Chủ tịch TP.HCM: Thủ Đức phải phấn đấu thu ngân sách trên 10.000 tỷ mỗi năm
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng thành phố Thủ Đức phải phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng, vượt quận 1.
Khu đông TP.HCM sẽ có 8 trung tâm đổi mới, sáng tạo, lợi thế để trở thành đòn bẩy kinh tế cho cả Đông Nam Bộ
Tối 27/3, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị duyệt nội dung triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của UBND thành phố Thủ Đức.
Kiến nghị thành lập 4 trung tâm mới
Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cho biết, công tác trọng tâm năm 2021 của thành phố Thủ Đức là hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, sắp xếp bố trí phòng làm việc các cơ quan, đơn vị nhằm sớm ổn định hoạt động. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa nền hành chính công và quản trị chính quyền của thành phố, tận dụng tối đa lợi ích mạng 5G; Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung hướng đến phục vụ đô thị thông minh, sáng tạo…
Để sớm phát triển thành phố Thủ Đức, ông Tùng đề xuất kiến nghị thống nhất chủ trương cho phép thành phố Thủ Đức thành lập 4 trung tâm mới là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trực thuộc UBND thành phố Thủ Đức nhân lực, đội ngũ cán bộ nhân viên của các đơn vị này do UBND thành phố Thủ Đức sắp xếp từ nguồn cán bộ tại chỗ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức.
4 trung tâm gồm: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, xúc tiến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực thành phố Thủ Đức; Trung tâm khoa học công nghệ thành phố Thủ Đức (phục vụ xây dựng đô thị thông minh); Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thủ Đức; Trung tâm Công tác xã hội thành phố Thủ Đức.
Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức cũng kiến nghị UBND thành phố cùng các sở, ngành tập trung giải quyết các vướng khó liên quan đến dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn để đẩy nhanh tiến độ như: cầu Nam Lý, cầu Tăng Long, cầu Long Đại, tuyến đường Vành đai 2, 3, đường Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định, đường Lương Định Của, nút giao Mỹ Thủy.
Với những dự án này cần có giải pháp xử lý đối với các chủ đầu tư không đầu tư hoàn thiện, bàn giao kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không tập trung đẩy nhanh tiến độ bồi thường hoàn tất dự án, gây bức xúc trong nhân dân.
Video đang HOT
Để giải quyết vướng mắc liên quan các dự án trên địa bàn, thành phố Thủ Đức đề xuất UBND thành phố cho phép thực hiện cơ chế: UBND thành phố Thủ Đức thành lập các tổ công tác chuyên đề trong đó có thành phần là lãnh đạo Sở ngành, phòng chuyên của sở ngành để cùng tham gia giải quyết đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng: thành phố Thủ Đức cần xác định mô hình cơ cấu kinh tế của thành phố Thủ Đức là gì? Đồng thời rà lại tổng số doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động những lĩnh vực gì? Những doanh nghiệp này tập trung ở lĩnh vực nào, từ đó mới xác định được mô hình và tiềm năng kinh tế trên địa bàn.
Theo đại diện Sở Tài Chính, thành phố Thủ Đức cần đưa ra giải pháp làm thế nào để tăng nguồn thu trong thời gian tới. Hiện thành phố Thủ Đức còn dư đất để gia tăng nguồn thu, chẳng hạn nguồn thu từ phí, lệ phí, các dịch vụ, cơ sở nhà đất…
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư thành phố Thủ Đức cho biết, thành phố Thủ Đức cũng đã xác định mô hình kinh tế trong tương lai của thành phố là dịch vụ công nghệ cao, công nghiệp đô thị…; chuyển dịch cơ cấu chú trọng chất lượng, năng suốt lao động cao, định hướng phát triển kinh tế.
“Hiện không còn tên gọi là quận 2, 9 nữa mà giờ đã là thành phố Thủ Đức. Một thành phố đổi mới và sáng tạo, do đó các cơ quan đơn vị trực thuộc thành phố Thủ Đức cần phải tập trung nhân lực, trí tuệ để cùng nhau phát triển”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị, thành phố Thủ Đức sớm sắp xếp ổn định bộ máy nhân sự, tuy nhiên việc này không để ảnh hưởng đến người dân. Những điểm tiếp dân vẫn giữ nguyên vị trí.
Cũng theo ông Phong, thành phố Thủ Đức cần lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2025 trên cơ sở dựa kế hoạch kinh tế – xã hội của TP.HCM.
