Chủ tịch Trung Quốc phủ nhận tình hình Biển Đông đang căng thẳng
Theo Tân Hoa xã, ngày 30/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhất trí tăng cường đối thoại nhằm duy trì ổn định tại Biển Đông.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông, tiếp sau việc đưa giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nối tiếp bằng vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam mới đây.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết ủng hộ ASEAN trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.
Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Malaysia, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận việc Trung Quốc đang gây căng thẳng: “Tình hình hiện tại ở Biển Đông nói chung là ổn định, song các dấu hiệu đáng để chúng ta lưu ý cũng bắt đầu xuất hiện… Chúng tôi sẽ không bao giờ gây rối, song sẽ phản ứng ở mức độ cần thiết đối với những hành động gây hấn của các nước hữu quan”.
Ông Tập Cận Bình cũng phản đối việc quốc tế hóa các tranh chấp khu vực tiếp diễn về chủ quyền.
Trong cuộc gặp gỡ giữ ông Tập với Thủ tướng Malaysia, hai bên đã cam kết tăng cường quan hệ và hợp tác song phương.
Video đang HOT
Thủ tướng Najib Razak đang có chuyến thăm chính thức 6 ngày tới Trung Quốc.
Gọi Malaysia là người bạn đáng tin cậy và đối tác hợp tác quan trọng, ông Tập Cận Bình nói rằng 2 nước cần tiếp tục có những nỗ lực chung và vượt qua các thách thức trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích số hiệu MH370 nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Theo ông Tập Cận Bình, hai nước cần tăng cường hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh và quốc phòng, chung tay chống khủng bố; nhập cư trái phép và tội phạm mạng…
Về phần mình, Thủ tướng Najib cam kết theo đuổi quan hệ hữu nghị truyền thống, đồng thời kêu gọi đẩy mạnh trao đổi về nhân sự, văn hóa và hợp tác về quốc phòng và thực thi pháp luật.
Theo Vietnam
Trung Quốc lộ rõ "tham vọng thực dân"
Theo nhà báo nổi tiếng người Palestine Kawther Salam, Trung Quốc đã bộc lộ rõ "tham vọng thực dân," vi phạm rõ ràng chủ quyền của nước láng giềng cũng như luật pháp quốc tế khi ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Bà Kawther Salam hiện sống ở Áo, là biên tập viên trang "Europe and Middle East News" (Tin tức châu Âu và Trung Đông), đã có hơn 25 năm kinh nghiệm tác nghiệp ở những khu vực xảy ra xung đột và từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammet về Nhân quyền quốc tế.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc bao vây, phun vòi rồng sáng 28-5
- PV: Bà nghĩ sao về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vài tuần qua?
- Nhà báo Kawther Salam: Đó là sự vi phạm rõ ràng và không thể chấp nhận được chủ quyền và biên giới của một nước láng giềng, là Việt Nam. Nó cũng che giấu những tham vọng thực dân trong việc cướp bóc tài nguyên của nước khác, đi ngược lại luật pháp và các thỏa thuận quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết với các tổ chức quốc tế.
- Bà nghĩ sao về ý định khoan dầu trên một vùng biển thuộc Việt Nam của Trung Quốc?
- Đó là sự đe dọa rõ ràng với chủ quyền Việt Nam và tìm cách kiểm soát dầu mỏ cũng như kiếm chác trên lưng Việt Nam. Bước đi này cũng cho thấy các tham vọng thực dân của Trung Quốc với các đảo thuộc Việt Nam.
- Theo bà, mục đích của việc Trung Quốc cư xử như thế trên Biển Đông là gì? Liệu nó có lặp lại trong tương lai? Liệu căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có tăng thêm?
- Đó là hành vi khiêu khích mà Trung Quốc sử dụng để đo phản ứng của Việt Nam. Không có gì nghi ngờ, đó là hành vi của Trung Quốc che giấu tham vọng cướp bóc tài nguyên của Việt Nam.
Từ quan điểm của tôi, người Việt Nam sẽ không đứng nhìn và im lặng khi chủ quyền của họ bị vi phạm. Ít nhất lịch sử xác nhận rằng người dân Việt Nam có thể tự bảo vệ Tổ quốc.
- Theo bà thì Việt Nam nên làm gì vào thời điểm này?
- Tôi nghĩ những cánh cửa ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các định chế quốc tế đều mở. Mọi lựa chọn đều mở trong việc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Bà có thông tin gì về căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam? Bà cho rằng cần phải làm gì?
- Như tôi đã nói, những gì đang xảy ra là để đo lường phản ứng của Việt Nam. Và Việt Nam không cần phải phí thời gian nghĩ ngợi về những gì Trung Quốc đang làm trên vùng biển của các bạn.
Tôi cho rằng bất kỳ ai vào nhà bạn mà không xin phép thì là trộm cắp hoặc kẻ cướp, và cách xử lý đúng nhất là đuổi chúng ra khỏi cửa, tiến hành các hành động pháp lý thông qua những định chế quốc tế hoặc tự vệ hợp lý.
- Cảm ơn bà rất nhiều!
Theo Vietnam
Cứu thuyền trưởng tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa Đang đánh bắt cá trên biển, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Túc bị đau tức ngực phía bên trái, hai bên sườn và khó thở và được cấp cứu ngay sau đó Vào lúc 15 giờ ngày 31/5, tàu SAR 412 đã tiếp cận được tàu cá QNg 98785 và đưa thuyền trưởng Nguyễn Văn Túc (56 tuổi, xã Phổ An, huyện Đức Phổ,...