Chủ tịch Trung Quốc phá lệ thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên
Quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm tới thăm Hàn Quốc trước Triều Tiên vào tuần tới phản ánh mối quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn tăng cường quan hệ với Hàn Quốc để gia tăng áp lực lên Nhật Bản.
Ông Tập Cận Bình đón Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-h tại Bắc Kinh tháng 6/2013.
Trang tin Duowei News của người Trung Quốc ở hải ngoại đưa tin, ông Tập sẽ có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị chủ tịch nước tới Hàn Quốc vào ngày 3-4/7 tới. Chủ tịch Trung Quốc sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye để “đáp lễ” chuyến thăm Bắc Kinh của bà hồi tháng 6/2013, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức.
Duowei cho hay, không giống ông Tập, những người tiền nhiệm của ông là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều tới thăm đồng minh ngoại giao Triều Tiên trước khi tới Hàn Quốc. Việc ông Tập tới Hàn Quốc trước phản ánh sự bất đồng giữa hai nước, vốn càng gia tăng sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 hồi tháng 2 năm ngoái.
Trong khi đó, trang tiếng Hoa của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhật cho rằng việc ông Tập tới thăm Seoul trước là để gây sức ép đối với Triều Tiên. Cùng lúc đó, việc tăng cường quan hệ với Hàn Quốc cũng làm gia tăng áp lực lên Nhật Bản, vốn vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm Seoul, ông Tập Cận Bình sẽ tham gia một vòng đàm phán mới trong nỗ lực nhằm ký kết một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Hàn Quốc và thảo luận tình hình chính trị và hạt nhân tại Triều Tiên.
Một chủ đề dự kiến sẽ được thảo luận trong chuyến thăm của ông Tập là sự hợp tác nhằm gây áp lực đối với Nhật Bản về “các vấn đề lịch sử”, trong đó có việc khiến Tokyo phải thừa nhận quy mô đầy đủ của các tội ác trong cuộc thảm sát Nam Kinh và để đòi công lý cho các phụ nữ Hàn Quốc và Trung Quốc từng bị ép làm việc trong các nhà thổ của quân đội Nhật trong Thế chiến 2.
Tại Washington, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã gọi chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập là một “bước ngoặt lớn”, có thể giúp ích trong việc thúc đẩy sự hợp tác về Triều Tiên.
Ông Russel nói thêm, Mỹ ủng hộ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các láng giềng.
An Bình
Theo Dantri/Wantchinatimes
Trung Quốc tập trận ở Hoa Đông, làm gián đoạn hàng không thương mại
Các chuyến bay thương mại qua Hoa Đông đã bị chậm trễ do các cuộc tập trận quân sự tăng cường do quân đội Trung Quốc tiến hành, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin.
Một cuộc tập trận bắn đạn thật của quân khu Nam Kinh hồi năm 2013.
Trong bối căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên toàn bộ 7 quân khu, trong đó có quân khu Nam Kinh, vốn tọa lạc tại bờ biển phía đông của Trung Quốc và đối diện Nhật Bản.
Kể từ ngày 19/6, nhiều hãng hàng không đã thông báo các vụ gián đoạn nghiêm trọng tại các lộ trình bên trong và quanh quân khu Nam Kinh, vốn cũng bao gồm Thượng Hải và các tỉnh duyên hải phía đông như Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và Quảng Tây. Các chuyến bay qua lại giữa Hồng Kông và Thượng Hải bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với ít nhất 65 chuyến bay bị hoãn hoặc hủy chỉ trong ngày 21/6.
Hơn 10.000 hành khách được cho là đã bị ảnh hưởng trong vài ngày qua. Một số hành khách đã phải đợi tới 20 giờ tại sân bay nhưng chỉ được đền bù 100 USD mỗi người.
Tờ Minh Báo cho biết, các cuộc tập trận được quân khu Nam Kinh tiến hành bao gồm các hoạt động diễn tập bắn đạn thật với các tăng trong điều kiện đêm tối và địa hình lạ, được thiết kế để rèn luyện khả năng chiến đấu trong các điều kiện phức tạp. Không quân Trung Quốc được cho là cũng tập luyện dàn đội hình cất cánh và thử nghiệm các khả năng cứu đắm trong các môi trường biển phức tạp.
Lin Guangyu, cựu Bộ trưởng Bộ hàng không dân sự Trung Quốc, cho hay các vụ trì hoãn máy bay thương mại chắc chắn có liên quan tới các cuộc tập trận quân sự của quân đội. Ông này nói thêm rằng mặc dù các hãng hàng không nhiều khả năng đã được thông báo trước nhưng lại thường không thông báo cho khách hàng.
Huang Dong, người đứng đầu Viện quân sự quốc tế Macao, cho hay đây là giai đoạn cao điểm của các cuộc tập trận quân sự trong năm, nhưng chỉ các cuộc tập trận được lên kế hoạch mới được thông báo trước do sự cần thiết phải biến chúng giống tác chiến thật nhất có thể.
Ông Huang tin rằng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn sẽ gia tăng đáng kể trong tương lai do căng thẳng hiện thời giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là sau khi Tokyo tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hồi cuối năm ngoái.
Theo Dantri
Nhật cho phép Mỹ xây sân bay quân sự gần Senkaku/Điếu Ngư Nhật Bản đã nhất trí cho phép Mỹ xây dựng một sân bay quân sự dọc bờ biển đảo Okinawa, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Sân bay mới sẽ thay thế cho sân bay Futema (ảnh), cũng nằm trên đảo Okinawa. Giới chức quốc phòng và ngoại giao của cả hai nước đã...