Chủ tịch TP.HCM giải quyết vụ kiện kéo dài 20 năm trong nửa giờ
Chia sẻ nỗi bức xúc của ông Giảng phải khiếu kiện hàng chục năm, ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các bên liên quan giải quyết ngay.
Ngày 11.8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo các sở ngành giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Thanh Giảng (ngụ ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Chỉ vì muốn phân định lối đi chung, ông Giảng phải khiếu nại, kiện ra tòa suốt gần 20 năm nhưng địa phương không thi hành theo bản án.
Theo hồ sơ, năm 1990 ông Giảng nhận chuyển nhượng 250 m2 đất tại địa chỉ cư ngụ. Cùng thời điểm, ông Văn Hữu Tới sử dụng 144 m2 trong diện tích 5.000 m2 do ông nội của ông Tới thuê sử dụng trước năm 1975. Bên cạnh phần đất đó là 150 m2 đất trống chưa ai sử dụng. Sự việc phát sinh tranh chấp giữa các hộ xung quanh.
Năm 1998, UBND TP.HCM công nhận 150 m2 đất trống thuộc diện Nhà nước quản lý. Các bên tiếp tục khiếu nại quyết định hành chính này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chia sẻ với gia đình ông Giảng. Ảnh: Trung Sơn
Từ năm 2005 đến năm 2011, qua nhiều lần khiếu kiện, UBND TP.HCM đã ban hành hai quyết định công nhận phần đất hình chữa L có chiều ngang 2 m, dài 31,8 m làm lối đi chung giữa các hộ.
Tuy nhiên, quyết định sau cùng của chính quyền thành phố lại không nói rõ phần đất này thuộc một phần trong diện tích đất của ông Tới đang sử dụng. Chính điều này đã tạo thuận lợi cho ông Tới xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất đáng lý được dành làm lối đi chung.
Video đang HOT
Ông Tới xây nhà lấn ra phần đất này, thu hẹp lối đi chung còn một mét chiều ngang, gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của gia đình ông Giảng và các hộ bên trong. Không những thế, ông Giảng nhiều lần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhà, đất trên phần đất hợp pháp của mình nhưng không được UBND huyện Bình Chánh giải quyết với lý do “đất đang tranh chấp”.
Bức xúc, ông Giảng khởi kiện. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã công nhận nội dung khởi kiện của ông Giảng, hủy quyết định của UBND TP.HCM trước đó. Tuy nhiên, sau gần 3 năm bản án có hiệu lực UBND huyện Bình Chánh vẫn không thi hành.
“Nguyện vọng của tôi là có một lối đi đàng hoàng. Lỡ tôi có chuyện gì làm sao khiêng quan tài”, ông Giảng nói. Con gái ông cũng bức xúc: “Hiện, lối đi chung rất nhỏ, đi bộ còn khó khăn huống gì đi xe máy”.
Nêu quan điểm về vụ việc, Sở Tài nguyên Môi trường khẳng định yêu cầu của ông Giảng là phù hợp và chính đáng, theo bản án của tòa phúc thẩm. Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Hồng nói “nếu UBND thành phố chỉ đạo, trong vòng 30 ngày huyện sẽ thực hiện”.
Sau khi lắng nghe ông Giảng và các sở ngành trình bày, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong bày tỏ chia sẻ với bức xúc của ông Giảng.
“Việc chậm giải quyết theo bản án là có một phần trách nhiệm của các cơ quan hữu quan…”, ông Phong nói và đề nghị các sở ban ngành phối hợp với UBND huyện Bình Chánh thi hành theo nội dung bản án nêu, xem xét cấp giấy chứng nhận nhà đất cho gia đình ông Giảng.
“Được gặp ông chủ tịch thành phố chưa đến một giờ mà vấn đề hàng chục năm đã được giải quyết, gia đình tôi rất mừng. Tôi mong các cấp chính quyền huyện Bình Chánh hiểu hơn về nỗi khổ của gia đình tôi”, ông Giảng nói.
Theo Trung Sơn (VNE)
Chủ tịch TP.HCM: "Không được cử người đi họp thay, bệnh thì nghỉ"
"Không cử người đi họp thay, đây là phiên họp thành viên Ủy ban, đồng chí nào bệnh thì thôi. Họp thay về đâu triển khai được, mà cũng phải báo cáo lại thủ trưởng cơ quan", Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã lên tiếng chấn chỉnh tại cuộc họp UBND TP.HCM sáng nay (28.7).
