Chủ tịch UB Châu Âu: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về “đường lưỡi bò”
Chiều 12/8/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Katherine Ashton, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Việt Nam và kết quả cuộc hội đàm giữa bà Katherine Ashton và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và EU đang tiến triển tốt đẹp, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với EU và các nước thành viên, mong muốn cùng EU nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai bên ngày càng thiết thực và hiệu quả. Thủ tướng cho rằng chuyến thăm Việt Nam của bà Katherine Ashton lần này và của Chủ tịch EC Manuel Barroso sắp tới sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị EU sớm phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – EU; ủng hộ sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam – EU. Thủ tướng tin tưởng rằng với tiềm năng hợp tác còn rất lớn, việc hoàn tất và phê chuẩn PCA và FTA sẽ tạo ra một bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn và mong muốn EU tiếp tục ủng hộ ODA cho Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tại buổi tiếp, bà Katherine Ashton cho biết chuyến thăm của bà tới Việt Nam và chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch EC Manuel Barroso cũng như các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa 2 bên là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa EU và Việt Nam, đồng thời thể hiện mong muốn của EU trong việc thắt chặt hơn nữa quan hệ với Việt Nam.
EU quyết định tăng 30% ODA tài trợ cho Việt Nam
Bà Katherine Ashton cũng chính thức thông báo EU đã quyết định tăng tài trợ ODA thêm 30% so với giai đoạn trước cho Việt Nam trong 5 năm tới và cho biết, quyết định này trong bối cảnh EU đang gặp khó khăn đã chứng minh niềm tự hào của EU trong quá trình hợp tác với Việt Nam cũng như mong muốn đồng hành với Việt Nam trên con đường phát triển.
Bà Katherine Ashton cũng cho rằng phía EU cũng đang nỗ lực và mong muốn thúc đẩy trong thời gian sớm nhất có thể để phê chuẩn PCA cũng như kết thúc đàm phán FTA với Việt Nam; đồng thời cho biết 2 bên sẽ tích cực làm việc nhằm đảm bảo Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để EU sớm trao Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Video đang HOT
Về vấn đề Biển Đông, bà Katherine Ashton cho rằng đầy là vấn đề hết sức quan trọng và cũng là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra tại Myanmar. Bà Katherine Ashton nêu rõ EU hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế. Hy vọng nỗ lực của ASEAN để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Bà Katherine Ashton cho biết, trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, bà cũng đã nêu rõ rằng bất cứ xung đột, tranh chấp nào trên Biển Đông đều phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982.
Bà cũng chia sẻ quan điểm rằng hành động đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý chiếm hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là nguyên nhân gốc rễ và lớn nhất đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và trong khu vực.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại sứ Trương Triều Dương: Philippines là đối tác tiềm năng
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho rằng Philippines là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương.
Nhân sự kiện thành lập Hội hữu nghị Philippines-Việt Nam ở thủ đô Manila, Philippines, vào ngày 29/7 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí về hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Philippines kể từ khi Hiệp định thương mại được ký kết vào năm 1987 giữa hai nước.
Năm 1987, Việt Nam và Philippines đã ký Hiệp định thương mại, xin Đại sứ cho biết Hiệp định đã thực hiện từ đó đến nay như thế nào và hợp tác thương mại giữa hai nước có những bước phát triển mới gì?
Việt Nam và Phlippines thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976 và đến năm 1987, hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương, tạo tiền đề cho việc thuận lợi hóa quan hệ giao thương giữa hai bên.
Tuy nhiên, phải đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 và gia nhập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1996 thì quan hệ thương mại hai nước mới thực sự có được hành lang pháp lý thuận lợi nhất để phát triển như ngày hôm nay.
Trong hơn mười năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại song phương đã tăng hơn 6 lần từ 416 triệu USD năm 2002 lên 2,6 tỉ USD năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 900 triệu USD. Điều đặc biệt là gần đây, Việt Nam luôn duy trì xuất siêu sang thị trường với giá trị gần 800 triệu USD tương đương 78% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Philippines.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự WEF Đông Á và thăm làm việc Philippines của Thủ tướng Tấn Dũng vào cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Aquino. Xin Đại sứ cho biết vấn đề hợp tác thương mại nào giữa hai nước được hai nhà lãnh đạo tập trung quan tâm phát triển?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino đã nhất trí tập trung nâng tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD trước năm 2016. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cùng khẳng định hai nước cần tăng cường trao đổi các dự án đầu tư, đẩy mạnh du lịch và hợp tác giáo dục. Phía Việt Nam cũng hứa sẽ bảo đảm xuất khẩu gạo cho Phlippinescho đến khi bạn có thể tự túc an ninh lương thực.
