Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai “lười” tiếp công dân
Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013-2015 và thủ trưởng một số địa phương, đơn vị chưa đầy đủ, thiếu định lượng so với quy định của luật Tiếp công dân.
Ông Đặng Công Huẩn – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng, công trình công tác quản lý hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Kết luận chỉ rõ, Đồng Nai đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm chậm so với quy định, có địa phương, đơn vị phải điều chỉnh kế hoạch một số năm và nhiều cuộc thanh tra. Một số cuộc thanh tra chưa đảm bảo về trình tự, chất lượng chưa cao. thủ tục theo quy định.
Một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác tiếp công dân, nhất là khối các sở ngành của tỉnh, thể hiện như: Địa điểm, phương tiện tiếp công dân không đảm bảo; không ban hành, không công khai hoặc công khai không đầy đủ lịch tiếp công dân; không bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên.
“Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013-2015 và thủ trưởng một số địa phương, đơn vị chưa đầy đủ, thiếu số ngày so với quy định nêu tại Điều 12, Điều 13 và Điều 18 luật Tiếp công dân năm 2013″- kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Video đang HOT
Trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai (Ảnh: Môi trường Cuộc sống).
Trong khi đó, chất lượng xử lý đơn thư ở một số đơn vị chưa được tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tiếp công dân và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ảnh kiến nghị của công dân.
Trình tự, thủ tục tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Chất lượng giải quyết một số vụ việc khiếu nại tố cáo chưa cao.
Các địa phương, đơn vị được thanh tra chưa thực hiện đầy đủ việc công khai minh bạch trong hoạt động tài chính, ngân sách, như không công khai trên cổng thông tin điện tử; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về quản lý, sử dụng tài sản công… Một số địa phương, đơn vị không công khai đầy đủ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; không công khai báo cáo khả thi, tiền khả thi, đối tượng thụ hưởng; không công khai các nội dung về mua sắm tập trung…
Thậm chí, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện một số địa phương, đơn vị ở tỉnh Đồng Nai không thực hiện đúng quy định về công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng như không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông báo tuyển dụng; không lập danh sách hoặc không công khai danh sách người đủ điều kiện dự tuyển; không tổ chức phúc khảo, không công khai kết quả tuyển dụng.
Ở tỉnh Đồng Nai còn có tình trạng chậm lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai, không phê duyệt danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định 78/2013 của Chính phủ; không có sổ theo dõi, giao nhận bản kê khai và không xây dựng kế hoạch công khai bản kê khai tài sản thu nhập theo quy định…
Làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
“Các hạn chế, thiếu sót nêu trên thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai; Giám đốc các sở Nội vụ, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định Quán, Biên Hòa, Long Khánh và các tổ chức, cá nhân có liên quan”- thông báo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, thủ trưởng các địa phương, đơn vị trong việc không tổ chức tiếp công dân định kỳ hoặc tiếp dân không đầy đủ số ngày theo quy định.
Đồng thời, cơ quan này kiến nghị tỉnh Đồng Nai phải tập trung xử lý dứt điểm một số vụ việc khiếu kiện, tố cáo chưa được thụ lý để giải quyết theo quy định hoặc còn tồn đọng, kéo dài trên địa bàn.
Đồng Nai: Kiến nghị sớm làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương giao tỉnh Đồng Nai là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Sơ đồ Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Việc giao tỉnh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án giúp địa phương chủ động trong quá trình kêu gọi đầu tư. Nếu được Chính phủ chấp thuận, tỉnh Đồng Nai sẽ khẩn trương lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương liên quan sớm triển khai, đưa dự án vào khai thác kịp thời với thời gian vận hành của sân bay Long Thành.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn triển khai nhiều dự án giao thông đường bộ như: cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đường vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Khi các dự án này đưa vào khai thác cơ bản đáp ứng việc kết nối hệ thống giao thông đường bộ với sân bay Long Thành.
Tuy nhiên, để phát huy lợi thế và tăng khả năng kết nối của sân bay Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, đồng thời chia sẻ áp lực lưu lượng cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thì việc sớm triển khai dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu là rất cần thiết.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025. Trong danh mục này, Đồng Nai có 2 dự án là đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Trong số đó, dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành dài hơn 37 km, có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh) và điểm cuối tại sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Tổng mức đầu tư khoảng 40.500 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu dài 65 km, điểm đầu tại ga Trảng Bom (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối tại cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư hơn 50.800 tỷ đồng và cũng theo hình thức PPP.
Sân bay Long Thành được xây dựng tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 1 của sân bay có quy mô 1 đường cất, hạ cánh, 1 nhà ga hành khách, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Vấn đề gì đang gây "lo lắng và sốt ruột" tại dự án sân bay Long Thành? Giải ngân là vấn đề "lo lắng và sốt ruột" - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói và cho biết hết năm phải giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng thì mới đảm bảo yêu cầu. Sáng 1/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội...