Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Việt Nam
Trưa nay (5.11), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa hạ cánh tại sân bay Nội Bài – Ảnh: Độc Lập
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu thăm chính thức Việt Nam trong vòng hai ngày (5 – 6.11). Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, người đứng đầu Trung Quốc có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trước đó, năm 2005, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đến thăm Việt Nam vào năm 2005.
Năm 2012, ông Tập Cận Bình cũng từng tới thăm Việt Nam, trên cương vị Phó chủ tịch nước Trung Quốc.
Đúng 11 giờ 50, chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ cánh tại sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ra đón Chủ tịch Trung Quốc có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có mặt tại sân bay đón Chủ tịc Trung Quốc – Ảnh: Độc Lập
Đánh giá về chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, cũng như là quan hệ với các nước, việc đi thăm của lãnh đạo cấp cao của các nước là một trong những hoạt động thể hiện tầm quan trọng của quan hệ, thể hiện sự giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao, tăng cường quan hệ về chính trị đồng thời mở ra quan hệ về văn hóa, kinh tế. Chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng giữa hai nước.
Video đang HOT
Theo lịch trình dự kiến, trưa nay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến sân bay quốc tế Nội Bài.
Vào chiều nay, lễ đón chính thức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ diễn ra. Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Dự kiến, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam vào ngày 6.11.
Ngoài ra, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này, dự kiến ông Tập Cận Bình cũng sẽ đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; có buổi gặp gỡ thanh niên Việt – Trung lần thứ 16 và nhân sĩ hai nước.
Ông Tập Cận Bình sinh năm 1953, tại Bắc Kinh. Ông là con trai cố Phó thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, một trong những người thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1974, khi mới 21 tuổi và được coi là “hạt giống đỏ” ở địa phương.
Ông Tập Cận Bình là kỹ sư hóa học và có bằng tiến sĩ luật. Trải qua nhiều chức vụ ở các tỉnh Hà Bắc, Phúc Kiến, Triết Giang rồi làm Bí thư thành phố Thượng Hải. Tới tháng 10.2007, ông được bầu làm một trong 9 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đồng thời giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của Ban Bí thư Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 3.2008, ông Tập Cận Bình được bầu giữ chức Phó chủ tịch nước Trung Quốc. Cũng trong năm đó, ông là Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh, đồng thời trở thành Hiệu trưởng trường Đảng trung ương Trung Quốc.
Tới tháng 11.2012, BCH T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội đảng lần thứ 18 và quyết định bầu ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Ngày 14.3.2013, tại kỳ họp quốc hội khóa 12, ông Tập Cận Bình được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay cho người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào.
Từ khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai nhiều biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ, được dư luận biết đến với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Ông Tập Cận Bình cũng đã đề ra thuyết “bốn toàn diện” hay “tứ toàn”, được coi là học thuyết chính trị mang dấu ấn Chủ tịch Tập Cận Bình.
“Tứ toàn” là những điểm chủ chốt để phát triển đất nước, lần lượt bao gồm: Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện.
Trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nga vào năm 2013. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Úc. Năm 2015 đánh dấu nhiều chuyến đi quan trọng của ông, trong đó có các chuyến thăm chính thức tới các nước lớn như Nga, Mỹ và Anh.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Rosario: Việt Nam-Philippines sẽ ký đối tác chiến lược
"Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông một cách hòa bình nhất và phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, ảnh: The Straits Times.
Tờ Inquirer ngày 3/9 đưa tin, trong bài phát biểu chào mừng Quốc khánh Việt Nam tối Thứ Tư, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, Philippines và Việt Nam sẽ chính thức ký kết quan hệ đối tác chiến lược trong cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước bên lề hội nghị APEC tháng 11 tới.
Ông Rosario đánh giá, quan hệ đối tác chiến lược sẽ cung cấp cho 2 nước cơ chế hợp tác cao hơn: "Chúng tôi chắc chắn về sự thành công của quan hệ hợp tác này. Là đối tác chiến lược, chúng tôi hướng đến kết quả và hợp tác ở mức cao nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ ký nó trong năm nay, có thể sẽ diễn ra bên lề APEC".
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho biết: "Dự thảo gần như đã được hoàn tất. Nó sẽ toàn diện hơn, có hiệu quả hơn trong mọi khía cạnh của mối quan hệ giữa hai nước. Trong cuộc họp APEC sẽ có thông tin".
"Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông một cách hòa bình nhất và phù hợp với luật pháp quốc tế", Inquirer dẫn lời Đại sứ Việt Nam cho biết. Cả hai nước đều không chấp nhận và thách thức đường lưỡi bò Trung Quốc bành trướng trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Bình luận về động thái này, giáo sư Jay Batongbacal, một chuyên gia về luật biển Philippines cho biết: "Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các nước Đông Nam Á đang làm việc hướng tới sự thống nhất đều khiến Trung Quốc lo ngại, đặc biệt là nếu các nước này hợp tác một cách toàn diện."
"Cho đến nay Việt Nam mạnh hơn so với Philippines về sức mạnh quân sự. Họ đã chứng minh họ đang có nhiều sự sẵn sàng để sử dụng nó hơn chúng ta", giáo sư Batongbacal bình luận khi đề cập đến vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014.
Theo tờ The Straits Times ngày 4/9, các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines được bắt đầu sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Philippines vào năm ngoái. Sự leo thang của Trung Quốc trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông đã khiến các nước láng giềng lo ngại và dấy lên mối quan tâm từ Hoa Kỳ.
Tân Hoa Xã ngày 3/9 đưa tin, trong khi tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang dự kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II, ông Tập Cận Bình đã nói: "Chúng tôi rất ủng hộ xử lý tranh chấp giữa hai bên thông qua đối thoại đúng cách, mở rộng hợp tác và lợi ích chung".
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập Cận Bình nói: Cả hai đều là nhà nước xã hội chủ nghĩa và nó là yêu cầu đối với hai nước để tăng cường phối hợp chiến lược, trao đổi và hợp tác.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ? Cái gọi là "từng xảy ra chiến tranh" thực tế chính là việc Trung Quốc chưa từng bỏ tham vọng bành trướng, hễ có thời cơ là cất quân xâm lược hoặc xâm phạm... Ông Trương Cao Lệ. Tờ Tin tức Bành Bái ngày 17/6 đưa tin, mặc dù (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang tạo thành...