Chủ tịch TPHCM: “Tôi đã nhắc anh Hải làm quyết liệt nhưng phải đúng quy trình”
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết ông nhận được nhiều tin nhắn của người dân bày tỏ sự đồng tình trong công tác lập lại trật tự vỉa hè. Ông cho rằng hành động quyết liệt của quận 1 trong xử lý vỉa hè hợp ý Đảng, lòng dân, tạo sức lan tỏa lớn đến các quận, huyện.
Chiều 1/3, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 24 quận, huyện để tìm giải pháp bền vững xử lý lấn chiếm vỉa hè, lập lại trật tự đô thị, tạo hình ảnh văn minh đô thị.
“Hôm nay tôi mời Chủ tịch các quận huyện về đây chỉ để bàn một nội dung thôi, làm sao đảm bảo trật tự lòng lề đường để xây dựng TP văn minh hơn. Thời gian sau Tết có chuyển biến khá tốt, nhất là đối với quận 1″, ông Phong nói và đề nghị lãnh đạo quận 1 quan tâm đến mỹ quan đô thị. Hiện thành phố đang nỗ lực để phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn. Sự nhếch nhác, ùn tắc giao thông ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của du khách.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong
Theo ông Phong, quận 1 đã có sự chủ động và kế hoạch lập đề án tập trung các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hàng rong để tổ chức cho họ buôn bán, kết hợp công tác xử lý lấn chiếm vỉa hè. Quận 1 ra quân quyết liệt đã tác động mạnh mẽ đến các quận khác như quận 3, Bình Thạnh, Bình Tân, Thủ Đức… và có chuyển biến rõ rệt.
“Thủ tướng cũng hoan nghênh sự quyết liệt của TP trong việc sắp xếp lòng lề đường. Từ giữa tuần tôi nhận được nhiều tin nhắn của người dân bảy tỏ sự đồng tình về việc tổ chức lại lòng lề đường”, ông Phong nói và cho rằng việc làm hợp ý Đảng, lòng dân được người dân ủng hộ nên phải làm bền vững, không theo kiểu phong trào. Lập lại trật tự vỉa hè thì phải có giải pháp căn cơ chứ việc tháo dỡ chỉ là một giải pháp.
Ông Phong đánh giá cao tinh thần làm việc của lãnh đạo quận 1, đặc biệt là Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải. “Đồng chí Hải đôi khi cũng rất hăng hái, nhiệt tình nên đôi lúc tôi cũng nhắc nhở để đảm bảo làm việc đúng quy trình”, ông Phong nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hà Nội "ra quân" giành lại vỉa hè ở khu trung tâm
Vỉa hè ở các tuyến phố cổ quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) được xây dựng khá đồng bộ, tuy nhiên những năm qua nhiều hộ dân vẫn thỏa sức lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán, để xe... Đến chiều nay (27/2), người dân bắt đầu thấy lực lượng chức năng thực thi việc đòi lại vỉa hè cho người đi bộ.
Video đang HOT
Các tuyến phố cổ trong quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) được quy hoạch đồng bộ vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, nhiều năm qua người dân vẫn vô tư lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để xe hoặc kinh doanh buôn bán.
Người dân thỏa sức kinh doanh trên vỉa hè, khiến du khách bị đẩy xuống lòng đường
Ngay cả các tuyến phố "văn minh đô thị" cũng bị người dân biến vỉa hè thành nơi để xe máy
Quận Hoàn Kiếm cấp phép bãi trông giữ xe rộng khoảng gần 20m2 trên vỉa hè, nhưng người dân vẫn để bừa bãi xe xuống lòng đường
Cả một khu bếp nấu nướng được bày biện lộn xộn, nhếch nhách trên vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị
Một quán nướng ôm trọn vỉa hè
Trên phố Hàng Lược người dân còn quây cả vỉa hè vào làm đám cưới, đẩy người đi bộ xuống đường
Dọc tuyến phố Cao Thắng, người dân không chỉ chiếm hết vỉa hè bày bán hàng, mà còn chiếm luôn cả lòng đường để xe máy
Rất dễ nhận ra những cửa hàng lấn chiếm vỉa hè lòng đường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè những tuyến phố cổ ở Hoàn Kiếm vẫn diễn ra trong nhiều năm qua, còn người dân vẫn phải đi bộ dưới đường.
Người dân phố cổ thậm chí bắc cả sạp hàng trên mặt đường để bày bán bánh kẹo
Vỉa hè bị chiếm dụng, buộc các em học sinh phải đi bộ dưới lòng đường
Nếu không muốn đi bộ dưới lòng đường, các em phải luồn lách qua các dãy xe máy để trên vỉa hè.
Lực lượng trật tự đô thị của quận Hoàn Kiếm ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ trong chiều 27/2
Xe máy để dưới lòng đường bị lực lượng công an đưa về đồn xử lý
Chủ chiếc xe đỗ dưới lòng đường ra thanh minh với lực lượng chức năng về sai phạm của mình
Một chiếc ô tô "vô chủ" đỗ trái phép dưới lòng đường bị cẩu về đồn.
Quang Phong
Theo Dantri
HN: "Ma trận vỉa hè" đẩy người đi bộ xuống lòng đường Vỉa hè bị chiếm dụng bởi những bếp than, xe máy, bàn ghế, hàng quán... khiến người đi bộ ở Hà Nội phải đi xuống lòng đường hoặc lạng lách, đánh võng tìm một lối thoát trên vỉa hè. Tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra rất phổ biến nhưng ít thấy...