Chủ tịch TP.HCM: Gia hạn dự án chống ngập 10.000 tỉ đến tháng 11-2023 hoàn thành
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã thông tin đến cử tri về một số dự án lớn trên địa bàn TP đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỉ, mà theo ông Mãi phải đến tháng 11-2023 mới hoàn thành.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với cử tri Gò Vấp – Ảnh: H.V
Chiều 22-11, tại buổi tiếp xúc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri quận Gò Vấp bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các dự án lớn trên địa bàn TP đang bị chậm tiến độ.
Cử tri Nguyễn Đức Sáu (phường 13, Gò Vấp) đề nghị TP thông tin thêm về các dự án lớn đang chậm tiến độ trên địa bàn. Trong đó có dự án vành đai 2 TP.HCM sau 10 năm vẫn chưa thể khép kín, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) cũng chưa thể hoạt động thương mại dù khởi công từ năm 2012.
Ông cũng đặt câu hỏi về tiến độ hoàn thành siêu dự án chống ngập 10.000 tỉ, cũng như việc khắc phục tình trạng đứt cáp ở cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. “Bà con cử tri rất mong muốn sớm có tàu điện metro để đi, nhưng những vấn đề kỹ thuật của gối cầu đường ray mới xuất hiện thời gian gần đây, đến giờ vẫn chưa có kết luận cụ thể. Đến năm 2023, metro số 1 có hoàn thành, và trước loạt vấn đề, có đơn vị nào dám ký bút nghiệm thu hay không?”, ông Sáu nêu.
Trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận, trên địa bàn TP còn nhiều dự án lớn bị kéo dài thời gian thực hiện, khiến vốn bị đội lên. Dù TP muốn hoàn thành sớm nhất dự án, nhưng khi triển khai, nhiều dự án vướng thủ tục pháp lý cùng nhiều vấn đề khác không thể xử lý trong ngắn hạn.
Theo ông Mãi, dự án chống ngập 10.000 tỉ đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc nhưng do một số cửa cống chưa hoàn thiện, khả năng ngăn triều của dự án chưa thể phát huy tác dụng.
Video đang HOT
Mặt khác, dự án còn một số trục trặc về mặt pháp lý, liên quan cả đến TP.HCM và phía nhà thầu. Ngoài ra, tiến độ mua sắm trang thiết bị từ nước ngoài bị gián đoạn vì dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Nhà đầu tư đã cam kết sau khi tái ký hợp đồng sẽ hoàn thiện công trình sau 6 tháng.
Do đó, TP.HCM đã gia hạn dự án chống ngập này đến tháng 11-2023 và giải quyết các thủ tục để bắt đầu thi công lại công trình. “Dù quy mô dự án chống ngập 10.000 tỉ lớn nhưng không thể ngăn hết tất cả cửa sông, do đó để xóa bỏ tình trạng ngập do triều, thành phố cần tiếp tục khảo sát, hình thành thêm một số dự án mới”, ông Mãi nói.
Nói về tuyến metro số 1, người đứng đầu UBND TP.HCM cho hay dự án đã hoàn thành 93% tổng khối lượng công việc. TP đang làm công tác điều chỉnh dự án và giải quyết các vấn đề pháp lý nhằm sớm hoàn thành những phần việc còn lại.
“Để đảm bảo nguồn kinh phí từ ngân sách cho dự án, TP đã làm việc sơ bộ với Bộ Xây dựng để nghiệm thu kỹ thuật, chuẩn bị cho đợt chạy thử trên 10km vào cuối năm 2022″, ông Mãi chia sẻ và cho hay đến tháng 2, tháng 3-2023, metro số 1 sẽ chạy thử toàn tuyến và các dịch vụ tiện ích sẽ được đưa vào các nhà ga để khai thác thương mại trong năm 2023.
