Chủ tịch TPHCM ra “tối hậu thư” đòi mặt bằng công viên 23/9
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu không gia hạn hợp đồng cho thuê đất với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại công viên 23/9, đối với trường hợp không ghi rõ thời hạn cho thuê thì di dời trước ngày 30/4/2019.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa yêu cầu Sở Tài nguyên – Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất (đơn vị thuộc sở) phải chấm dứt, không gia hạn hợp đồng cho thuê đối với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại công viên 23/9 (quận 1).
Đối với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại công viên nhưng hợp đồng không ghi rõ thời gian hoàn trả phải di dời trước ngày 30/4/2019.
Một phần công viên 23/9 được dùng bãi xe, ngoài ra còn có nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm…
Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các liên quan liên kế hoạch di dời từng công trình, trụ sở, quán ăn, bãi xe… trong công viên này.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực công viên 23/9 trước quý 3 năm 2018.
Video đang HOT
Tại cuộc họp kinh tế – xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 diễn ra ngày 3/7, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ ra bất cập trong quản lý công viên trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thành Phong đã “điểm danh” công viên 23/9 đang có nhiều hoạt động không đúng chức năng. Ngoài một đoạn đang thi công nhà ga của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, còn lại toàn quán cà phê, ca nhạc.
“Công viên làm kiểu gì kỳ vậy. Không biết trên địa bàn thành phố còn bao nhiêu công viên như vậy. Công viên là nơi để người dân nghỉ ngơi, tận hưởng không khí sau một ngày làm việc. Nhưng cuối cùng thì làm ca nhạc, đủ thứ chuyện. Đây không phải là chuyện nhỏ”, ông Phong nói.
Ngoài ra, ông Phong cũng nhắc lại việc đã giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP sớm hoàn thành quy hoạch các công viên trên địa bàn thành phố mà trước tiên là công viên 23/9.
Trước đó, vào tháng 4/2018, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo Sở GTVT TP chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá chính xác tình trạng pháp lý của từng công trình, trụ sở, quán ăn, bãi xe đang tồn tại trong công viên 23/9. Từ đó, tham mưu cho UBND TPHCM lộ trình và phương án di dời phù hợp.
Theo Sở GTVT TP, mặt bằng công viên 23/9 đang có nhiều đơn vị quản lý và khai thác, dẫn đến việc quản lý chồng chéo, manh mún và thiếu kiểm soát trong công tác xây dựng, khai thác. Đặc biệt, tại khu B tồn tại các khu mua sắm, ăn uống, dịch vụ đã làm thay đổi công năng của công viên và ảnh hưởng đến giao thông.
Theo Dân Trí
Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong bức xúc vì công viên toàn quán cà phê, ca nhạc
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Giao thông vận tải TPHCM, phải có báo cáo về hiện trạng công viên trên địa bàn thành phố trong tháng 7. "Công viên mà làm kiểu gì kỳ vậy. Không biết trên địa bàn thành phố còn bao nhiêu công viên như vậy?" - ông Phong bức xúc vì công viên 23/9 toàn quán cà phê, ca nhạc.
Tại cuộc họp kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 diễn ra ngày 3/7, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ ra bất cập trong quản lý công viên trên địa bàn thành phố.
Ông Nguyễn Thành Phong đã "điểm danh" công viên 23/9 đang có nhiều hoạt động không đúng chức năng. Ngoài một đoạn đang thi công nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, còn lại toàn quán cà phê, ca nhạc.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong bức xúc vì tình trạng công viên 23/9 đầy quán cà phê, ca nhạc
"Công viên làm kiểu gì kỳ vậy. Không biết trên địa bàn thành phố còn bao nhiêu công viên như vậy. Công viên là nơi để người dân nghỉ ngơi, tận hưởng không khí sau một ngày làm việc. Nhưng cuối cùng thì làm ca nhạc, đủ thứ chuyện. Đây không phải là chuyện nhỏ. Trong tháng 7, Sở GTVT TP phải báo cáo hiện trạng các công viên trên địa bàn", ông Phong nói.
Ngoài ra, ông Phong cũng nhắc lại việc đã giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP sớm hoàn thành quy hoạch các công viên trên địa bàn thành phố mà trước tiên là công viên 23/9.
Trước đó, vào tháng 4/2018, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã chỉ đạo Sở GTVT TP chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá chính xác tình trạng pháp lý của từng công trình, trụ sở, quán ăn, bãi xe đang tồn tại trong công viên 23/9. Từ đó, tham mưu cho UBND TPHCM lộ trình và phương án di dời phù hợp.
Ngoài ra, đối với các hoạt động gây mất an toàn, an ninh trật tự, mất vệ sinh môi trường, gây phản cảm hoặc hoạt động không phép thì báo cáo và đề xuất chấm dứt hoạt động ngay. Tuyệt đối không được tổ chức kinh doanh, buôn bán làm xâm hại đến mảng xanh; hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động lễ hội, triển lãm, hội chợ tại công viên ngoài hoạt động phục vụ chính trị của thành phố.
Hiện nay, một phần công viên 23/9 được dùng làm nơi đậu xe buýt. Ngoài ra, nơi đây còn có trung tâm mua sắm, văn phòng, nhà hàng, trung tâm ca nhạc...
Theo báo cáo của Sở GTVT TP, mặt bằng công viên 23/9 đang có nhiều đơn vị quản lý và khai thác, dẫn đến việc quản lý chồng chéo, manh mún và thiếu kiểm soát trong công tác xây dựng, khai thác. Đặc biệt, tại khu B tồn tại các khu mua sắm, ăn uống, dịch vụ đã làm thay đổi công năng của công viên và ảnh hưởng đến giao thông.
Trước đây, UBND TP giao cho công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Cửu Long nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án thiết kế kiến trúc công trình công viên 23/9 - khu B. Tuy nhiên, đã gần 2 năm mà công tác lập quy hoạch vẫn chưa hoàn thành.
Quốc Anh
Theo Dantri
TPHCM: Thuê đất công giá rẻ mà vẫn khai báo lỗ hàng chục tỷ đồng Nhiều địa chỉ đắc địa nhưng lại báo cáo kinh doanh không có lãi. Có nơi rộng hàng ngàn m2, vị trí nằm ngay trung tâm quận 1 mà vẫn báo lỗ hàng chục tỷ đồng... Nhiều đơn vị chưa chặt chẽ trong kê khai địa chỉ nhà, đất công Tại phiên thảo luận hội trường chiều 11/7 trong khuôn khổ kỳ họp...