Được biết Việt Nam xuất khẩu một số lượng lớn gạo sang Philippines. Xin Đại sứ cho biết rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines.
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và Phlippinescho là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho mặt hàng gạo của Việt Nam, đặc biệt là thị trường xuất khẩu tập trung theo hợp đồng giữa các Chính phủ.
Cũng theo Đại sứ Trương Triều Dương, năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Phlippines đạt 952,9 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Phlippines bao gồm máy tính linh, kiện điện tử, máy móc thiết bị, phân bón, kim loại thường khác...
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường giảm mạnh tới hơn 50% so với năm 2012 do Philippines giảm mạnh đơn hàng nhập khẩu theo hình thức đấu thầu tập trung nhằm hướng tới mục tiêu tự túc lương thực trong năm 2013.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão Hải Yến năm 2013, Philippines đã thực hiện trở lại việc nhập khẩu gạo theo hình thức tập trung và Việt Nam đã tham gia và trúng thầu cung cấp 500.000 tấn vào tháng 11/2013 và 800.000 tấn vào tháng 4/2014.
Tháng 1/2014, Nghị định thư gia hạn Bản thỏa thuận thương mại gạo Việt Nam- Philippines đã được ký giữa hai bên để áp dụng tiếp cho giai đoạn 2014-2016. Việc tiếp tục gia hạn thực hiện Bản thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Philippines trong thời gian vừa qua và trong thời gian tới.
Ngoài xuất khẩu gạo, Việt Nam còn xuất khẩu những sản phẩm chủ yếu nào khác sang Philippines, thưa Đại sứ?
Trong năm 2013, ba mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Philippines cho vẫn là gạo (chiếm tỷ trọng hơn 13%), máy móc thiết bị (chiếm tỷ trọng hơn 11%) và sắt thép các loại (chiếm tỷ trọng gần 11%), đều đạt kim ngạch trên 180 triệu USD.
Theo những dự đoán gần đây, kinh tế Philippines được đánh giá rất khả quan. Cụ thể trong báo cáo của Moody's, họ dự đoán năm nay tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ dẫn đầu châu Á (dự kiến đạt từ 5,3-5,6%, mặc dù thấp hơn năm ngoái) và theo dự đoán của ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty thông tin toàn cầu HIS, thì tới năm 2030, Philippines sẽ là "con hổ" châu Á, với nền kinh tế nghìn tỷ USD. Theo Đại sứ thì cần làm gì thêm nữa để Việt Nam- Philippines có thể tận dụng lợi thế của mỗi nước để củng cố hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước?
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống còn 5.7% so với mức 6.3% cùng kỳ năm 2013 do ảnh hưởng của bão Hải Yến và chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu. Tỉ giá Pê-sô giảm 0.1%, chứng khoán giảm 1.6%.
Hiện nay Philippines đang tích cực củng cố nền kinh tế để tăng cường thu hút đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập ASEAN 2015, với dân số lớn, kinh tế vững mạnh, Philippines sẽ là đối tác tiềm năng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh thu hút đầu tư với ta. Do đó, để tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước và thúc đẩy thu hút đầu tư với Philippines, ta cần:
- Tăng cường trao đổi, tiếp xúc các đoàn công tác các cấp giữa chính phủ hai nước nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, trao đổi thông tin, và phối hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến kinh tế, thương mại giữa hai nước;
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức các hội thảo giao thương giữa doanh nghiệp hai nước, trao đổi các đoàn doanh nghiệp tham dự các hội chợ, triển lãm tại mỗi nước;
- Mở rộng các lĩnh vực hợp tác như giáo dục và du lịch. Philippines là nước sử dụng tiếng Anh rộng rãi, chi phí giáo dục rẻ so với các nước khác trong ASEAN. Do đó, ta có thể cử sinh viên Việt Nam sang học hoặc thuê giáo viên Philippines sang Việt Nam giảng dạy để tăng cường khả năng tiếng Anh của lao động Việt Nam. Với dân số gần 100 triệu người, đường bay thẳng từ Manila tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được thiết lập, Philippines cũng là một thị trường thu hút du lịch tiềm năng của ta.
Xin cảm ơn Đại sứ!
Thùy Trang
Theo Dantri
Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng Mặc dù ký kết "Thỏa thuận thương mại tự do toàn diện và sâu rộng" với EU, song con đường hội nhập châu Âu của Ukraine vẫn còn đầy gian nan và đang bị xếp sau mối ưu tiên hàng đầu hiện này là thống nhất lãnh thổ. Theo nhận định của tác giả Sean Griffin trên trang russiancouncil.ru, mong muốn gia nhập...