Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra Công điện khẩn số 17 chỉ đạo ứng phó với bão số 2
Áp thấp nhiệt đới trên biển đã mạnh lên thành Cơn bão số 2 có tên gọi quốc tế là Sinlaku.
Chiều tối ngày 1 – 8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Công điện khẩn số 17, điện Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan và các công ty thủy nông, triển khai nhiều giải pháp phòng chống bão.
Nội dung công điện như sau:
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trưa nay (01/8), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2, có tên quốc tế là Sinlaku.
Hồi 13 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình-Nghệ An khoảng 450km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với bão, nên từ hôm nay đến đêm 02/8, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500mm/đợt.
Từ ngày 02 – 05/8, các sông trong tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên vùng thượng lưu từ 3-7m, hạ lưu từ 2-4m; mực nước đỉnh lũ trên thượng nguồn sông chính và các sông nhỏ có khả năng ở mức báo động 1, báo động 2, có nơi trên báo động 2; hạ lưu các sông thấp hơn đến xấp xỉ mức báo động 1. Nguy cơ cao xảy ra lốc và gió giật mạnh; lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Hiện nay là thời kỳ trọng điểm bão, lũ; phạm vi dự kiến ảnh hưởng của bão, mưa lớn rất rộng, thời gian đổ bộ vào thời điểm triều cường. Diễn biến của bão, mưa lũ còn rất phức tạp, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp. Để chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh; Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện tốt các công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.
2. Thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú. Tổ chức kiểm đếm và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển. Tổ chức cấm biển từ 19h00 ngày 01/8/2020 đến khi bão suy yếu và tan dần.
3. Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực ven sông, suối, bãi sông, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; trong đó cần lưu ý công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại khu vực sơ tán. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.
Video đang HOT
4. Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều theo cấp báo động, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi. Đặc biệt là đối với các tuyến đê bị sự cố, đang thi công dở dang; các đập, hồ chứa thủy lợi và vùng hạ du đập, các công trình đang thi công xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, các hồ chứa vừa, nhỏ và hồ chứa xung yếu. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.
5. Triển khai các biện pháp bảo vệ công trình, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các dự án đang thi công ven biển, khu vực khai thác khoáng sản, các trang trại. Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, chặt tỉa cành cây.
6. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ sản xuất, chống ngập úng đối với các đô thị và sản xuất nông nghiệp; chủ động thực hiện tiêu nước đệm, giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn để bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Ngành Điện lực ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.
7. Chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; triển khai các biện pháp không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ.
8. Kiểm tra cụ thể phương án “4 tại chỗ”, trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa, lũ gây chia cắt dài ngày.
9. Rà soát phương án, sẵn sàng triển khai ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trong tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đảm bảo thông tin liên lạc, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
10. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác Phòng chống thiên tai.
11. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão, mưa, lũ để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.
12. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Chuyên gia: Bão số 2 diễn biến khó lường, khả năng gây mưa rất lớn
Chuyên gia dự báo bão số 2 đang có những dấu hiệu phức tạp, gây mưa rất lớn cho các tỉnh Bắc và Trung Bộ, người dân cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng.
Trưa nay (1/8), áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 2 trong năm 2020 và có tên quốc tế là Sinlaku.
Trả lời phỏng vấn PV VTC News, TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cung cấp những thông tin về diễn biến của bão số 2 và sức ảnh hưởng của nó tới đất liền nước ta.
TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia.
- Thưa ông, bão số 2 được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đất liền nước ta. Ông có thể cung cấp vài thông tin về cường độ cũng như hướng di chuyển của cơn bão này?
Lúc 13h hôm nay, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Thái Bình-Nghệ An khoảng 450km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.
Hoàn lưu của nó đang bao phủ hầu khắp khu vực Bắc biển Đông, vùng mây phía Tây của bão đang gây mưa cho khu vực Bắc Trung Bộ với trọng tâm mưa ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 13h ngày 2/8, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.
Đến 13h ngày 3/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 103,9 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào.
Ví trí và hướng di chuyển của bão số 2.
- Theo nhận định của trung tâm khí tượng thì từ nay đến lúc đi vào đất liền, cường độ và hướng di chuyển của bão có sự thay đổi bất ngờ nào không?