“Tầm nhìn như vậy mới cụ thể hóa các bước đi trong từng năm. Nhiệm vụ 2021, đề nghị thành phố Thủ Đức đạt chỉ tiêu về ngân sách, phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên 10.000 tỷ đồng, tỉ lệ giải ngân đầu tư công trên 15%. Đây là điều thành phố Thủ Đức hoàn toàn có khả năng đạt được vì có nhiều lợi thế, phấn đấu vượt quận 1 – ngân sách khoảng 9.000 tỷ”, ông Phong nói.
Đại hội rút ra 6 bài học kinh nghiệm, 4 nhiệm vụ đột phá
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, qua thực tiễn trong nhiệm kỳ vừa qua, thành phố đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm và đề ra 4 nhiệm vụ đột phá.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại phiên khai mạc đại hội. Ảnh: Gia Cư
6 bài học kinh nghiệm
Theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) Nguyễn Thành Phong, bài học thứ nhất mà thành phố rút ra được là huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các cấp ủy, người đứng đầu là nhân tố quyết định thành công.
Thứ hai, việc thực hiện các chủ trương, chính sách phải đảm bảo an dân, tạo niềm tin trong nhân dân, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.
Bài học thứ ba là giữ gìn đoàn kết, phát huy sự năng động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm về những kiến nghị của thành phố với trung ương, tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành trung ương và các địa phương.
Công tác xây dựng Đảng cần được quan tâm hơn; cần chú trọng đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, các đồng chí bí thư cấp ủy và thủ trưởng đơn vị.
Cùng với đó là cần tiếp tục hoàn thiện phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của chính quyền cùng cấp và cụ thể hóa cơ chế Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật về các quyết định của mình.
Cuối cùng là nắm vững và có những chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai các nghị quyết của Trung ương phù hợp với thực tiễn thành phố.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền TP.HCM tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thành phố tiếp tục theo đuổi mục tiêu đô thị thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố cần đạt mục tiêu trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, đến năm 2025, TP.HCM cần chuyển dịch để trở thành thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại. GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500 đến 9.000 USD. Đến năm 2030, TP.HCM trở thành thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, văn hóa, đầu tàu kinh tế số với GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 - 14.000 USD và là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
Đối với tầm nhìn 2045, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 40.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Lãnh đạo UBND TP.HCM đưa ra dự báo trong nhiệm kỳ mới, tình hình thế giới và trong nước sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức đan xen. Thành phố đứng trước nhiều vấn đề, yêu cầu mới cần giải pháp phù hợp để tiếp tục phát triển, hội nhập sâu rộng.
Toàn cảnh phiên khai mạc đại hội. Ảnh: Gia Cư
4 nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá
Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, để đạt được những mục tiêu phát triển thành phố giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030, Đảng bộ thành phố đã xây dựng và thực hiện 4 chương trình phát triển trọng tâm.
Thứ nhất là đột phá về chương trình đổi mới quản lý: Thành phố tiếp tục chủ động, kiên trì kiến nghị, triển khai các cơ chế, chính sách quản lý thành phố phù hợp tính chất đô thị đặc biệt, đầu tàu về nhiều mặt của cả nước. Một số phần việc thành phố đã chuẩn bị như đề xuất tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố, đề xuất không tổ chức HĐND quận, phường. Trong đó, thành phố đã có đề án hình thành thành phố Thủ Đức và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền số, xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh.
Thứ hai là đột phá chương trình phát triển hạ tầng: Thành phố đặt mục tiêu trọng tâm là phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ, hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông, tạo môi trường, điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, đột phá chương trình phát triển nhân lực và văn hóa: Thành phố đặt mục tiêu trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đạt trình độ quốc tế ở 8 lĩnh vực (công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch; quản lý đô thị). TP.HCM cũng tập trung phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Thứ tư là đột phá chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực: Mục tiêu trọng tâm của chương trình là đồng hành và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hợp tác các ngân hàng, tổ chức tài chính và Nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Ngoài ra, các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của thành phố cần được hình thành, nâng cao tỷ lệ cung ứng./.
Người nước ngoài lái ô tô tông ngã loạt trụ điện: Công ty điện lực nói gì? Người nước ngoài lái ô tô đã tông vào trụ điện trung thế khiến 9 trụ điện trung, hạ thế bị nghiêng, ngã đổ, 122 khách hàng bị ảnh hưởng. Hiện trường sự cố làm 9 trụ điện bị hạ gục. Tối 23/3, Tổng Công ty điện lực TP.HCM đã có thông cáo báo chí liên quan đến vụ việc người nước ngoài...