Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: TP đã khống chế tốc độ lây lan của dịch bệnh
Sáng 7-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức, đánh giá diễn biến dịch, hiệu quả của việc giãn cách xã hội toàn TP.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong – Ảnh: TỰ TRUNG
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội là quyết định rất khó khăn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP phải chấp nhận hy sinh lợi ích trong ngắn hạn để đảm bảo sự an toàn của người dân.
Theo chủ tịch UBND TP, trong đợt dịch thứ 4 này, TP có 3 chuỗi lây nhiễm, trong đó chùm ca bệnh liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng là nghiêm trọng nhất. Dịch bệnh lây truyền âm thầm trong thời gian dài và lây qua nhiều chu kỳ. Trong đó, chuỗi ca nhiễm liên quan là quán cà phê Trung Nguyên đã lây qua 5 chu kỳ.
Thời gian cao điểm dịch ghi nhận 70 ca bệnh/ngày. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, sau 7 ngày áp dụng giãn cách xã hội, số ca bệnh phát hiện hằng ngày đang có dấu hiệu giảm dần. Hiện tại, còn khoảng 20-25 ca trong cộng đồng, còn lại là các ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa.
Từ ngày 31-5, bắt đầu ghi nhận ca bệnh đã được cách ly và đã có ít nhất 1 lần xét nghiệm âm tính. Điều này cho thấy các chuỗi lây nhiễm đã biết tại thành phố đã từng bước được khống chế.
Theo ông Phong, mặc dù có những ca bệnh chưa rõ nguồn gốc phát hiện trong cộng đồng nhưng biện pháp giãn cách xã hội khiến việc tiếp xúc thấp, không phát tán rộng, chỉ lây lan đến 1, 2 thành viên trong gia đình.
Nguồn gốc các ca bệnh này có thể do dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng từ trước, do việc tiếp xúc, đi lại nhiều của người dân trong dịp nghỉ lễ. Bên cạnh đó, hiện nay dịch bệnh vẫn đang lây lan trong cộng đồng tại một số tỉnh thành, do đó nhiều người dân có thể có tiếp xúc với ca bệnh hoặc đi qua các địa điểm có ổ dịch trong cả nước.
Chủ tịch UBND TP cho rằng việc tăng cường vận động, yêu cầu người dân thực hiện khai báo y tế nếu có yếu tố nguy cơ là hết sức cần thiết nhằm phát hiện và kiểm soát kịp thời, không để lây lan rộng.
“Bằng việc quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội và áp dụng các biện pháp quyết liệt, TP đã khống chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các ca bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng. Cho đến thời điểm hiện nay cơ bản đã khoanh vùng, xác định được những địa điểm liên quan đến dịch”, ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu các địa phương tiếp tục đánh giá tính hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội, nếu cần thiết thì có thể áp dụng các biện pháp mạnh hơn nữa.
Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện và TP Thủ Đức siết chặt các quy định phòng chống dịch tại công sở. Thực hiện giãn cách triệt để chợ truyền thống và chợ đầu mối, thiết lập các chốt kiểm dịch tại các chợ này.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu ngành y tế huy động tổng lực lượng để hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Video đang HOT
Các địa phương rà soát lại cơ sở vật chất để bố trí làm cơ sở cách ly tập trung, có kế hoạch cụ thể cho từng tình huống, không để thiếu cơ sở cách ly. Đồng thời, lãnh đạo TP cần triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng chống dịch trong khu cách ly.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch phải siết chặt việc giãn cách tại các nhà máy, xí nghiệp. Các quận, huyện cần kiểm tra việc thực hiện các cam kết phòng chống dịch tại các cơ sở lao động và kịp thời chấn chỉnh sai phạm.
Giám sát, nhắc nhở các phòng mạch, nhà thuốc tư nhân phối hợp chặt chẽ với trạm y tế khi phát hiện người có dấu hiệu dịch để tầm soát. Cơ sở nào vẫn vi phạm thì áp dụng biện pháp mạnh như rút chứng chỉ hành nghề.
Ban tôn giáo TP cần tăng cường kiểm tra, quản lý các hội, nhóm, điểm hoạt động tôn giáo; vận động, nhắc nhở các tín đồ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi người dân TP có dấu hiệu nhiễm bệnh thì nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế, không chần chừ. Những người dân có bệnh mãn tính cần ở nhà toàn thời gian, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Chủ tịch TP.HCM: Chuỗi lây nhiễm từ nhóm truyền giáo Phục Hưng lây lan rất nhanh
Các ca nhiễm từ nhóm truyền giáo Phục Hưng đang lây lan nhanh. Tuy nhiên, TP.HCM vẫn kiểm soát được tình hình với việc thần tốc tầm soát, truy vết và xét nghiệm diện rộng.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói như vậy khi trao đổi với VietNamNet về tốc độ lây lan nhanh của chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng tại quận Gò Vấp.
PV: Hiện nay, với điểm sinh hoạt truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp số ca nhiễm và liên quan ngày càng tăng mạnh, TP.HCM có biện pháp gì để kiểm soát tốc độ lây lan thưa ông?
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Trước đây, khi mới xuất hiện các ca nhiễm ban đầu, TP truy vết thì họ cho biết chỉ có 22 người sinh hoạt, sau này truy vết thêm thì con số nâng lên hơn 50 người.
Dù các ca nhiễm tăng thời gian qua, nhưng tình hình vẫn nằm trong sự kiểm soát của TP.HCM.
Tôi khẳng định vậy bởi vì trong bốn chuỗi lây nhiễm ở hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu; Bệnh viện Hoàn Mỹ; Thủ Đức và quận 7. Ba chuỗi này TP.HCM đã tầm soát, truy vết, ngăn chặn và khoanh vùng được sự lây lan.
