Chủ tịch Trung Quốc sẽ thuyết phục Mỹ đàm phán hạt nhân với Triều Tiên?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi sang Mỹ dự hội nghị về hạt nhân sẽ “thúc giục” Tổng thống Barack Obama đàm phán hạt nhân với Triều Tiên, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Liệu Chủ tịch Trung Quốc có thuyết phục được Tổng thống Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên? – Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông ngày 24.3 trong cuộc họp với báo chí cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Mỹ tuần tới để tham dự hội nghị quốc tế về hạt nhân, và sẽ hội đàm với Tổng thống Obama về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cũng là một trong những chủ đề nóng của hội nghị.
Theo Thứ trướng Lý, trong cuộc hội đàm đầu tiên của năm 2016 giữa 2 lãnh đạo bên lề hội nghị diễn ra ở Washington, ông Tập sẽ thúc giục ông Obama sớm giải quyết những vấn đề vướng mắc để có thể đàm phán với Bình Nhưỡng.
“Trong vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc là kiên định, đó là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại và tham vấn nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo. Chủ tịch Tập và Tổng thống Obama sẽ có cơ hội để đánh giá toàn diện về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong cuộc gặp này”, Thứ trưởng Lý nói, theo Reuters.
Video đang HOT
Những vấn đề như Biển Đông, gián điệp mạng và tin tặc tiếp tục là chủ đề nóng của lãnh đạo 2 cường quốc.
Trung Quốc ký kết tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên, nhưng theo Thứ trưởng Lý thì cấm vận không phải là cách tốt nhất mà cần đối thoại để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng vốn đang đe dọa không chỉ khu vực mà cả thế giới, theo Yonhap
Triều Tiên muốn đàm phán với Mỹ về hiệp định đình chiến trước khi đề cập đến vấn đề hạt nhân, trong khi Mỹ muốn điều ngược lại. Bình Nhưỡng phải ngưng chương trình hạt nhân mới thuyết phục được Washington ngồi vào bàn đàm phán những vấn đề khác, trong đó có cả hiệp định đình chiến.
Bắc Kinh cũng muốn nối lại đàm phán sáu bên khởi động từ năm 2008 nhưng đã bị gián đoạn từ nhiều năm nay vì Bình Nhưỡng đơn phương rút lui. Trong khi các nước trong đàm phán sáu bên bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Nga thúc giục Triều Tiên trở lại bàn đàm phán thì Bình Nhưỡng tỏ ra thờ ơ; thay vào đó tích cực tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa, thách thức cộng đồng thế giới.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm 24.3 cho biết nước này đã thử nghiệm thành công một động cơ nhiên liệu rắn có khả năng tăng sức đẩy cho tên lửa. Điều này cho thấy Bình Nhưỡng vẫn đang tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Chủ đề của hội nghị quốc tế về hạt nhân năm nay sẽ thảo luận việc làm giảm dự trữ uranium được làm giàu với mức độ cao và plutonium dùng để chế tạo vũ khí. Hội nghị còn bàn về chủ đề ngăn chặn vũ khí hạt nhân rơi vào tay của khủng bố và vấn đề an toàn hạt nhân.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ áp thêm lệnh trừng phạt Triều Tiên
Ông Barack Obama vừa ký yêu cầu gia tăng lệnh trừng phạt với Triều Tiên nhằm đáp trả các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa hồi đầu năm.
Truyền thông Triều Tiên hôm 4/3 đăng tải hình ảnh hệ thống phóng tên lửa mới nhưng không nói rõ ngày. Ảnh: US Today
Bộ Tài chính Mỹ ngay lập tức áp dụng lệnh trừng phạt với 17 quan chức chính phủ và tổ chức Triều Tiên, gồm Cơ quan Tuyên truyền của Đảng Lao động, đồng thời cấm 20 tàu có hoạt động kinh doanh với Triều Tiên cập cảng Mỹ, mang theo hàng của Mỹ hoặc bán ra để thu về USD, US Today cho biết hôm nay.
Lệnh mới được tổng thống Mỹ ký hôm qua nhưng việc công bố đưa ra sau hơn 15 tiếng nó có hiệu lực. Nhà Trắng cho biết lệnh trừng phạt này đáp trả vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 6/1 và vụ phóng tên lửa đạn đạo ngày 7/2.
"Những hành động này phù hợp với cam kết lâu dài của chúng tôi về việc gây áp lực với chế độ của Triều Tiên. Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ không khoan nhượng với các hoạt động liên quan hạt nhân và tên lửa trái phép của Triều Tiên, chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt đến khi nào Bình Nhưỡng tuân thủ các bổn phận quốc tế của họ", thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest nói trong một tuyên bố.
Theo đó, lệnh trừng phạt mới nhắm vào những người làm việc trong ngành khai mỏ, năng lượng, vận tải hoặc ngân hàng, những người được cho là tham gia vào việc giúp Bình Nhưỡng sở hữu hạt nhân hoặc bộ phận tên lửa hoặc phần mềm. Họ cũng là những người tham gia vào việc lạm dụng nhân quyền, buôn người, đánh cắp thông tin, kiểm duyệt hoặc không tuân thủ lệnh trừng phạt trước đó.
Truyền thông Triều Tiên mới đây còn thông báo một đột phá trong công nghệ tên lửa, cho rằng đã phát triển "các vật liệu chịu nhiệt dành cho tên lửa bằng nỗ lực và công nghệ của Bình Nhưỡng sau khi nghiên cứu nhiều năm, theo chỉ đạo trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un".
"Lệnh trừng phạt không nhắm vào người dân Triều Tiên, mà nhắm tới chính phủ Triều Tiên và những hoạt động đe dọa Mỹ và các nước khác", ông Obama nói trong bức thư gửi quốc hội.
Yêu cầu mới được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng yêu cầu Triều Tiên ngay lập tức thả một sinh viên Mỹ bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì cáo buộc lấy trộm một khẩu hiệu tuyên truyền tại một khách sạn hồi tháng một.
Khánh Lynh
Theo VNE
Mỹ chuẩn bị kịch bản xấu nhất từ khả năng hạt nhân Triều Tiên Mặc dù không xác nhận khả năng về hạt nhân của Triều Tiên như nước này tuyên bố, nhưng Mỹ vẫn chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook - Ảnh: Reuters Yonhap ngày 16.3 dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Peter Cook ngày 15.3 nói rằng Mỹ không thấy Triều Tiên...