Chủ tịch TP.HCM: ‘Lãnh đạo bỏ họp lấy gì chỉ đạo cấp dưới’
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế- xã hội 5 tháng đầu năm sáng 30.5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã phê bình việc lãnh đạo không đi họp, chỉ cử cấp dưới đi thay là thiếu trách nhiệm.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Người đứng đầu ngành mà không đi họp thường xuyên thì lấy gì chỉ đạo, triển khai chính sách… cho cấp dưới”. Ảnh: Hồ Văn
Người bị phê bình là Trưởng Ban quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao. Tại cuộc họp, ông Phong nói: “Không bao giờ thấy ông Trưởng Ban quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao xuất hiện, chỉ thấy cấp phó đi họp. Chuyện này xảy ra từ khi tôi làm chủ tịch đến giờ; vậy thì lấy gì mà chỉ đạo, lấy gì nói về chính sách cho nông dân.
Cá dĩa, một trong loại cá cảnh đang được TP.HCM tập trung xây dựng thương hiệu.
Trước đó, Sở NN&PTNT cho biết, nông nghiệp đô thị TP.HCM phát triển theo hướng rất thuận lợi, hiệu quả. Hiện nay có thể xây dựng thương hiệu cá cảnh đẹp, có nhiều vườn mai hiệu quả rất tốt và đang phát triển đúng hướng…
Theo báo cáo của Sở, nông nghiệp thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa – cây kiểng, bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa… Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 05 tháng ước đạt 4.737 tỷ đồng, tăng 6,1% (cùng kỳ tăng 6,3%).
Chủ tịch UBND TP cũng bày tỏ lo lắng khi thu ngân sách tăng tưởng chậm, chưa phản ánh thực chất. “Vừa qua, góp ý nâng cao năng lực tăng trưởng và cạnh tranh, nhìn lại bấy lâu nay khi mình tiếp cận được EU là rất khó khăn, không đơn giản vì nhiều quy định ngặt nghèo”, ông Nguyễn Thành Phong cho biết.
Video đang HOT
“Nói nâng cao năng lực cạnh tranh, cụ thể là gì, là sản phẩm chứ gì, anh đã gia nhập thị trường thế giới chưa? Tôi chỉ đạo phải làm thương hiệu cho từng sản phẩm của thành phố, vậy mà báo cáo lên với tôi là ‘thương hiệu sản phẩm’. Thương hiệu sản phẩm là cái gì? Thương hiệu sản phẩm gì? Cây gì? Con gì? Mặt hàng gì? Làm thương hiệu mà không phân biệt được thì sao làm?”, ông Phong phê bình.
Theo ông Phong, thành phố có cơ quan, bộ phận tham mưu hết, cần phải chủ động mọi cơ hội, kinh tế tăng tưởng không bền vững thì khó đạt chỉ tiêu đề ra.
Đại diện Cục hải quan TP cho biết, kẹt xe tại cảng Cát Lái là điểm nóng, 6/tuần đều kẹt cứng. Ảnh: Hồ Văn
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Hải quan thành phố cho biết, việc kẹt xe tại cảng Cát Lái vẫn là điểm nóng. “6 ngày/tuần cảng Cát Lái kẹt cứng xe containe vào ra, trong khi các cảng khác thì không có hàng. Cần thương thảo để chia sẻ cho các cảng khác tăng thu, vì nếu không họ ra Cái Mép ngày càng nhiều. Suy cho cùng, họ làm thủ tục ở Cái Mép nhưng vẫn chở hàng về TP.HCM”, vị này nói.
Vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc tàu ra cảng Cái Mép ngày càng nhiều là phù hợp với kế hoạch phối hợp giữa TP.HCM với Bộ GTVT điều phối hàng hóa về Cái Mép – Thị Vải, giảm tải cho TP.HCM. “Suy cho cùng, Cái Mép – Thị Vải là cảng quốc tế, việc tăng công năng khai thác cho cụm cảng này là tốt cho khu vực”, ông Phong nhấn mạnh.
Báo cáo của UBND TP.HCM cho thấy, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 5 tháng đầu năm là 154.317 tỷ đồng, đạt 40,96% dự toán, tăng 4,83% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 105.111 tỷ đồng, đạt 41,03% dự toán, tăng 8,59% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 9.677 tỷ đồng, đạt 76,99% dự toán, tăng 34,22% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 39.500 tỷ đồng, đạt 36,57% dự toán, bằng 91,43% so cùng kỳ.Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện là 19.582 tỷ đồng, đạt 22,54% dự toán, tăng 25,36% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 6.686 tỷ đồng, đạt 18,49% dự toán, tăng 31,46% so cùng kỳ; chi thường xuyên 11.610 tỷ đồng, đạt 31,81% dự toán, tăng 11,8% so cùng kỳ.
