Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự của Bắc Kinh, yêu cầu chính phủ mở rộng hoạt động đối ngoại theo hướng hợp tác và ngoại giao, theo tin ngày 30.11.
Ông Tập Cận Bình
Khuya thứ Bảy 29.11, Tân Hoa Xã dẫn phát biểu chỉ đạo cuối tuần qua của ông Tập: “Trung Quốc nên quảng bá các giải pháp hòa bình về những bất đồng và tranh chấp giữa các nước thông qua đối thoại và tư vấn, phản đối việc cố tình sử dụng đe dọa vũ lực”.
Ông Tập nói tại một cuộc họp các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc để bàn về chủ trương đối ngoại: Trung Quốc ủng hộ “một cách nhìn mới về an ninh bền vững, hợp tác, hiểu biết và vì quyền lợi chung”.
… Việc ông Tập Cận Bình hạ chủ trương gây sự là dấu chỉ mới nhất, rằng Trung Quốc sẽ chọn các chiến thuật đối ngoại hòa dịu hơn, trấn an những nỗi sợ rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ khiến nước này thể hiện quan điểm quân sự và ngoại giao cứng rắn hơn.
Đầu tháng này, Trung Quốc nỗ lực nối lại quan hệ với Việt Nam, Philippines và Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh.
Video đang HOT
Từ tháng 5, Trung Quốc cũng hứa chi hơn 120 tỉ USD ở châu Phi, Đông Nam Á và Trung Á, gồm quỹ 40 tỉ USD lập “Con đường tơ lụa” mới và lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á do Bắc Kinh đứng đầu với vốn ban đầu 40 tỉ USD.
Ông Tập nói: “Chúng ta nên tăng cường quyền lực mềm, thể hiện ý tốt của Trung Quốc, và phát thông điệp của Trung Quốc đến với thế giới một cách hiệu quả hơn”.
Trung Quốc cũng “kiên định” với mục tiêu “toàn vẹn lãnh thổ, quyền lợi hàng hải và đoàn kết dân tộc”…
Vài tháng qua, Bắc Kinh thể hiện quan điểm độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên và là một trong những điểm nóng tranh chấp ở châu Á.
Tuần rồi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Mỹ “có nhận định vô trách nhiệm”, khi Mỹ kêu gọi Bắc Kinh ngưng các hoạt động trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đó là sau khi những bức không ảnh cho thấy Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên bãi Đá Chữ Thập trong cụm đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Bảo Vĩnh
Một Thế giới
Đàm phán hạt nhân Iran bước vào "ngày phán quyết"
Kết thúc cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân khuya ngày 22/11, Iran và các cường quốc thế giới dường như vẫn còn nhiều khác biệt về quan điểm. Trong hôm nay, những cuộc bàn thảo cuối cùng sẽ diễn ra, trước khi thời hạn chót kết thúc trong ngày mai.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hội đàm cùng ngoại trưởng Iran Javad Zarif (phải)
Theo kênh BBC, khả năng các bên có thể đạt được một thỏa thuận trước thời hạn chót ngày thứ Hai, liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran đang này một khó khăn.
Cả Mỹ và Đức đều cho biết các bên đang nỗ lực để thu hẹp "những khoảng cách lớn", trong khi có một số đề xuất gia hạn thời hạn chót nêu trên.
6 cường quốc thế giới muốn Iran cắt giảm chương trình hạt nhân để đổi lại việc được Liên Hợp Quốc dỡ bỏ cấm vận. Tehran thì bác bỏ việc họ đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Nước này cho rằng chương trình của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình.
Đại diện nhóm P5 1, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Mỹ và cộng thêm Đức đang tham gia đối thoại cùng Iran tại thủ đô Vienna của Áo.
Trong ngày thứ Bảy, ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: "Chúng tôi đang làm việc tích cực. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được những bước tiến thận trọng, nhưng vẫn còn những cách biệt lớn...mà chúng tôi đang phối hợp để thu hẹp".
Ông Kerry phát biểu sau khi hoãn chuyến công du Paris để gặp ngoại trưởng Iran Javad Zarif, trong cuộc đối thoại lần thứ tư giữa hai người chỉ trong vòng 3 ngày.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì gọi các cuộc đàm phán là "mang tính xây dựng", nhưng cho biết thêm: "Họ không được che đậy thực tế là vẫn còn có khoảng cách lớn giữa chúng tôi về nhiều khía cạnh".
Một nguồn tin của châu Âu khẳng định với hãng tin AFP rằng chưa có "tiến bộ đáng kể nào", và "cơ hội đạt được thỏa thuận đã bị giảm đi nhiều".
Tờ New York Times của Mỹ thì cho biết một trong những quan tâm chính của Mỹ đó là ngăn Iran sản xuất một quả bom tại các địa điểm không thể phát hiện
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Tokyo, Bắc Kinh và cuộc tranh giành Myanmar Không "nói thánh nói tướng" nhưng Nhật có những bước đi chắc nịch trong chính sách "tái cân bằng" của họ. Myanmar là trường hợp rõ nhất cho thấy Tokyo thành công như thế nào trong cuộc giằng co giành ảnh hưởng với Bắc Kinh. Từ Tokyo đến Thilawa Thượng tuần tháng 11/2014, Global Post (4/11/2014) cho biết, Bộ Tài chính Nhật đã...