống trị giải VĐQG Bosnia Herzegovina. Đầu năm 2019, truyền thông Việt Nam được một phen rất bất ngờ khi doanh nhân Nguyễn Hoài Nam chính thức trở thành Chủ sở hữu CLB bóng đá FK Sarajevo (Bosnia & Herzegovina). Ông Nguyễn Hoài Nam, được đánh giá là một trong những...