Theo số liệu chúng tôi thu thập được, hiện nay ngoài cơn bão sô 2 đang hướng về nước ta thì ở khu vực phía Đông của Philippines còn tồn tại thêm một áp thấp nhiệt đới nữa. Sự tồn tại của áp thấp nhiệt đới này sẽ có tác động đến cường độ và hướng di chuyển của cơn bão sô 2 gần Việt Nam.
Áp thấp nhiệt đới phía ngoài Philippines sẽ ngăn cản không cho áp cao cận nhiệt đới tiếp cận với bão ở gần Việt Nam. Khi không có yếu tố dẫn đường của áp cao cận nhiệt đới, cơn bão số 2 sẽ di chuyển chủ yếu theo nội lực.
Do đó nó sẽ di chuyển lúc nhanh, lúc chậm, và có khả năng thay đôi cương đô do đang tồn tại trên vùng biển nóng, khiến diễn biến về cường độ và đường đi của nó sẽ còn rất khó lường.
- Từ đầu năm đến nay, nước ta liên tục hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, dông lốc, hạn hán. Vậy trước tình hình bão số 2 diễn biến phức tạp, trung tâm có khuyến cáo gì đến các địa phương và người dân?
Bão số 2 khả năng sẽ gây ra một đợt mưa rất lớn ở Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ cũng như khu vực Tây Nguyên.
Ông Hoàng Phúc Lâm
Đối với cơn bão sô 2 hiện nay, chúng tôi cảnh báo khả năng cao sẽ xảy ra một đợt mưa rất lớn ở Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ cũng như khu vực Tây Nguyên.
Chúng tôi lưu ý đối với các hô thuy lơi xuông câp, đang nâng câp, các thuy điên nho có nguy cơ cao, các khu khai thác khoáng san ơ 3 vùng trong tâm mưa cần rà soát và đánh giá hiện trạng các công trình, có phương án sẵn sàng ứng phó khi tình huống mưa rất to xảy ra.
Ngoài ra, người dân ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, khu vực vùng núi miền Trung cần hết sức cảnh giác dông, lôc và gió giât manh ơ rìa ngoài hoàn lưu bão, khi mưa lớn xảy ra sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
Người dân vùng đô thị ở các khu vực trên cần lưu ý tới hiện tượng ngập úng đô thị. Vùng ven biển khu vực bão ảnh hưởng cần đề phòng sóng lớn và nước biển dâng, đặc biệt nếu bão đổ bộ vào thời điểm thủy triều cao, cụ thể là vào buổi chiều các ngày đầu tháng 8/2020.
Dự báo viên Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thảo luận, phân tích ảnh mây vệ tinh.
Ngay từ đầu năm, trong các bản tin dự báo hạn dài chúng tôi đã cảnh báo năm nay sẽ là một năm có thời tiết phức tạp, mưa lũ dồn dập vào cuối năm, có khả năng xảy ra tình trạng bão, mưa, lũ dồn dập, có những điểm mưa lớn cực trị như 347mm ở Hà Giang vào ngày 21/7 vừa qua là một minh chứng.
Với thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp như vậy thì điều đầu tiên chúng tôi khuyến cáo là người dân cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo Khi có hiện tượng bão, lũ, mưa lớn thì cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của các cơ quan phòng chống.
- Ông có thể đưa ra những nhận đình về tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm?
Tháng 8 là thời gian bắt đầu có những cơn bão ảnh hưởng tới miền Bắc, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là cao điểm của mùa bão. Phải sang tháng 9 và tháng 10 mới là cao điểm của mùa bão trên Biển Đông.
Chúng tôi dự báo từ nay tới cuối năm còn khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới nữa trên Biển Đông, do đó không loại trừ khả năng sẽ có nhiều cơn bão cùng hoạt động hoặc liên tiếp xuất hiện trên Biển Đông trong những tháng tới.
Bão số 2 giật cấp 10, tiến thẳng vào vịnh Bắc Bộ Bão số 2 giật cấp 10 đang tiến thẳng vào vịnh Bắc Bộ, bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão. Bão số 2 giật cấp 10, tiến thẳng vào vịnh Bắc Bộ Trung tâm Dự báo Khi tượng thủy văn quốc gia thông báo hồi 16h ngày 1/8, vị trí tâm bão số...