Chủ tịch TP.HCM: ‘Tôi có lòng tin kiểm soát dịch trước 15/9′
“Nghe các đồng chí chủ tịch quận báo cáo rành rọt, cụ thể vấn đề, tôi rất có lòng tin chúng ta có thể kiểm soát dịch bệnh từ nay đến 15/9″, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.
“Thành phố có chiến thắng dịch bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng thuận của nhân dân, việc giãn cách giữa người với người và nhà với nhà”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM và đặt lòng tin thành phố sẽ kiểm soát tình hình đúng hẹn 15/9.
“Kiểm soát được giãn cách là tiền đề chặt đứt nguồn lây nhiễm”
Trong một tháng giãn cách tiếp theo, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đề nghị các địa phương tận dụng triệt để thời cơ hiệu quả. Người đứng đầu các quận huyện phải đưa ra chỉ đạo với tinh thần thống nhất, chuyên sâu, quyết liệt, mạnh mẽ và dứt khoát nhất.
“Khâu tổ chức thực hiện phải nhịp nhàng, phân công rõ người rõ việc và thời gian hoạt động. Một số nơi đã làm tốt thì làm tốt hơn, đã quyết tâm thì quyết tâm cao hơn”, ông Phong đề nghị.
Lãnh đạo thành phố nhận định việc kiểm soát dịch thành công cũng phụ thuộc rất lớn vào việc giãn cách xã hội giữa người với người, nhà với nhà. Ông cho rằng kiểm soát được giãn cách là tiền đề chặt đứt nguồn lây nhiễm.
Thành phố thắt chặt kiểm soát người ra đường khung giờ 6-18h trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16. Ảnh: Duy Hiệu.
“Nghe các đồng chí chủ tịch quận báo cáo rất rành rọt, cụ thể vấn đề, tôi rất có lòng tin chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh từ nay đến 15/9″, ông Phong nói và đề nghị các quận huyện, TP Thủ Đức phải chi tiết kế hoạch thực hiện trong từng ngày, tranh thủ thời gian vàng giãn cách xã hội để kiểm soát tình hình.
Video đang HOT
Trong đó, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức, hoặc ngoài chặt, trong lỏng, nhất là tại các khu phong tỏa.
Địa bàn nào còn khu phong tỏa phải xem lại 11 nhiệm vụ quản lý, kiểm tra giám sát thành phố đã đề ra. Tùy theo thực tế, từng địa bàn tổ chức xét nghiệm, giám sát ngẫu nhiên tại các địa bàn dân cư; đồng thời, chính quyền địa bàn phải xử lý nghiêm các vi phạm các trường hợp ko tuân thủ, chống đối quy định phòng, chống dịch.
“Địa phương nào quá tải giường bệnh, gọi thẳng lãnh đạo TP giải quyết”
Ông Phong lưu ý hiện nay, thành phố đặt trọng tâm cấp cứu kịp thời để kéo giảm tử vong và không để xảy ra trường hợp nặng mà không tiếp nhận điều trị.
Để đạt được điều này, ông Phong lưu ý địa phương sâu sát, cung cấp danh sách số điện thoại các tổ phản ứng nhanh cho F0 và gia đình các F0; phân công tổ phản ứng nhanh theo dõi từng nhóm gia đình, nắm bắt thường xuyên tình hình sức khỏe bệnh nhân, đảm bảo thời gian vàng trong cấp cứu, mọi cuộc gọi từ F0 đều được đáp ứng kịp thời.
Sở Y tế phối hợp tổ chuyên gia điều trị, trung tâm đầu tư cơ sở vật chất y tế rà soát tất cả cơ sở thu dungđảm bảo 4 nguyên tắc: Không để quá tải, đầy đủ thuốc men, đầy đủ nhân lực và mỗi bộ phận có người theo dõi giám sát.
“Nếu quận huyện nào quá tải giường bệnh, gọi thẳng đồng chí Lê Hòa Bình giải quyết”, người đứng đầu UBND TP.HCM chỉ đạo.
TP.HCM yêu cầu tất cả bệnh viện, cơ sở y tế nâng năng lực điều trị, tuyệt đối không từ chối tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch. Ảnh: Duy Hiệu.
Mặt khác, thành phố cần nhanh chóng chuyển đổi công năng các bệnh viện công lập thành bệnh viện điều trị Covid-19, nâng công suất điều trị Bệnh viện 115 từ 200 giường lên 500 giường. Như vậy, khi bệnh nhân được chuyển tới dứt khoát phải tiếp nhận.
“Bệnh viện tư nhân nào từ chối thì đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép, không thể chấp nhận có một cơ sở y tế nào thấy người bệnh nguy kịch trước mắt mà từ chối tiếp nhận”, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo.
Trong một tháng tới, ông Phong yêu cầu việc tổ chức giãn cách xã hội phải thật linh hoạt để thành phố duy trì sản xuất, dịch vụ thiết yếu. Thành phố không đặt mục tiêu tăng trưởng nhưng bắt buộc giữ vững một số ngành sản xuất, chế biến, chế tạo then chốt hiện nay.
Ông giao Sở Công Thương TP nhanh chóng tổ chức quy trình, gắn với cam kết thực hiện phòng, chống dịch như các địa phương từng ký cam kết thực hiện an toàn tại doanh nghiệp.
Trong thời gian giãn cách kéo dài, ông Phong đề nghị các địa phương phải chăm lo chu đáo các hộ nghèo, đảm bảo điện, nước, nhu yếu phẩm để không người dân nào thiếu đói. Thành phố cần phát huy vai trò các trung tâm an sinh; đường dây nóng cứu trợ; các tổ chức thiện nguyện; hỗ trợ kinh phí thuê phòng trọ, túi an sinh để những người nghèo an tâm ở lai nơi cư trú.
Bên cạnh đó, công tác thông tin truyền thông đảm bảo kịp thời, công khai để người dân nhận thức đầy đủ mức độ dịch bệnh; tăng cường thông tin tích cực, cổ vũ, động viên người dân, tránh thông tin giả, xuyên tạc, chống đối, tăng cường thông tin phòng chống dịch.
TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Từ 24/7, thành phố siết chặt hơn nhiều quy định trong giai đoạn giãn cách, thu hẹp nhóm đối tượng được phép hoạt động.
Từ 26/7, trong khoảng 18h đến 6h mỗi ngày, người dân TP.HCM được yêu cầu hạn chế ra đường. Ngày 1/8, UBND TP.HCM ra công văn quyết định kéo dài Chỉ thị 16 cùng các biện pháp siết chặt thêm 2 tuần từ 0h ngày 2/8. Ngày 15/8, TP.HCM tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 đến 15/9.
Từ 27/4 đến tối 16/8, TP.HCM ghi nhận hơn 150.000 ca nhiễm.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Bệnh nhân chuyển tuyến sẽ phải xét nghiệm SARS-CoV-2 Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong bệnh viện, Sở Y tế yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân khi chuyển tuyến. PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM vừa ký công văn khẩn gửi đến tất cả các bệnh viện, trung tâm...