Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Khởi tố ngay vụ mở đường phá 2,5ha rừng
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, khởi tố vụ án, kiên quyết xử lý các đối tượng liên quan đồng thời có biện pháp khắc phục hiện trạng rừng.
Ngay sau khi đến kiểm tra hiện trường vụ phá 2,49ha rừng tại lô a, khoảnh 4, tiểu khu 251, xã Đạ K’Nàng, do Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Phi Liêng (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) quản lý, ông Đoàn Văn Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các đơn vị liên quan điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan, bất kể đối tượng vi phạm là ai.
Con đường các đối tượng mở ra để thuận tiện cho việc phá rừng, vận chuyển gỗ.
Theo đó, ba đối tượng bị Công an huyện Đam Rông bắt đã được cơ quan chức năng đưa đến địa điểm trên để thực nghiệm hiện trường. Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu cần phải khởi tố vụ án, khởi tố các bị can để mở rộng điều tra bởi gần đây trên địa bàn tỉnh tình trạng phá rừng đang rất nóng.
Hiện trường vụ phá 2,49ha rừng tại huyện Đam Rông.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Việt, vụ việc xảy ra vào ngày 6/9 nhưng đến ngày 9/9 cơ quan chức năng huyện Đam Rông mới vào cuộc xử lý. Chính vì vậy, Ban Quản lý rừng Phi Liêng, Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông, UBND xã Đạ K’ Nàng và UBND huyện Đam Rông cần phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể để xảy ra vụ phá rừng này.
Ba đối tượng Xoan, Việt, Lương được đưa đến để thực nghiệm hiện trường.
“Hiện nay, ngay sau khi các đơn vị kiểm đếm xong, Ban quản lý rừng Phi Liêng, lực lượng Kiểm lâm, chính quyền xã, huyện cần tập trung chỉ đạo xử lý hiện trường, trồng lại rừng và tiến hành nhổ bỏ các loại cây trồng các đối tượng phá rừng đã trồng hoặc mới trồng”, ông Việt nhấn mạnh.
Trước đó, DANVIET.VN đã thông tin, trên đại bàn huyện Đam Rông đã xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn với diện tích 2,49ha, thiệt hại 44,150m3, chủng loại gỗ tạp nhóm VI.
Vụ phá rừng đã gây thiệt hại 44,150m3, chủng loại gỗ tạp nhóm VI.
Tại hiện trường, hàng trăm lóng gỗ có đường kính 10-50cm nằm ngổn ngang trên đường đã được múc đất bằng phẳng rộng khoảng 4m. Sau khi cưa hạ, các đối tượng di chuyển máy múc vào bứng cả gốc cây lên khỏi mặt đất để dễ dàng tiêu hủy, tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Liên quan đến vụ việc, Công an huyện Đam Rông đã bắt giữ 3 đối tượng là Nguyễn Quốc Xoan (44 tuổi, ngụ xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông), Hoàng Văn Việt (20 tuổi, quê huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tạm trú tại xã Đạ K’Nàng) và Phan Văn Lương ( ngụ xã Đạ K’Nàng), vì liên quan đến hành vi hủy hoại rừng tại địa điểm nói trên.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng khẩn trường điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo Danviet
Đổ xô tìm loại cây giống với sâm Ngọc Linh, cây lớn bán 70 triệu/kg
Nhiều người ở Kon Tum, Đắk Lắk tìm đến Lâm Đồng săn lùng loại sâm giống với sâm Ngọc Linh về bán với giá cao.
Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn có một số người từ các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk tới rủ rê nhiều người ở thôn 5, xã Rô Men vào rừng sâu, khu vực núi cao, hiểm trở tìm kiếm, đào lấy gốc cây có hình dạng bên ngoài giống với cây sâm Ngọc Linh.
Loại cây này được những người tìm kiếm cho biết thương lái đang thu mua với giá 15 triệu đồng một kg. Với những cây lớn, giá thu mua 40-70 triệu đồng một kg.
Sâm Đam Rông có hình dáng giống với sâm Ngọc Linh.
Trước đó, hồi cuối tháng 7 đầu tháng 8, những người này cũng đã chia thành nhiều nhóm tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào địa giới hành chính Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà thuộc huyện Lạc Dương để tìm loại sâm quý vì cho rằng đã có người tìm được loại cây này tại đây. Sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời, những người này đã rời khỏi địa phương.
Theo Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông, loài sâm nói trên có tên khoa học Panax vietnamensis var langbianensis, hình dáng tương đối giống với sâm Ngọc Linh nhưng không có các hoạt chất giống như sâm Ngọc Linh, thường phân bố ở khu vực xã Rô Men, Đạ Tông, Đạ Long tại độ cao 1.200 -1.900 m. Thương buôn đã lợi dụng đặc điểm tương đồng này để thu gom rồi bán với giá hấp dẫn so với sâm Ngọc Linh chính gốc ở Kon Tum có giá dao động giá 8 -15 triệu đồng một lạng (đối với loại có trọng lượng 3 củ một lạng).
Cây sâm lớn ở Đam Rông được thương lái mua với giá 40 -70 triệu đồng một kg.
Để kiểm soát tình trạng trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Công an tỉnh chỉ đạo, bố trí lực lượng tiếp tục theo dõi, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân không tái diễn tình trạng tìm cách xâm nhập bất hợp pháp vào Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà, thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Theo Thi Hà (VnExpress)
Lâm Đồng: Chi 2.000 tỷ đồng giúp hộ nghèo tiếp cận dịch vụ an sinh Tỉnh lâm Đồng sẽ chi hơn 2.000 tỷ đồng nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Đầu tư cho...