Sáng nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo phiên họp về tình hình kinh tế-xã hội 7 tháng đầu năm.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Hồ Văn)
Kết luận và chỉ đạo tại phiên họp, ông Phong lưu ý: "Cải cách hành chính hiện nay cần các cơ quan, ban ngành hết sức lưu ý. Ban Thi đua khen thưởng tăng cường giám sát, đơn vị nào hoàn thành không quá 80% thì cắt thi đua, coi như người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ".
Cũng theo ông Phong, tại một số đơn vị còn tồn tại rất nhiều vấn đề về công tác hành chính. Vì thế phải xem lại công tác quản lý người đứng đầu, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ để xem xét cắt thi đua hay hạ thi đua. Ông còn phê bình tình trạng phối hợp giữa các ngành rất yếu: "Tôi không liệt kê được, nhưng nhiều cơ quan, ban ngành phối hợp yếu, không đồng bộ... Làm như vậy là mất niềm tin với cấp dưới, với người dân".
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Hồ Văn)
Ông Phong cũng phê bình Cục Thống kê khi không tính được chỉ số cụ thể của 9 nhóm ngành dịch vụ: "Các ngành đều có đầy đủ số liệu mà không làm được thì không hoàn thành nhiệm vụ. Đừng lý do gì hết, không thuyết phục được tôi đâu".
Đánh giá về thị trường bán lẻ của TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ đạo Sở Công Thương nên chú ý tổ chức chương trình bán lẻ. "Hiện có khoảng 20 tập đoàn bán lẻ toàn cầu tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam, sức cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó thị trường bán lẻ của thành phố thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu chiến lược dài hạn, công tác dự báo kém, yếu về năng lực tài chính, dịch vụ hậu cần. Theo định hướng, TP.HCM là trung tâm mua sắm của cả khu vực, nhưng phải tính đến việc du khách đến đây thì họ ăn gì, mua gì để họ thích mới lưu trú lại, chứ đến nghỉ lại sáng đi thì thua", ông Phong trăn trở.
Cũng nhắc nhở các thủ trưởng đầu ngành, ông Phong dứt khoát: "Những cuộc họp như hôm nay các đồng chí không cử người đi họp thay, đây là phiên họp của Ủy ban, nếu bệnh thì thôi, không có chuyện họp thay".
Cũng tại phiên họp, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP - cho biết, tình trạng vi phạm về xây dựng tại huyện Bình Chánh đang rất nóng, xây dựng trái phép, lấn đất nông nghiệp để xây dựng tràn lan. "Theo quy hoạch 3.000ha đất nông nghiệp, trồng lúa, nhưng hiện không được sử dụng nên người dân cứ lấn chiếm xây nhà hay các công trình khác", ông Tuyến nói. Trước đó, Sở Xây dựng báo cáo hiện trạng xây dựng trái phép hiện đang nóng ở Củ Chi, Cần Giờ (riêng Bình Chánh vẫn là điểm nóng từ xưa đến nay - NV) vì tình trạng sốt đất.
Sở KH-ĐT báo cáo tình hình KT-XH 7 tháng đầu năm. (Ảnh: Hồ Văn)
Theo báo cáo, 7 tháng đầu năm tổng thu ngân sách ước tính là 201.952 tỷ đồng, đạt 58,05%, tăng 13,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chí ngân sách địa phương 25.590 tỷ đồng, đạt 36,22%, tăng 1,63% so với cùng kỳ.
Thành phố đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống, áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Đặc biệt, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan, cây kiểng, rau an toàn, giống thịt bò, nâng cao chất lượng đàn bò sữa... Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt 6.511 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ (5,9%). Nông nghiệp thành phố tiếp tục tập trung chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả.
Theo Danviet
Đại tướng Ngô Xuân Lịch: "Làm kinh tế là nhiệm vụ chiến lược của quân đội" Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - nhấn mạnh: "Có những vùng khó khăn chỉ có quân đội mới đứng chân làm được. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, doanh nghiệp quân đội không ngừng đổi mới, sáng tạo, chiếm thị trường trong nước, nước ngoài và trở thành đối tác kinh tế uy tín. Có thể...