Theo Danviet
TP.HCM: Năm 2018, tăng mức phí đậu xe dưới lòng lề đường
Ngoài phí đậu xe dưới lòng lề đường, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, phí bảo vệ môi trường cũng tăng. Thành phố sẽ tăng mức thu thuế suất đối với một số mặt hàng chịu thuế đặc biệt.
Sáng 23.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì hội nghị cán bộ thành phố quán triệt Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Nguyên các lãnh đạo cao cấp đến dự hội nghị. Ảnh: TL
Dự hội nghị có nhiều cán bộ cao cấp Trung ương đã nghỉ hưu, trong đó có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh...
Phát biểu khai mạc, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong những năm qua, sự vượt trội của TP.HCM so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu, các thách thức về giao thông, ngập nước, giáo dục, y tế... và sự không bền vững về dân số gia tăng.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân (ngoài cùng, bên phải) trao đổi với Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Quyết Tâm và Phó Bí thư Tất Thành Cang. Ảnh: Hồ Văn
Nhằm phát huy hơn nữa những lợi thế vốn có của TP.HCM, triển khai các giải pháp đồng bộ để giải quyết thách thức đang gia tăng đối với thành phố, việc triển khai thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có ý nghĩa rất quan trọng, là một giải pháp có tính đột phá về thể chế để thành phố phát triển nhanh, bền vững hơn cùng cả nước, vì cả nước.
Thay mặt UBND TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, nhiều đề án đã và đang được gấp rút triển khai, có đề án làm ngay trong năm 2018, có những đề án cần thời gian và làm xuyên suốt.
Ông Phong cũng cho biết, trong tháng 3 và tháng 6.2018, thành phố sẽ trình nhiều đề án để HĐND thông qua. Đáng chú ý là đề án tăng mức thu hay tỉ lệ lệ phí và tăng thuế suất một vài mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chủ tịch UBND TP.HCM đang trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: Hồ Văn
"Đề án thu phí, lệ phí mới và tăng phí, thuế... có đồng chí quan ngại sẽ tác động đến môi trường đầu tư, công tác quản lý. Tôi xin nói chúng ta làm hết sức cẩn trọng, lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến tác động xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý chứ không nhằm chỉ thu ngân sách, không phải như vậy", ông Phong giãi bày.
Theo ông Phong, trước mắt sẽ trình một đến hai loại phí trong năm 2018. Đã hoàn chỉnh tăng phí môi trường đối với nước thải công nghiệp, phí đậu xe dưới lòng lề đường và đang chuyển sang mặt trận xin ý kiến, sẽ trình trong tháng 3 tới.
Ngoài ra, còn có đề án tăng thu thuế suất đối với một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Trước mắt, trong năm 2018 chỉ chọn một đến hai loại thuế để thực hiện và phải xin ý kiến các cơ quan thẩm quyền, dự kiến trình HĐND trong giữa năm 2018.
Đề án thực hiện sử dụng nguồn thu và ngân sách để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức... cũng sẽ được trình HĐND trong tháng 3.
"Dù thời gian gấp nhưng các đề án phải thực hiện nghiêm túc và đúng quy định, đúng pháp luật. Đề án cơ chế, chính sách đặc thù là động lực giúp thành phố phát triển nhanh, bền vững, phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện hiệu quả, toàn diện, phụ thuộc vào sự chung lòng, chung sức và sự đồng tình của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố", ông Phong kêu gọi.
Theo Danviet
Chủ tịch TP.HCM: Lãnh đạo phường-xã, thị trấn nói phải đi với làm Ông Nguyễn Thành Phong đã khẳng định như vậy tại buổi gặp gỡ 322 chủ tịch phường-xã, thị trấn TP.HCM. Ông Phong còn cho biết, là người đứng đầu kể cả cấp lãnh đạo thành phố lẫn cơ sở "nói phải đi đôi với làm, sát dân, hiểu dân để làm tốt nhiệm vụ của mình". Chiều 22.2, UBND TP.HCM đã tổ chức...