Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc then chốt trong quan hệ với Mỹ
Ngày 26/4, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong đó nhấn mạnh những nguyên tắc then chốt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP News
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng cần giải quyết các vấn đề cơ bản trong quan hệ giữa hai nước để mối quan hệ đó thực sự ổn định, cải thiện và tiến lên phía trước. Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2024, ông đánh giá mối quan hệ Trung – Mỹ đã trải qua nhiều thăng trầm và có một số bài học quan trọng để chia sẻ.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh và Washington nên là đối tác thay vì đối thủ, giúp nhau thành công thay, tìm kiếm điểm chung và tôn trọng lời nói bằng hành động; đồng thời nhắc lại 3 nguyên tắc then chốt trong quan hệ Trung-Mỹ, đó là tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng thắng.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, trong bối cảnh thế giới đang trải qua giai đoạn biến đổi chưa từng có trong một thế kỷ qua với nhiều diễn biến phức tạp và bất ổn, việc Trung Quốc và Mỹ tăng cường đối thoại, tháo gỡ khác biệt và thúc đẩy hợp tác là mong muốn của hai nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở San Francisco năm ngoái, khi hai nhà lãnh đạo đưa ra Tầm nhìn San Francisco hướng tới tương lai. Trong những tháng vừa qua, các nhóm công tác của hai nước đã duy trì giao tiếp trong các lĩnh vực khác nhau và đã đạt được một số tiến bộ tốt, tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng hai bên cần tiếp tục nỗ lực vì vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho rằng Trung Quốc có thể đóng vai trò xây dựng trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu, cụ thể xung đột giữa Nga và Ukraine, hay Trung Đông.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Washington và Bắc Kinh sẽ tổ chức các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo (AI), để qua đó chia sẻ quan điểm riêng về những rủi ro và mối lo ngại về an toàn và cách thức quản lý AI.
Đây là chuyến thăm thứ hai đến Trung Quốc mà Ngoại trưởng Blinken thực hiện trong vòng 1 năm. Giới quan sát nhận định chuyến thăm của ông Blinken là nhằm mục đích tìm cách ổn định mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước thềm chuyến thăm, Trung Quốc đưa ra kỳ vọng về 5 mục tiêu lớn trong chương trình làm việc, trong đó bao gồm xây dựng nhận thức đúng đắn, tăng cường đối thoại, quản lý hiệu quả khác biệt, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi và cùng gánh vác trách nhiệm với tư cách là các nước lớn.
Trung Quốc sẽ tẩy chay các cuộc đàm phán hòa bình nếu vắng Nga?
Theo giới chức phương Tây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Pháp vào đầu tháng 5, nhưng có thể sẽ không tham gia các cuộc đàm phán hòa bình nếu vắng Nga.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh hôm 6.4.2023. Ảnh REUTERS
Tờ Politico ngày 18.3 dẫn lời một số quan chức Pháp và Bỉ cho hay Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris vào đầu tháng 5, trong khi chưa rõ khả năng ông Tập tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo đó, đây sẽ là chuyến thăm châu Âu đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ đại dịch Covid-19. Chuyến thăm sẽ trùng với dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tẩy chay các cuộc đàm phán hòa bình nếu vắng Nga?
Một nguồn tin cho rằng chuyến thăm có thể sẽ khác so với không khí lễ hội kỷ niệm 50 năm mối quan hệ ngoại giao song phương trước đó, do tình hình kinh tế và địa chính trị hiện nay.
Chuyến thăm đã được chuẩn bị nhiều tháng và dự kiến được phương Tây theo dõi sát sao. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng sẽ thăm Trung Quốc trong tháng 4.
Các quan chức gần đây nói rằng Trung Quốc đang thuyết phục châu Âu để Nga ngồi vào bàn trong các cuộc đàm phán hòa bình, có khả năng diễn ra ở Thụy Sĩ. Nếu không, Trung Quốc sẽ tẩy chay các cuộc họp như thế.
Họ cho biết thông điệp này được nêu bật trong chuyến thăm châu Âu của đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy mới đây nhằm thảo luận về tương lai Ukraine.
Về mặt công khai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông Lý cam kết "ủng hộ việc can thiệp đúng lúc của một hội nghị hòa bình với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên".
Cuộc gặp thượng đỉnh Pháp - Trung Quốc sắp tới diễn ra một năm sau khi Tổng thống Pháp thăm Bắc Kinh và Quảng Châu. Trong chuyến thăm đó, ông Macron nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược.
Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm, Tổng thống Macron nói rằng châu Âu cần giảm lệ thuộc vào Mỹ và tránh bị kéo vào cuộc đối đầu Mỹ-Trung về vấn đề Đài Loan.
Ông cho biết "rủi ro lớn" mà châu Âu phải đối diện là "bị cuốn vào những cuộc khủng hoảng không phải của chúng ta, điều này ngăn cản châu Âu xây dựng quyền tự chủ chiến lược của mình".
Dự kiến ông Macron có thể trở lại Trung Quốc trong năm nay, sau khi vào năm 2018 cam kết sẽ thăm nước này hằng năm. Điện Elysée chưa xác nhận chuyến thăm sắp tới. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chưa thông tin về chuyến thăm của ông Tập.
'Kiến' và 'ruồi' mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết xử lý là đối tượng nào? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ truy lùng "ruồi và kiến" trong chiến dịch chống tham nhũng tăng cường nhằm vào các ngành như tài chính, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong cuộc gặp ở Bắc Kinh, ngày 6/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN Truyền thông địa phương dẫn lời Chủ...