Chủ tịch TP.HCM: Nông thôn mới mà dân nghèo thì mới làm gì?
Nông thôn mới không phải chạy theo thành tích bao nhiêu nhà văn hóa, bao nhiêu đường phố khang trang… mà phải nâng thu nhập của người dân. Người dân nghèo thì hưởng lợi được gì từ NTM chứ?
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.
Sáng 27.4, tại cuộc họp tình hình kinh tế-văn hóa- xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết xây dựng NTM thực chất là tổ chức lại sản xuất, việc tổ chức lại sản xuất phải gắn với thực tế đời sống của nhân dân.
Ông đặt vấn đề: “Hội Nông dân, Sở NNPTNT làm đầu tàu trong việc giúp các DN trong lĩnh vực nông nghiệp này như thế nào? Giúp nông dân ứng dụng khoa học mới trong lĩnh vực này thế nào? “Tôi thấy ở Củ Chi hiện nay nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh nhờ áp dụng khoa học tốt, nhờ đó mà nông dân đạt thu nhập khá”, ông Phong nói.
Cũng tại buổi họp, ông Lê Thanh Liêm, PhóC tịch UBND TP.HCM cho biết giá heo hơi tại thành phố giảm mạnh từ 40.000 đồng/kg xuống 25.000 đồng/kg, gây thiệt hại cho người nuôi. “Tôi đề nghị Sở NNPTNT làm việc với công ty Visan, phải tổ chức thu mua trực tiếp heo từ người nuôi, hạn chế thông qua khâu trung gian khiến người nuôi mất giá”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Xây dựng nông thôn mới là mệnh lệnh trái tim
"Xây dựng nông thôn mới cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM nhấn mạnh tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016, ngày 2.3.
Nhiều tiêu chí chưa hoàn thành
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: "Thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, năm 2016, GRDP của ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 8.588 tỷ đồng, tăng 5,81% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1ha đất canh tác năm 2016 đạt 410 triệu đồng/ha".
Lễ ký kết hỗ trợ, phối hợp chung sức xây dựng nông thôn mới. Ảnh: N.V
"Quyết liệt XDNTM không có nghĩa là chạy theo thành tích. Bí thư huyện phải chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính vì chỉ người đứng đầu mới huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là với các tiêu chí khó như phát triển kinh tế tập thể. Trước ngày 30.4, Bí thư 5 huyện phải báo cáo trước Thành ủy về những nhiệm vụ này". Ông Tất Thành Cang
Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn tại 56 xã xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tính chung đạt 41,477 triệu/người/năm. Hơn 7.200 hộ đã vượt chuẩn nghèo thành phố, kéo giảm 1,81% tỷ lệ hộ nghèo.
Thế nhưng, đánh giá theo bộ tiêu chí nâng chất NTM, kết thúc giai đoạn 2010 - 2015, huyện Bình Chánh vẫn chưa về đích khi còn 2 xã chưa đạt chuẩn. Một trong những vấn đề nổi cộm mà không chỉ riêng ở địa phương này là vấn đề ô nhiễm môi trường, chồng chéo phân cấp quản lý giao thông hay năng lực trong thực hiện các thiết chế văn hóa, giáo dục.
Ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi nhưng việc thực hiện việc XDNTM ở nhiều địa phương vẫn còn rất chậm. "Sau giai đoạn 2015 - 2016, nhiều lúc chúng ta buông lơi khi đã có 54/56 xã đạt chuẩn NTM. Chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện liên tục và quyết liệt hơn nữa trong năm 2017. Trong đó chú trọng các nội dung cụ thể cũng như gắn liền trách nhiệm từng xã, huyện vào chủ trương của thành phố".
Triển khai quyết liệt và mạnh mẽ hơn
Theo đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM, đến nay, Ban chỉ đạo chương trình XDNTM các huyện và UBND các xã đã hoàn thành khảo sát, xây dựng, lấy ý kiến nhân dân. Nội dung cụ thể, dự kiến sẽ trình Ban chỉ đạo thành phố vào tháng 3.2017 để tiến hành thẩm định.
Trước đó, các sở liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nhiều tiêu chí được chỉ đạo không sử dụng vốn ngân sách mà huy động nguồn lực, vận động cộng đồng doanh nghiệp tham gia theo phong trào "Cả thành phố chung sức XDNTM".
Ông Tất Thành Cang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM đánh giá năm 2016 thành phố đã đạt 12/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra. Mục tiêu 100% cư dân thành phố sử dụng nước sạch đã về đích. "Nhưng vấn đề khó nhất vẫn là tổ chức sản xuất ở nông thôn khi năng suất nhiều ngành nghề còn quá thấp như làm muối ở Cần Giờ hay trồng lúa 1 vụ ở các huyện Bình Chánh, Củ Chi" - ông Cang nhận định.
Thứ đến là thực hiện triển khai mô hình HTX tiên tiến, hiện đại vì thành phố có nhiều mô hình kinh tế tập thể sản xuất, kinh doanh tốt nhưng con số này còn quá ít. Việc thay đổi tập quán canh tác, phát triển hạ tầng nông thôn còn nhiều việc phải làm...
Trên cơ sở xác định sản phẩm chủ lực, phát triển chuỗi cung ứng, lãnh đạo sở ngành, địa phương phải chủ động và và cùng bàn với nông dân để tiến tới sản xuất theo nông nghiệp đô thị, úng dụng công nghệ cao. "Chúng ta đã nói rất nhiều về mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nông dân, nông thôn nhưng những thành quả năm 2016 không thể khỏa lấp hết các tồn tại cần khắc phục. XDNTM cần phải quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa, đó là mệnh lệnh trái tim" - ông Cang nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, chương trình hỗ trợ, phối hợp chung sức với 5 huyện ngoại thành XDNTM gắn liền giảm nghèo bền vững giữa đã được ký kết. Trong đó, 5 huyện đạt chuẩn NTM sẽ nhận sự hỗ trợ từ các tổng công ty, các cấp ủy Đảng của thành phố và 19 quận còn lại.
Theo Danviet
Cá, tôm là "đòn bẩy" phát triển Bên cạnh việc xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái, Cần Giờ xác định nuôi trồng thủy hải sản sẽ là "cánh tay phải", hỗ trợ đắc lực cho kinh tế địa phương. Cần Giờ hiện có gần 2.700 hộ nuôi trồng thủy sản, với diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản xấp xỉ 8.000ha. Trong đó, đối...