Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu FLC
Tính theo thị giá hiện nay khoảng 6.000 đồng/cp, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết sẽ cần chi khoảng 90 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.
Ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC vừa đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu FLC trong thời gian từ 4/2-5/3.
Trước giao dịch ông Quyết đang nắm giữ hơn 200 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 28,23% vốn. Nếu giao dịch này thành công, ông Quyết sẽ nâng sở hữu lên thành 215,4 triệu đơn vị, tương ứng 30,34% vốn.
Sau nhiều phiên tăng nóng để kéo cổ phiếu lên mệnh giá thì FLC tụt dốc và giảm sàn 2 phiên giao dịch liên tiếp cuối tuần trước. Tính theo thị giá hiện nay khoảng 6.000 đồng/cp, ông Quyết sẽ cần chi khoảng 90 tỷ đồng để hoàn tất mua vào.
Video đang HOT
Ông Trịnh Văn Quyết.
Mới đây, FLC đã công bố kết quả kinh doanh năm rồi. Lũy kế cả năm 2020, FLC lỗ gộp hơn 3.246 tỷ đồng, nhưng nhờ có hơn 4.715 tỷ đồng lãi từ bán các khoản đầu tư nên FLC thoát lỗ, ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm gần 293 tỷ đồng và sau thuế hơn 183 tỷ đồng, giảm 63% và 74% so với năm trước.
Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, FLC cho biết trong 5.457 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính năm vừa qua có hơn 360 tỷ đồng đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; hơn 4.700 tỷ đồng đến từ lãi bán các khoản đầu tư và trên 370 tỷ đồng doanh thu tài chính khác.
Tại ĐHĐCĐ giữa năm 2020, FLC dự kiến lỗ gần 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên với kết quả này, Công ty có lãi vượt ngoài mong đợi.
FLC thoát lỗ nhờ khoản lãi bán các khoản đầu tư trong năm 2020
CTCP Tập đoàn FLC (FLC) ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm gần 293 tỷ đồng và sau thuế hơn 183 tỷ đồng, giảm 63% và 74% so với năm trước.
Theo BCTC hợp nhất quý 4/2020, FLC lỗ gộp gần 670 tỷ đồng trong kỳ do kinh doanh dưới giá vốn.
Nhờ có doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là lãi từ bán các khoản đầu tư đạt hơn 3.680 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm trước nên FLC ghi nhận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đạt hơn 2.500 tỷ đồng, gấp 5,05 lần cùng kỳ.
Do vậy kết thúc quý 4, FLC báo lãi trước thuế hơn 2.500 tỷ đồng, gấp 4,95 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn gần 2.400 tỷ đồng, gấp 4,06 lần cùng kỳ.
Lũy kế cả năm 2020, FLC lỗ gộp hơn 3.246 tỷ đồng, nhưng nhờ có hơn 4.715 tỷ đồng lãi từ bán các khoản đầu tư nên FLC thoát lỗ, ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm gần 293 tỷ đồng và sau thuế hơn 183 tỷ đồng, giảm 63% và 74% so với năm trước.
Trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, FLC cho biết trong 5.457 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính năm vừa qua có hơn 360 tỷ đồng đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; hơn 4.700 tỷ đồng đến từ lãi bán các khoản đầu tư và trên 370 tỷ đồng doanh thu tài chính khác.
Tại ĐHĐCĐ giữa năm 2020, FLC dự kiến lỗ gần 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên với kết quả này, Công ty có lãi vượt ngoài mong đợi.
Về nguồn vốn, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm tăng mạnh đến 90%, đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Đáng chú ý các khoản phải thu dài hạn gấp 3,56 lần đầu năm, lên hơn 6.246 tỷ đồng.
Nợ phải trả tăng 24% so với đầu năm, chiếm gần 25171 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn tăng 33% trong khi dư nợ vay dài hạn giảm 30%.
FLC ước tính lãi hợp nhất quý IV tăng gấp 5 lần Tập đoàn FLC ước tính lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý IV/2020 khoảng 2.500 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước và trên 4 lần so với quý trước đó. Khoản lợi nhuận hợp nhất ước tính tăng mạnh trong hai quý cuối năm dự kiến giúp FLC đạt lợi nhuận dương khoảng hơn 200 tỷ...