Chỉ riêng chuỗi lây nhiễm của nhóm truyền giáo (ở Gò Vấp) đang lây lan rất mạnh. TP vẫn đang tiếp tục truy vết và trọng tâm hiện nay là thần tốc lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng.
Trước mắt, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 8 quận, huyện có những thành viên và người liên quan đến nhóm truyền giáo nói trên.
TP cũng tập trung lấy mẫu tại những điểm bầu cử có thành viên của nhóm truyền giáo đi bầu, đồng thời lấy mẫu luôn với các tổ công tác liên quan để xét nghiệm.
TP.HCM đã xét nghiệm hơn 70 ngàn mẫu trong ngày 31/5. Trong đó, Gò Vấp đã dứt điểm được 4 phường; phường Thạnh Lộc quận 12 cũng đã lấy mẫu xét nghiệm cơ bản xong. Sắp tới, TP tiếp tục các biện pháp tầm soát và lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, nhằm khoanh vùng và ngăn chặn chuỗi lây nhiễm này.
Giãn cách xã hội tại Gò Vấp nảy sinh nhiều vấn đề
Hai ngày qua, quận Gò Vấp lập chốt kiểm soát tại các ngõ ra vào nhưng đã "vỡ trận", khiến nhiều lần phải xả chốt, vấn đề này TP sẽ giúp Gò Vấp giải quyết thế nào?
Vấn đề nổi cộm và gây nhiều lúng túng cho quận Gò Vấp là việc lưu thông ra, vào quận của người dân. Hai ngày qua, các chốt được lập tại đây để kiểm soát sự ra vào phải xả chốt vì có tình trạng dồn ứ, kẹt xe.
Tuy nhiên, cần có sự so sánh để thấy vì sao nảy sinh nhiều vấn đề khi áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong
Trước đây, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn quốc, trong đó có toàn TP.HCM. Còn bây giờ thì chỉ áp dụng với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), nên gây tình trạng lúng túng cho quận.
Đó là sự giao dịch, di chuyển của người dân nơi khác đến Gò Vấp và ngược lại là khó khăn, nó sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Tôi đã có chỉ đạo ngay từ đầu, những vấn đề khó khăn hiện nay của Gò vấp là gì, quận phải thống kê lại và có những đề xuất cụ thể. Tôi cũng đã họp và quyết định thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức làm tổ trưởng cùng các sở, ngành xuống Gò Vấp lắng nghe, để cùng bàn biện pháp xử lý hữu hiệu, đặc biệt là vấn đề giao thông và cung ứng hàng hóa.
Quận Gò Vấp lập chốt kiểm soát sự ra vào khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
TP.HCM có kế hoạch tiêm vắc xin cho công nhân khu công nghiệp
Thưa ông, TP.HCM đã có ca lây nhiễm trong khu công nghiệp, đây là nguy cơ lớn khiến dịch lây lan?
Điều mà TP.HCM quan tâm nhất hiện nay là phòng, chống dịch lây lan vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. TP đã có kế hoạch và đang thực hiện lấy mẫu xét nghiệm trong các khu công nghiệp.
Sáng nay (1/6), tôi cũng đã báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, sẽ chọn một vài doanh nghiệp thực hiện theo kiểu vừa cách ly vừa sản xuất một cách khép kín. Theo đó, tổ công đoàn hay TP sẽ tổ chức một đội ngũ cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác cho người làm việc trong các DN đó. Để họ vừa cách ly, vừa sản xuất tại chỗ, không di chuyển ra ngoài.
Ông có thể nói cụ thể hơn về các giải pháp ngăn chặn dịch lây lan vào các khu công nghiệp, khu chế xuất?
Vừa qua, TP đã ghi nhận các ca bệnh làm việc trong khu công nghiệp Tân Bình và Tây Bắc Củ Chi. Do đó, không loại trừ khả năng một số người sinh hoạt tại nhóm truyền giáo Phục Hưng cũng làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp.
Để đối phó với nguy cơ đó, TP đã đề ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao
Cụ thể, TP đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; triển khai thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang bắt buộc tại cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Yêu cầu người lao động khai báo y tế hàng ngày tại cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; phân loại cụ thể các cơ quan, đơn vị có hoạt động sản xuất trong môi trường khép kín, sử dụng máy lạnh để giám sát nguy cơ.
Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất quản lý chặt chẽ thông tin người lao động để cung cấp đầy đủ cho các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
Yêu cầu các cơ sở sản xuất lao động thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo tiêu chí của Bộ Y tế và hậu kiểm kết quả đánh giá này.
Ký cam kết phòng chống dịch giữa doanh nghiệp với ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và chính quyền địa phương.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình kiểm tra phòng, chống dịch tại Khu chế xuất Tân Thuận
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã có chỉ đạo ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân để giữ đội ngũ sản xuất. TP.HCM có đủ nguồn đáp ứng, thưa ông?
TP.HCM cũng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ và tạo điều kiện để TP tiếp cận được nguồn vắc xin, thực hiện tiêm cho các nhóm đối tượng ưu tiên, trong đó có công nhân. TP đã có kế hoạch và đủ nguồn để lo cho vấn đề này.
5 người trong 1 khu nhà trọ ở quận Tân Bình mắc COVID-19 Khu nhà trọ trên đường Lê Văn Sỹ có 7 tầng lầu, những người mắc COVID-19 đều ở tầng 6, trong đó có một nữ hội viên của nhóm truyền giáo Phục Hưng. Phong tỏa tạm thời khu nhà trọ - Ảnh: HCDC cung cấp Ngày 7-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết quận Tân Bình đã ghi nhận...