Về sự cố tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, ông Mãi cho biết nguyên nhân do bất cẩn của một đơn vị khi thi công công trình kỹ thuật. Qua khảo sát đánh giá, kết cấu, khả năng chịu lực của cầu còn rất tốt, chỉ cần gia cố lại sẽ đảm bảo an toàn. UBND TP.HCM đã chỉ đạo ngành giao thông hoàn thành khắc phục sự cố của cầu trước dịp Tết để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Kiên quyết đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn
Phát biểu kết luận, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, những vấn đề được cử tri nêu về ùn tắc giao thông, ngập úng, mất vệ sinh môi trường, dự án chậm, quy hoạch treo là thách thức, bất cập tồn tại nhiều năm chưa thể giải quyết của TP.HCM và các cấp lãnh đạo thành phố cần quyết tâm tìm hướng khắc phục.
Chủ tịch nước nhìn nhận, hiện nay ở TP.HCM có nhiều công trình thi công còn chậm, dự án nhà ở trên và ven kênh rạch được đưa ra hàng chục năm chưa thành công, các giải pháp chống kẹt xe, giảm ngập nước chưa phát huy rõ hiệu quả.
TP phải chủ động trong công tác quy hoạch nhằm chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, dự án chậm ảnh hưởng đời sống người dân. Các dự án lớn như công trình chống ngập đang thực hiện hay những dự án mới, thành phố phải kiên quyết đẩy nhanh tiến độ, không được để kéo dài.
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo sớm khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).
Nhịp cầu đang được gia cố để đảm bảo an toàn - Ảnh: ĐỨC PHÚ
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải TP, Công an TP và quận Bình Thạnh về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi liên quan đến sự cố cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục sự cố nêu trên theo quy định; báo cáo trong thời gian sớm nhất.
Trong thời gian khắc phục sự cố, lãnh đạo TP giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an TP và UBND quận Bình Thạnh cùng các cơ quan liên quan thực hiện phương án tổ chức giao thông khoa học, hợp lý. Đồng thời, có giải pháp hướng dẫn, điều tiết, phân luồng từ xa, tránh để xảy ra tình trạng ùn tắc, mất an toàn tại khu vực nêu trên.
Trước đó, TP đã có quyết định thành lập tổ điều tra để giám định nguyên nhân sự cố đứt 4 bó cáp ngầm dự ứng lực của cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Căn cứ kết quả điều tra sẽ xác định thiệt hại, trách nhiệm các bên có liên quan và tổ chức khắc phục.
Khu vực chôn cáp dự ứng lực ngầm của nhịp chính - Ảnh: ĐỨC PHÚ
Cáp dự ứng lực ngầm của cầu nhịp chính cầu vượt được chụp lại trong quá trình khoan thăm dò - Ảnh: ĐỨC PHÚ chụp lại
Theo kết quả khảo sát của các đơn vị chức năng tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, tổng độ võng cầu lớn hơn nhiều so với mức cho phép, chuyển vị ngang cũng đã gấp đôi mức cho phép. Độ võng lớn nhất tại nhịp dầm chính cầu vượt theo hướng từ cầu Sài Gòn đi quận 1 lớn hơn độ võng cho phép. Với độ võng nêu trên, chuyển vị ngang tương ứng là 7,2cm, vượt quá mức cho phép là 3,8cm.
Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức cấm xe trong thời gian tìm nguyên nhân. Vị trí nhịp cầu nơi xảy ra sự cố đang được các đơn vị gia cố, sử dụng giàn giáo và căng cáp dự ứng lực tạm giữ hai bệ trụ của nhịp chính... nhằm đảm bảo an toàn.
Các đơn vị liên quan sẽ cùng với tư vấn, đơn vị khảo sát, theo dõi chuyển vị hệ dầm, khung chống sau khi đã chống đỡ nhịp cầu chính và khảo sát, hoàn chỉnh phương án để thẩm định, phê duyệt, thi công khôi phục kết cấu công trình.
Hôm nay 4-10, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cùng tổ công tác điều tra sự cố và các đơn vị liên quan tiếp tục họp để đánh giá và xem xét các phương án khắc phục công trình. Được biết, hiện phương án khắc phục triệt để sự cố đang tiếp tục thảo luận, chưa chốt phương án cuối cùng.
TP.HCM đề xuất giao Sở GTVT tiếp tục quản lý đường bộ đô thị Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu tạm d ừng chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công trình đường bộ trong đô thị (trừ quốc lộ qua đô thị) từ Sở GTVT qua Sở Xây dựng trong thời gian xin ý kiến...