Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất 4 nguyên tắc giải quyết khủng hoảng Ukraine
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất 4 nguyên tắc nhằm khôi phục hòa bình ở Ukraine càng sớm càng tốt và ngăn chặn cuộc khủng hoảng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Tân Hoa xã ngày 16/4, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có cuộc trao đổi sâu về quan điểm liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đang có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập Cận Bình: “Thứ nhất, chúng ta nên ưu tiên duy trì hòa bình, ổn định và không tìm kiếm lợi ích ích kỷ. Thứ hai, chúng ta nên hạ nhiệt tình hình thay vì đổ thêm dầu vào lửa. Thứ ba, chúng ta nên tạo điều kiện để lập lại hòa bình và kiềm chế căng thẳng leo thang hơn nữa. Thứ tư, chúng ta nên giảm tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và hạn chế ảnh hưởng đến tính ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu”.
Trước đó, Nga đã đánh giá cao các đề xuất kế hoạch hòa bình Ukraine của Trung Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch hòa bình hợp lý nhất cho đến nay để giải quyết xung đột Ukraine. Ông Lavrov nói với các phóng viên hồi đầu tháng 4: “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là kế hoạch hòa bình của Trung Quốc dựa trên phân tích lý do của những gì đang xảy ra và nhấn mạnh cần thiết phải loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ này. Kế hoạch có cấu trúc hợp lý từ tổng thể đến cụ thể”.
Video đang HOT
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga lưu ý thêm: “Kế hoạch này bị chỉ trích là mơ hồ. Nhưng đây là một kế hoạch hợp lý mà Trung Quốc đề xuất để thảo luận”.
Cách đây hơn một năm, Trung Quốc đã đưa ra một bản báo cáo 12 điểm, vạch ra những nguyên tắc chung để chấm dứt xung đột Nga – Ukraine nhưng không đi vào chi tiết cụ thể. Vào thời điểm đó, đề xuất đã được cả Nga và Ukraine hoan nghênh, nhưng Mỹ cho rằng đề xuất đó chỉ dựa trên quan điểm của Nga.
Nga cho biết sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán về Ukraine, nhưng những điều này phải phản ánh thực tế mới trên thực địa.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình riêng, kêu gọi chấm dứt chiến sự và Nga rút quân hoàn toàn.
Liên quan đến hòa bình ở Ukraine, Thụy Sĩ sẽ tổ chức một hội nghị về xung đột Ukraine vào tháng 6 tới dựa trên kế hoạch của Tổng thống Zelensky, nhưng Nga gọi sáng kiến này là vô nghĩa và nói rằng sẽ thất bại nếu không có Nga tham gia. Cụ thể, theo hãng tin TASS, ngày 11/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào về vấn đề Ukraine mà không có sự tham gia của Nga đều là “vô nghĩa”. Ông Peskov nhắc lại lời của Tổng thống Vladimir Putin đã nói nhiều lần rằng Nga sẵn sàng đàm phán về vấn đề Ukraine vì Nga muốn giải quyết theo cách này, nhưng Moskva hiện không thấy có bất kỳ triển vọng nào cho việc đó.
Đại sứ quán Nga tại Bern cũng cho rằng hội nghị hoà bình cho Ukraine do Thụy Sĩ đăng cai sẽ lãng phí thời gian nếu không có sự tham gia của Nga. Theo Đại sứ quán, Thụy Sĩ đã không mời Nga tham dự sự kiện này và nếu không có sự tham gia của Nga, hội nghị có thể không đạt kết quả cụ thể nào.
Pháp nhờ Trung Quốc hỗ trợ thúc đẩy 'thỏa thuận ngừng bắn Olympic' cho các cuộc xung đột
Tổng thống Macron có kế hoạch tìm kiếm một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic cho các cuộc xung đột lớn trên thế giới, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine, và đang trông cậy vào sự giúp đỡ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vấn đề này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 22/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin AP ngày 15/4 dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông muốn "làm mọi thứ có thể để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn Olympic" trong thời gian diễn ra Thế vận hội ở Paris, trong bối cảnh có nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Đông, cuộc chiến Nga - Ukraine hiện đã bước sang năm thứ ba và Sudan đang phải hứng chịu một thảm họa quy mô lớn với nạn đói sau cuộc chiến kéo dài một năm.
"Chúng tôi muốn hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn Olympic và tôi nghĩ đây là cơ hội để tiếp xúc với nhiều đối tác của mình", Tổng thống Macron nói và cho biết thêm rằng ông sẽ đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia và sử dụng ảnh hưởng của nước này.
Ông Macron nêu rõ: "Chủ tịch Trung Quốc sẽ đến Paris trong vài tuần nữa và tôi sẽ nhờ ông ấy giúp đỡ. Đây là một khoảnh khắc ngoại giao vì hòa bình".
Thế vận hội Olympic tại Paris sẽ diễn ra từ ngày 26/7 đến ngày 11/8 tới và Pháp đang trong tình trạng cảnh giác an ninh cao trước sự kiện trên, vốn dự kiến sẽ thu hút hàng triệu du khách đến nước này.
Mối lo ngại về an ninh đặc biệt cao đối với lễ khai mạc đặc biệt, trong đó có thuyền chở các vận động viên dọc sông Seine trong cuộc diễu hành dài 6 km và đám đông khổng lồ theo dõi từ hai bên bờ sông.
Phát biểu với truyền thông Pháp, ông Macron cho biết lực lượng thực thi pháp luật của Pháp sẽ được huy động ở mức độ đặc biệt để đảm bảo an ninh cho sự kiện.
Để hạn chế rủi ro về an ninh, ông Macron cho biết ban tổ chức có thể quyết định rút ngắn hành trình của cuộc diễu hành trên sông Seine, và thậm chí "chuyển buổi lễ khai mạc về sân vận động Stade de France" để tổ chức một sự kiện khai mạc mang tính thông thường hơn.
Các nhà tổ chức ban đầu đã lên kế hoạch tổ chức một buổi lễ khai mạc hoành tráng cho khoảng 600.000 người, hầu hết đều xem miễn phí từ hai bên bờ sông. Nhưng những lo ngại về an ninh và hậu cần đã khiến chính phủ Pháp dần dần thu hẹp lại tham vọng của mình. Đầu năm nay, tổng số khán giả đăng kí tham dự đã giảm xuống còn khoảng 300.000.
Báo Mỹ bình luận về việc Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác khi xung đột ở Ukraine kéo dài Moskva và Bắc Kinh đang xích lại gần nhau hơn sau khi Washington cảnh báo Trung Quốc tránh tăng cường năng hỗ trợ quân sự cho Nga khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (thứ 2, trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 9/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo bình luận của tờ...